Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
Phát triển hệ thống chi nhánh ở các huyện nhà (huyện có tiềm năng) vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Chi nhánh tỉnh.
Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho NH, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Quy định, điều chỉnh lãi suất phù hợp để cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay, Ngân hàng nên mở rộng đối tượng khách hàng. Hoàn thiện trình độ cũng như áp dụng những trình độ kỹ thuật tiên tiến để giao dịch với khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2005). “Quản trị ngân hàng
thương mại”.
2. Sinh viên Phạm Thanh Trúc, (2007). Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp.
3. Sinh viên Trần Trung Hiếu, (2007). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cái Khế. Luận văn tốt nghiệp.
4. Thông tin Ngân hàng Công Thương Việt Nam, số 1 +2/2008. 5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
6. Báo Sài Gòn Giải Phóng, Đầu tư tài chính, số ngày 24/03/2008. 7. Trang web: www.Vietinbank.com.vn