0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Phế, Vị.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀI 3 PPTX (Trang 33 -35 )

- Tác dụng: chữa chứng đau do khí trệ, gặp lạnh Tỳ Vị bị ảnh

hưởng gây đau bụng; chữa táo bón, bí tiểu tiện; kích thích tiêu hoá nên điều trị chứng Tỳ Vị hư gây ăn kém, đầy bụng, nhạt miệng,

chậm tiêu; chữa nôn mửa do lạnh, chữa ỉa chảy do Tỳ hư, chữa ho, long

đờm do thấp gây ra.

- Liều dùng: 4 - 12g/ 24h

4.6. Nhục đậu khấu: hạt đã phơi hay sấy khô của cây Nhục

đậu khấu (Myristica fragans Houtt), họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae).

- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Tỳ, Vị.

- Tác dụng: chữa tức ngực, khó thở, ho hen, chữa nôn mửa do lạnh,

chữa ngộ độc rượu.

- Liều dùng: 6 - 24g/ 24h

4.7. Mộc hương: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương

(Saussurea lappa Clarke), họ Cúc (Asteraceae).

- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Phế, Tỳ, Can.

- Tác dụng: chữa các chứng đau do khí trệ như đau dạ dày, co

thắt đại tràng do lạnh, đau cơ. có tác dụng sơ can giải uất nên chữa

các trường hợp đau vùng mạng sườn, đau bụng do Can khí uất kết gây ra; chữa ỉa chảy mạn tính, chữa lỵ mạn tính.

- Liều dùng: 6 - 24g/ 24h

4.7. Chỉ thực, Chỉ xác: là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây

chi Citrus (Citrus sp) họ Cam Quýt (Rutaceae). Quả non tự rụng là

chỉ thực, quả chín hái hay tự rụng là Chỉ xác.

- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường.

- Tác dụng: kích thích tiêu hoá, ăn chậm tiêu, lợi niệu chữa phù

thũng do thiếu sinh tố, phù dinh dưỡng, chữa ỉa chảy. - Liều dùng: 6 - 24g/ 24h

4.8. Hậu phác: vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của cây Hậu phác

(Mofficinalis rehd et wills), họ Mộc lan (Magnoliaceae).

- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường.

- Tác dụng: chữa ho hen, khó thở, tức ngực, kích thích tiêu hoá,

nôn mửa, táo bón, chữa các cơn đau do co thắt dạ dày, ruột, đau cơ...

- Liều dùng: 2- 8g/ 24h

4.9. Thị đế (tai quả Hồng): tai quả Hồng của quả Hồng

(Diospyros kaliL fo) họ Thị (Ebenaceae) - Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Vị.

- Tác dụng: chữa nấc, đái ra máu, đầy bụng, chậm tiêu, bí đại tiểu tiện.

- Liều dùng: 4 - 24g/ 24h

4.10. Trầm hương: gỗ của cây Trầm hương (Aquilaria crassua

Pierre) họ Trầm (Thymeleaceae).

- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Tỳ, Vị, Thận.

- Tác dụng: chữa hen xuyễn do Thận hư không nạp được Phế khí, chữa cơn đau do khí trệ như đau mạng sườn, đau thượng vị; chữa ho và long đờm, lợi niệu nhuận tràng, chữa nôn do Tỳ Vị hư hàn.

- Liều dùng: 2 - 4g/ 24h

Thuốc hành huyết (hoạt huyết)

1. Định nghĩa

Thuốc hoạt huyết là thuốc dùng để chữa những bệnh do huyết ứ gây ra. Nguyên nhân huyết ứ thường do viêm nhiễm, sang chấn, do co mạch hoặc giãn mạch… Thuốc hoạt huyết có tác dụng làm lưu

thông huyết.

2. Tác dụng chữa bệnh

- Chữa các cơn đau của tạng phủ hay tại chỗ xung huyết gây

phù nề, chèn ép vào các mạt đoạn thần kinh, gây cảm giác đau như cơn đau dạ dày, thống kinh cơ năng, sang chấn do ngã, cơn đau do sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi mật.

- Chữa sưng, nóng, đỏ do viêm nhiễm và làm tăng tác dụng của thuốc thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm

khớp cấp, đợt cấp của viêm đa khớp dạng thấp tiến triển có sưng,

nóng, đỏ, đau.

- Chữa một số trường hợp chảy máu do xung huyết gây thoát quản như rong kinh, rong huyết, tiểu tiện ra máu do sỏi, viêm bàng

quang, trĩ chảy máu...

- Đưa máu đi các nơi, phát triển tuần hoàn bàng hệ, chữa viêm tắc động mạch, viêm khớp mạn tính... chữa dị ứng nổi ban do giãn mạch gây xung huyết, chữa cao huyết áp do giãn mạch máu ở thận, ngoại biên.

- Điều hoà kinh nguyệt chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh…

3. Cách sử dụng thuốc hoạt huyết

- Phải phối hợp với các thuốc chữa nguyên nhân như thuốc

thanh nhiệt giải độc, thuốc bình Can, thuốc chữa phong thấp, thuốc cầm máu.

- Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc hành huyết, người ta thường cho thêm một số thuốc hành khí theo nguyên tắc: "Khí hành

- Phụ nữ có thai không nên dùng thuốc hoạt huyết mạnh như Tam

lăng, Nga truật, Tô mộc…

4. Các vị thuốc

4.1. ích mẫu: bộ phận trên mặt đất có nhiều lá, có hoa hay mới chín, phơi hay sấy khô của cây ích mẫu (Leonirus heterophylluo chín, phơi hay sấy khô của cây ích mẫu (Leonirus heterophylluo Sweel) họ Hoa môi (Lamiaceae).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀI 3 PPTX (Trang 33 -35 )

×