Lợi nhuận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (Trang 37 - 38)

Có thể nói, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, phân tích tình hình lợi nhuận là điều kiện bắt buộc khi đi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 6: LỢI NHUẬN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN ĐVT:Tiệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 39.872 44.398 50.596 4.526 11,35 6.198 13,96 Tổng chi phí 31.001 33.330 37.154 2.329 7,51 3.824 11,47 Lợi nhuận 8.871 11.068 13.442 2.197 24,77 2.374 21,45

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

Qua bảng trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu năm sau so với năm trước là khá cao (trên 20%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của năm 2007 so với năm 2006 thấp hơn năm 2006 so với năm 2005 tới 3,32%. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động chưa được sử dụng một cách tối ưu, có lúc nguồn vốn dư thừa phải đem trả lại Hội sở để giảm bớt chi phí trả lãi vốn điều hòa. Mặt khác, còn do trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn trong cho vay ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng lên một cách bất ngờ (tới 38,18%). Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Như vậy, có thể nói hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm vẫn đạt được hiệu quả khá cao với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 21%/năm. Bên cạnh đó, chi phí có dấu hiệu tăng nhanh (từ 7,51%/năm lên 11,47%/năm).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w