Thứ nhất, mỗi doanh nghiệp cần chọn cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong điều kiện mới Hiện nay, Chính phủ đã công khai các ngành, các lĩnh vực ưu tiên phát triển, công khai lộ trình hội nhập, nhất là lộ trình thuế. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm chắc chắc các nội dung đó để có định hướng, chiến lược phát triển, tự xác định những lợi thế và thách thức đối với chính mình. Xây dựng chiến lược kinh doanh cũng có nghĩa là xác định cho doanh nghiệp hướng đi đúng đắn cho dài hạn, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với sở thích người tiêu dùng, theo tập quán từng vùng, từng
dân tộc từng quốc gia. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, mỗi doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết gắn bó với Hiệp hội. Doanh nghiệp cần chủ động hoàn thiện hệ thống thông tin, áp dụng các công cụ hiện đại để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực thông tin cho việc ra quyết định quản lý. Trong thời đại hiện nay, ngoài nguồn lực truyền thống là nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin chính là nguồn lực thứ tư không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Để thúc đẩy kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, về hệ thống phân phối, giá cả hiện hành, tình hình và viễn cảnh thị trường. Để có được hệ thống thông tin trên, mỗi doanh nghiệp cần phải:
- Xây dựng các kênh thích hợp nhằm thu được thông tin chính xác, kịp thời. - Liên kết với bạn hàng truyền thống để họ có thể giúp đỡ về thông tin. Xây
dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thong tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị thông qua việc hòa mạng với hệ thống thông tin đã có nhằm thu thập thông tin ở thị trường thế giới.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với Hiệp hội, thông tin sẽ đến nhanh chóng, kịp thời, bớt tốn kém.
Thứ ba, là tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, xây dựng một đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của một “thị trường toàn cầu”. Để có thể đứng vững trước sóng gió cạnh tranh, con tàu doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi. Vì vậy, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần:
- Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có, phát hiện người có năng lực, bố trị họ vào những công việc phù hợp với
ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường, đồng thời bổ xung những cán bộ, lao động đủ tieue chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vị phạm pháp luật và đạo đức.
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ lao động theo từng ngành nghề, từng loại công việc và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù Việt Nam.
- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách đầu tư cho đào tạo, bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động, xây dựng chế độ thù lao theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ thương mại quốc tế.
Thứ tư, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao kiến thức và tư duy hiện đại cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp. Nước ta đã có những chính sách cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học, văn hoá, nghệ thuật, thể thao,... Nhưng chúng ta lại chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng các tài năng kinh doanh. Công tác đào tạo tại các trường Đại học cũng chưa sát với yêu cầu thực tế, cho nên sinh viên khi ra trường thường phải tự học và đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu của thực tế kinh doanh.
Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà doanh nghiệp trẻ nước ta, Nhà nước cần nghiên cứu và sớm ban hành chính sách và kế hoạch quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nghiệp trẻ. Đặc biệt cần có chính sách, kế hoạch cụ thể về các vấn đề:
- Tái đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho các nhà doanh nghiệp trẻ
- Qui hoạch đào tạo, hiện đại hoá chương trình và nội dung đào tạo tại các trường Đại học, đặc biệt là các chuyên ngành kinh tế, đảm bảo số lượng và chất lượng sinh viên ra trường phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Sự hình thành và phát triển hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam là một kết quả tất yếu của quá trình đổi mới, phát triển kinh tế ở nước ta. Giới doanh nghiệp Việt Nam đang lớn mạnh nhanh chóng về số lượng và chất lượng, đang là lực lượng chủ lực điều hành các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, là lực lượng quan trọng trong điều hành các doanh nghiệp quốc doanh và sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, với tiềm năng, ưu thế về trình độ, tri thức khoa học và tuổi trẻ, giới doanh nghiệpđóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.
