Thách thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình giới hiệp hội doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Trang 59 - 60)

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp hội sẽ chịu nhiều hơn về sức ép cạnh tranh giữa các Hiệp hội với nhau.

Cùng với môi trường cạnh tranh ngành giữa các doanh nghiệp ngày càng khắc nghiệt thì việc cạnh tranh giữa các Hiệp hội cũng không kém phần gay gắt. Trên thực tiễn, Hiệp hội nào có khả năng phát huy được tối đa các chức nang của mình và có chế độ duy trì hội viên hợp lý sẽ tồn tại. Mặt khác, Hội nhập kinh tế sẽ

dần xóa bỏ vai trò bao cấp của Nhà nước với một số Hội, Hiệp hội có cơ quan chủ quản là các doanh nghiệp nhà nước, các Hiệp hội đó cần phải có phương hướng hoạt động thích hợp, đổi mới tư duy sao cho phù hợp với thời buổi hội nhập.

Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, việc bố trí là duy trì được đội ngũ cán bộ và lãnh đạo có chuyên môn, có năng lực lãnh đạo hội là rất khó khăn. Đây là thách thức hết sức to lớn. Hiệp hội chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn.

Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ngoài ra, để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng ta cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ thông thạo qui định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập, ta đã từng bước xây dựng được đội ngũ này, nhưng vẫn còn thiếu.

3.2 Định hướng hoạt động của các Hiệp hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình giới hiệp hội doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Trang 59 - 60)