Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Châu (Trang 29 - 32)

công ty bánh kẹo Hải Châu

3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Châu

3.1.1 Các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2002

Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2001, mà công ty đã phấn đấu thực hiện được và để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện tại và những năm tới với mục tiêu tăng trưởng bình quân trên 10% theo Nghị quyết của Đảng uỷ công ty bằng các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Về giá trị tổng sản lượng trên 150 tỷ đồng, bằng 112% so với năm 2001 - Doanh thu (không thuế) trên 170 tỷ, bằng 114% so với năm 2001

- Tổng sản phẩm bánh kẹo, bột canh các loại trên 17.300 tấn, trong đó bánh các loại là 7.200 tấn bằng 112% so với năm 2001; kẹo các loại trên 1.600 bằng 114% so với năm 2001; bột canh 8.500 tấn bằng 104% so với năm 2001.

Thu nhập bình quân đầu người trên 1.200.000đ/ng/tháng.

3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh năm 2002- 2003 và kế hoạchđến 2005 đến 2005

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, khai thác tiềm năng dây chuyền sản xuất Sôcôla - Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của 2 dây chuyền (kẹo cứng và kẹo mềm) tạo ra các sản phẩm mới, cải tiến cơ giới hóa một số khâu trong dây chuyền kẹo và đóng gói, bổ sung thêm nhiều khuôn kẹo để đổi mới hình thức viên kẹo.

- Triển khai hoàn thành dự án khả thi đầu tư mới dây chuyền bánh mềm cao cấp vừa được phê duyệt (dự án bánh Cracker năm 2002).

- Giải pháp đầu tư chiều sâu, nâng công suất chất lượng dây chuyền bánh qui Hương Thảo, nâng cấp mặt bằng sản xuất phân xưởng bánh I và thêm thiết bị sản

- Đầu tư thêm một dây chuyền bánh mini (khác chủng loại) cho phân xưởng bánh III và hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất bánh lương khô, cùng với việc bổ sung thiết bị đóng gói sản phẩm cho phân xưởng bánh III

- Cơ giới hoá cải tiến một phần khâu rang muối, khâu trộn của phân xưởng bột canh nhằm giảm nhẹ sức lao động và cải thiện môi trường vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, triển khai kế hoạch thành lập phòng nghiên cứu thị trường riêng để công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu

Trong quá trình hoạt động Công ty bánh kẹo Hải Châu đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Ngoài hệ thống phân phối khá hoàn thiện, Công ty vẫn phải tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống phân phối trên toàn quốc. Về giá cả, Công ty có giá sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhờ giảm giá thành sản phẩm và giảm chi phí thương mại, đặc biệt trong tháng 6 vừa qua, Công ty có chính sách giảm giá hàng loạt đối với tất cả các sản phẩm. Đây cũng là một trong những chính sách để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty có thể xem xét các giải pháp sau nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay.

3.2.1 Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường

Ngày nay, trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển thì trước khi chế tạo ra một sản phẩm mới hay thâm nhập vào một môi trường kinh doanh mới, người sản xuất phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để xác định xem:

- Thực tế thị trường có tồn tại nhu cầu về sản phẩm đó hay không? - Nghiên cứu có đúng đắn không?

- Quy mô của khu vực có thể coi là thị trường như thế nào?

Công ty bánh kẹo Hải Châu đã có những quan tâm nhất định đến vấn đề này song chưa đạt hiệu quả cao. Trong khi lập chiến lược kinh doanh cho những năm

tới, Công ty cần xác định chính xác thị trường trọng điểm và xây dựng Marketing hỗn hợp cho thị trường đó. Trên cơ sở thị trường hiện có, Công ty tiến hành nghiên cứu kỹ về thị trường đó để xác định xem khu vực thị trường nào cần đầu tư phát triển.

- Khu vực thị trường như Hà Nội khối lượng tiêu thụ tương đối lớn, nhưng sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu người thu nhập thấp và trung bình. Công ty đã có những sản phẩm cao cấp để phục vụ người tiêu dùng có thu nhập cao nhưng lượng tiêu thụ không lớn do chưa thích ứng được với nhu cầu. Tiến tới, Công ty nên tiến hành nghiên cứu đưa ra sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng tiềm năng này.

- Khu vực các tỉnh phía Bắc tiêu thụ của Công ty tương đối đồng đều các sản phẩm. Miền Trung là thị trường tiềm năng của Công ty. Thị trường miền Nam đang trong giai đoạn xâm nhập , vì vậy đòi hỏi công ty phải nghiên cứu tích cực hơn nữa, nghiên cứu tập tính thói quen của khách hàng trên thị trường này để đưa ra những sản phẩm thích hợp ,ví dụ đối với những sản phẩm bình dân có thể nghiên cứu để giới thiệu vào vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, còn đối với các sản phẩm bánh kẹo cao cấp thì nên giới thiệu sản phẩm tại Sài Gòn. Sức mua của các thị trường này rất lớn, sản phẩm của Công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, do đó Công ty nên tiến hành nghiên cứu các chiến lược Marketing hỗn hợp với 4 tham số chính là sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến phù hợp với đặc điểm của từng khu vực thị trường.

Để thực hiện thành công những mục tiêu đó, Công ty nên thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường thuộc phòng Thị trường. Hiện tại, công tác nghiên cứu thị trường do phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm. Phòng KHVT thực hiện nhiều chức năng khác nhau như lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, đảm bảo vật tư cho sản xuất… nên hiệu quả nghiên cứu thị trường không cao, thông tin thu thập kém chính xác. Thành lập phòng thị trường hay phòng Marketing sẽ tạo thuận lợi cho công tác lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ trong những năm sau. Phòng này có nhiệm

vụ thu thập, xử lý thông tin có liên quan đến hoạt động tiêu thụ, dự báo nhu cầu và xu hướng tiêu dùng trên thị trường. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, ban lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định đúng, phù hợp với điều kiện thực tế.

Ngoài ra, Công ty cũng cần sự đầu tư thích đáng cho cán bộ nghiên cứu thị trường, tuyển dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn, năng động và nhiệt tình. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ đi khảo sát, điều tra thị trường, thu thập thông tin từ phía các đại lý, người tiêu dùng và cả các khách hàng tiềm năng của Công ty.

Hình thức thu thập thông tin thông qua các phiếu điều tra cũng được thực hiện nhưng mới chỉ gửi cho các đại lý cấp 1 của Công ty và như vậy chưa có những thông tin từ người tiêu dùng cuối cùng. Công ty có thể điều tra người tiêu dùng về mức độ am hiểu về Công ty, sản phẩm của Công ty, đối tượng có thể là học sinh, sinh viên.

3.2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm

Sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hay không tuỳ thuộc vào sức sống của sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được khi nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, lôi cuốn sự tò mò của khách hàng, từ đó thúc đẩy họ đến quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng, cải tiến tính năng của sản phẩm, chế tạo ra sản phẩm mới là vấn đề quan trọng.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Châu (Trang 29 - 32)