Sự ra đời của Hội doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức tập hợp, liên kết, định hướng phát triển và đại diện cho giới doanh nghiệp nước ta thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến công tác xây dựng, phát triển đội ngũ các nhà doanh nghiệpViệt Nam. Với những nét đặc trưng tính năng động, sáng tạo, tính xung kích, tính tình nguyện xã hội, các Hiệp hội đang là một cầu nối tích cực giúp các doanh nghiệp phát triển cho nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử hình thành, Hiệp hội doanh nghiệp nước ta cũng mang trong mình những tồn tại và hạn chế về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác phát triển. Hoạt động của Hội các nhà doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy các thế mạnh của đội ngũ doanh nhân , hạn chế và từng bước khắc phục các tồn tại, góp phần định hướng phát triển đúng đắn cho lực lượng doanh nghiệp nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 8/1998.
2- Cẩm nang Doanh nghiệp Việt Nam, Uỷ ban lâm thời Hội DNT Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên, 1997.
3- Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trên đường kiến quốc (Sách tư liệu do Báo Thanh Niên xuất bản, 8/1998).
4- Đề tài KTN 93-06 "Sự hình thành và phát triển các nhà DNT ngoài quốc doanh ở Việt Nam", PTS. Dương Xuân Triệu, 1995.
5- Đề tài KTN 98-05 "Đoàn kết, tập hợp thanh niên thông qua mô hình Hội doanh nghiệp trẻ", Phạm Tấn Công, 1998.
6- Hồ Chí Minh - Về giáo dục thanh niên, Nhà xuất bản Thanh niên, 1980.
7- Kỷ yếu Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ III, Nhà xuất bản thanh niên, tháng 2/1996.
8- Kỷ yếu Đại hội đại biểu Hội các nhà DNT Việt Nam lần thứ I, Nhà xuất bản thanh niên, tháng 12/2002.
9- Luật Doanh nghiệp, Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999. 10- Tham luận của Hội đồng DNT Việt Nam tại Toạ đàm chuyên đề mô hình Hội,
CLB DNT ngày 11/9/1999.
11- Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, Nhà xuất bản Thanh niên, 1997.
12- Tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Thanh niên, 1997.
14- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. 15- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
16- Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ VIII, Nhà xuất bản Thanh niên, 2003.
17- Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ IV khoá VIII, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1998.
18- Trang Web Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam www.dntvn.org.vn
19- Điều lệ Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
20- Hiệp hội doanh nghiệp trước thềm thế kỷ 21 – Sách biên dịch do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam phát hành.
21- Trang Web Hiệp hội nhựa Việt Nam www.vpas.vn
22- Cổng thông tin phát triển Việt Nam www.vietnamgateway.org
23- Kỳ yếu Đại hội Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam lần thứ 2. 24- Kỳ yếu Đại hội Hiệp Hội phần mềm Việt Nam lần thứ 2. 25- Luật Doanh nghiệp – 2005.
26- Báo cáo nhu cầu hội viên của Công ty tư vấn MCG. 27- Luật về Hội – 2006
28- Trang Web của Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn
29- Trang Web của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
www.vcci.com.vn
30- Trang Web www.saovangdatviet.org.vn
31- Trang Web Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội www.hanoiba.org.vn
32- Trang Web Hiệp hội phần mềm Việt Nam www.vinasa.org.vn
34- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Sách tham khảo – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2003.
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 150 NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM.
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu mã số KTN 98-05 tháng 6/1999. Nhóm khảo sát đã tiến hành điều tra xã hội học 150 nhà doanh nghiệp trẻ (DNT) thuộc 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lạng Sơn, Nam Định, Thanh Hoá, Hải Phòng, tp. Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Long An trên các vấn đề:
1. Tình hình phát triển và những khó khăn, thuận lợi của các DNT hiện nay ? 2. Tiềm năng, nhu cầu, xu hướng, vai trò của các DNT ?
3. Sự cần thiết thành lập Hội, CLB DNT đối với các DNT ra sao ? 4. Nội dung phương thức hoạt động nên theo hướng nào ?
5. Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam đối với Hội DNT ? 6. Tổ chức Đoàn và Hội LHTN Việt Nam cần phải làm gì ?
7. Vai trò của giới DNT đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cuối cùng là những kiến nghị của họ đối với Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam.
