- Không nên nhầm lẫn với các thuốc trừ hàn.
4. Các vị thuốc
3.6. Đại táo: quả chín phơi hay sấy khô của cây Táo (Zizyphus
sativa Mill) họ Táo (Rhamnaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh Tỳ, Vị.
- Tác dụng: điều hoà tính năng các vị thuốc, làm hoà các vị thuốc có tác dụng mạnh, chữa các cơn đau cấp, đau dạ dày, đau mình mẩy, đau ngực sườn, chữa ỉa chảy, sinh tân chỉ khát do âm hư
tân dịch hao tổn gây họng khô, miệng khô. - Liều dùng: 8 - 12g/ 24h
Thuốc bổ huyết
1. Định nghĩa:
Là thuốc dùng để chữa những chứng bệnh gây ra do huyết hư. Huyết là vật chất nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, huyết thuộc phần âm nên
các vị thuốc bổ huyết đều có tác dụng bổ âm.
2. Tác dụng chữa bệnh:
- Chữa các chứng thiếu máu, mất máu hoặc sau khi mắc bệnh
lâu ngày: sắc mặt xanh vàng, da khô, môi khô, móng tay nhợt,
chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tim hồi hộp, kinh nguyệt không đều, kinh ra ít,...
- Chữa đau khớp, đau dây thần kinh nhất là các trường hợp teo
cơ, cứng khớp (huyết hư không nuôi dưỡng được cân).
- Chữa các trường hợp suy nhược: mất ngủ, ăn kém (huyết hư không nuôi dưỡng được Tâm).
- Chữa các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh, ít kinh, bế kinh), hay xảy thai, vô sinh…
- Chữa nhũn não, co thắt mạch máu não (do huyết hư sinh
phong)
3. Các vị thuốc
3.1.Thục địa: rễ củ đã chế biến theo quy định của cây Địa
hoàng (Sinh địa) (Rehmannia glutinoso (gaertn) Libosch) họ hoa Mõm chó (Serophularicceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, hơi ấm vào kinh Tâm, Can, Thận.
- Tác dụng: chữa di tinh, đái dầm, kinh nguyệt không đều, kinh
ít, nhạt màu, hen suyễn lâu ngày, quáng gà, giảm thị lực.
- Liều dùng: 8 - 16h/ 24h