Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình giới hiệp hội doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Trang 63 - 66)

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.1.Giải pháp về phía nhà nước

Đối với nhà nước việc tạo sự đột phá trong cải cách hành chính, thủ tục xin gia nhập Hội là một vấn đề cần thiết. Nhưng trong thực tế, các thủ tục thành lập hội còn quá rườm già. Trong những năm qua, thủ tục hành chính trong việc thành lập

Hội dường như chưa có sự thay đổi cơ bản nào, thậm chí sự trì trệ ngày càng gia tăng, có những hội sinh hoạt được vài năm rồi mà vẫn chưa được thông qua thủ tục thành lập hội. Vì vậy, cần tập trung rà soát lại toàn bộ các thủ tục hành chính, xác định rõ những bất hợp lý để xây dựng quy trình xử lý một cách khoa học nhất, đơn giản nhất và thuận tiện nhất cho việc thành lập hội. Nhà nước cần công khai hóa các quy trình và có hướng dẫn cụ thể cho các Hội thực hiện quy trình đã định.Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm đi đôi với nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, rèn luyện tính chuyên nghiệp cho đội ngũ công chức nhà nước và kiên quyết xử lý nghiêm khác những công chức nhà nước có thái độ hành xử không đúng mực với cán bộ Hội khi làm thủ tục. Ngoài ra, việc nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống bộ máy quản lý nhà nước các cấp trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có nền hành chính văn minh, hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kinh tế đối ngoại phù hợp với pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế, tham gia vào các công ước có liên quan đến thương mại quốc tế. Trong những năm đầu của thế kỷ này, việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ngoại thương cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý sau:

+ Quy chế về mở cửa hàng, lập chi nhánh công ty ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài nước.

+ Quy chế về đại lý bán hàng của nước ngoài tại Việt Nam.

+ Quy chế về hình thức kinh doanh tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập và hình thức kinh doanh chuyển khẩu.

+ Quy chế về quá cảnh hàng hoá.

+ Quy chế uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

+ Quy chế về giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu.

+ Những quy chế về đầu tư để hỗ trợ thêm cho luật đầu tư.

+ Các loại quy chế, thể lệ điều chỉnh hoạt động ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

+ Rà soát lại Luật Hải quan và các văn bản quy định dưới luật vì một số điều khoản của luật này còn cản trở các hoạt động ngoại thương, chưa khuyến khích xuất, nhập khẩu.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa hội hơn nữa trong việc hoạch định chính sách, cơ chế và xây dựng các văn bản pháp luật .

Một trong những vấn đề khá nổi cộm hiện nay là thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các hội trong việc ban hành các văn bản về chính sách, cơ chế và pháp lý có liên quan. Sự đơn phương và riêng rẽ của một số Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản pháp lý cũng như quyết định điều hành nền vĩ mô sản xuất - kinh doanh của các ngành có liên quan đến định hướng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu kết hợp với thay thế nhập khẩu đã một mặt chỉ tính đến lợi ích toàn cục của nền kinh tế. Mặt khác, làm giảm hiệu lực điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, giảm hiệu quả của chính các văn bản pháp lý đó. Vì thế, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc ban hành các văn bản pháp lý, chính sách và các quyết định quản lý, điều hành vĩ mô các hoạt động kinh tế… được coi là một điều kiện, biện pháp vĩ mô để tiếp tục hoàn chỉnh các công cụ chính sách phát triển kinh tế.

Phát huy có hiệu quả vai trò kinh tế của Nhà nước thích ứng với yêu cầu của hội nhập, Nhà nước cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Trong mối quan hệ này, trước hết Nhà nước phải thúc đẩy thị trường phát triển theo đúng quy luật vốn có. Nhà nước phải thực sự là “người bảo vệ” cho các doanh nghiệp hoạt động chỉ đạo gián tiếp thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp.

Ngoài ra., nhà nước cần có chiến lược đào tạo nhân lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp nước ta hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phần lớn được quản lý, điều hành bởi các nhà doanh nghiệp. Do chủ trương trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và do các doanh nghiệp dân doanh mới thành lập hầu hết do những người trong độ tuổi 30 - 40 quản lý. Sức cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, hiệu quả này lại phụ thuộc vào năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Cho nên chăm lo xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp nước ta chính là chăm lo cho sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện cho sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, ở nơi đó xuất hiện nhiều nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc và kinh tế địa phương đó phát triển. Ngược lại, có những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng do thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo địa phương, đội ngũ doanh nhân thường yếu, vắng bóng các nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt và kinh tế địa phương cũng phát triển chậm.

Việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành về tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp phải được đưa lên là một vấn đề tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển ổn định của lực lượng doanh nhân và của cả nền kinh tế nước ta. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần có chủ trương và sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng.

Khi đội ngũ doanh nghiệp phát triển, có đầy đủ kiến thức kỹ năng về quản lý, kỹ thuật và sẵn sàng hội nhập thì việc phát triển các hội viên của Hiệp hội mới dễ dàng. Bên cạnh đó, việc thu phí hội viên sẽ tiến hành trên cơ sở tự nguyên hơn vừa tạo lợi ích cho hội viên vừa đem lại nhiều chương trình hoat động cho các Hiệp hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình giới hiệp hội doanh nghiệp việt nam trong điều kiện hiện nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (Trang 63 - 66)