* Kết quả đã được các nhà DNT có ý kiến như sau:
1/ Với câu hỏi: Theo đánh giá chủ quan thì tình hình phát triển của doanh nghiệp quý vị hiện nay như thế nào? Trả lời câu hỏi có:
- 34 doanh nghiệp trả lời đang phát triển tốt = 22,67% - 63 doanh nghiệp trả lời phát triển bình thường = 42 % - 53 doanh nghiệp trả lời gặp nhiều khó khăn = 35,33%
Điều này chứng tỏ các DNT phát triển bình thường và tốt chiếm tới 64,67% như thế nhìn chung là tốt.
Trong các DNT gặp khó khăn có tới 50,94% là các doanh ngiệp kinh doanh dịch vụ thương mại, điều này cũng nói lên ảnh hưởng của sự biến động tài chính các nước có tác động đến nước ta mà trực tiếp là các DNT trong kinh doanh dịch vụ thương mại.
Trong khó khăn thì lớn nhất là khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ, chiếm tới 63,33% số doanh nghiệp, tiếp đó là khó khăn về hệ thống pháp lý chưa thông thoáng, có tới 34,67% doanh nghiệp băn khoăn về vấn đề này.
Đứng thứ ba là khó khăn về cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, chiếm 21,33% và khó khăn cuối cùng là Luật Lao động chưa phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh hiện nay 19,33%.
- Vốn và thị trường tiêu thụ: 63,33% - Hệ thống pháp luật chưa đáp ứng: 34,67% - Sự cản trở về cơ chế quản lý: 21,33% - Luật Lao động chưa phù hợp: 19,33%
Tuy vậy, các DNT cũng cho rằng có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các doanh nghiệp hiện nay đó là:
- Chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước: 61,33% - Nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp: 61,33% - Môi trường pháp lý thuận lợi: 38,67%
Điều này cho thấy đường lối, chính sách về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta ngày càng đúng đắn, nhất là môi trường pháp lý ngày càng được cải thiện, nếu tới đây Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, nghị quyết lần thứ IV của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được thực hiện triệt để thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữa cho các nhà doanh nghiệp nói chung và DNT nói riêng có điều kiện phát triển hơn nữa.
2/ Về tiềm năng và nhu cầu phát triển của các DNT đã cho biết:
- Thị trường trong nước là tiềm năng lớn nhất 86,67% các nhà DNT được hỏi cho là như vậy.
- Tiềm năng thứ hai là nguồn lao động dồi dào 63,33%.
- Nguồn nguyên liệu đa dạng cần được khai thác 50%. Tiềm năng thị trường nước ngoài chỉ có 34,67% các DNT dám nghĩ tới, điều này chứng tỏ doanh nghiệp nào thật mạnh mới dám vươn ra thị trường nước ngoài. Riêng việc huy động vốn đầu tư của nước ngoài tuy chỉ có 23,33% cho rằng đây là tiềm năng vì các doanh nghiệp cho rằng việc huy động vốn vẫn là khó khăn nhất.
3/Về nhu cầu với câu hỏi "nhu cầu cấp bách hiện nay của quý vị là gì ?":
Đã có 59,33% cho rằng có thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhu cầu cao nhất. Tiếp đến là các nhu cầu vốn, công nghệ mới, môi trường kinh doanh đều 58%. Cuối cùng là nhà nước cần có chính sách bảo hộ hàng nội địa 48%.
Như vậy, về nhu cầu của các doanh nghiệp khá tập trung và họ thấy rằng muốn tồn tại và phát triển được phải đầu tư chiều sâu (76,67%), phải đáp ứng khoa học - công nghệ cao, phải vươn ra thị trường quốc tế (56%) đó là xu hướng tất yếu mà các DNT đều nhận thức được.
4/ Về vai trò của các DNT trong tương lai:
- Có tới 82,67% các DNT cho rằng họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.
- Có 56% cho rằng họ phải xung kích trong các công nghệ mũi nhọn. - Có thế lực đáng kể trong giới doanh nghiệp khu vực (48%).
- Vai trò của họ được khẳng định trên thị trường quốc tế (46%).
5/ Về mô hình Hội, CLB DNT: có tới 90% các DNT cho là cần thiết. Chỉ có 10% các nhà DNT được hỏi cho rằng có cũng được không có cũng được, không có ai cho rằng không cần thiết. Điều này có thể khẳng định việc thành lập Hội, CLB DNT là đáp ứng nguyện vọng của các nhà