- Không nên nhầm lẫn với các thuốc trừ hàn.
1. Định nghĩa
Là thuốc chữa những chứng bệnh gây ra do sự hoạt động của khí
trong cơ thể bị ngừng trệ. Theo YHCT, khí là vật vô hình, có tác dụng
thúc đẩy mọi hoạt động ở khắp nơi trong cơ thể, nhất là hoạt động
của các tạng phủ, kinh lạc. Khi khí bị ngưng trệ sẽ gây ra một số
chứng bệnh ở bộ máy hô hấp, tiêu hoá, các cơ và thần kinh chức
năng...
2. Tác dụng chữa bệnh
- Về tiêu hoá: có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa chậm tiêu,
đầy hơi, ợ hơi, chống co thắt đường tiêu hoá, như cơn co thắt đại tràng, mót rặn, chữ nôn mửa, chữa táo bón do trương lực cơ giảm, sa dạ dày ở người già, phụ nữ đẻ nhiều lần thành bụng yếu.
- Về hô hấp: chữa khó thở, tức ngực, ho hen, đau dây thần kinh
liên sườn, chữa các cơn đau do co cơ như đau lưng, đau vai gáy,
chuột rút,...
- Một số rối loạn chức phận thần kinh như hysteria, tâm căn
suy nhược.
3. Cách sử dụng thuốc hành khí
Là thuốc chữa triệu chứng nên cần phối hợp với thuốc chữa
nguyên nhân.
- Nếu bệnh ở đường tiêu hoá căn cứ vào tình trạng hư thực, ví
dụ: công năng tạng Tỳ suy giảm gây đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, thì dùng phối hợp các thuốc kiện Tỳ; nếu do nhiễm khuẩn thức ăn gây ra thì dùng phối hợp với các thuốc thanh nhiệt trừ thấp hay các thuốc tiêu thực đạo trệ.
- Nếu có rối loạn chức phận thần kinh do sang chấn tinh thần thì dùng kết hợp với các thuốc bình Can giải uất. Nếu co cứng cơ do lạnh, do thấp... thì kết hợp các vị thuốc giải biểu.
- Không nên dùng thuốc hành khí cho những người mất nước,
phụ nữ có thai.
4. Các vị thuốc
4.1. Hương phụ (củ Gấu): thân rễ phơi hay sấy khô của cây
Hương phụ (Cyperus rotundus) họ Cói (Cyperaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Can, Tỳ, Tâm.
- Tác dụng: chữa các cơn đau co thắt như co thắt đại tràng, cơn đau dạ dày, co cơ, kích thích tiêu hoá, chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều, ứ sữa, sang chấn tinh thần, chữa cảm mạo do lạnh.
- Liều dùng: 6 - 24g/ 24h
4.2. Sa nhân: quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của cây Sa
nhân (Amomum xanthioides wall), họ Gừng (Zingiberaceae).