. Tam tiêu du
90. Trung xung
− Tỉnh mộc huyệt của Tâm bào.
− Vị trí: huyệt ở giữa đầu ngón giữa, chỗ cao nhất của đầu ngón tay, cách móng tay độ 0,2 thốn.
− Tác dụng: điều trị lòng bàn tay nóng, cứng l−ỡi, đau vùng tim, tâm phiền,
trúng phong, bất tỉnh, hôn mê, sốt không ra mồ hôi. J. KINH TAM TIêU
91. Quan xung
− Tỉnh kim huyệt của Tam tiêu.
− Vị trí: huyệt ở trên đ−ờng tiếp giáp giữa da gan và l−ng bàn tay của bờ trong ngón nhẫn, ngang gốc móng tay, cách góc móng tay 0,2 thốn.
− Tác dụng: sơ khí hỏa kinh lạc, giải uất nhiệt ở tam tiêu; dùng để điều trị đau tay, đau bụng, nứt l−ỡi, đau nặng đầu, phiền táo, sốt không ra mồ hôi.
92. Dịch môn
− Huỳnh thủy huyệt của Tam tiêu.
− Vị trí: huyệt nằm ở khe ngón tay 4 - 5, nơi tiếp giáp giữa da gan và l−ng bàn tay (ngang chỗ tiếp nối giữa thân và đầu gần x−ơng đốt 1 ngón tay).
− Tác dụng: điều trị đau bàn tay, đau cánh tay, s−ng đau họng, điếc, đau mắt,
sốt rét.
93. Trung chữ
− Du mộc huyệt của Tam tiêu. Huyệt còn có tên là hạ đô.
− Vị trí: trên l−ng bàn tay, giữa x−ơng bàn ngón 4 -5, ngang với nơi tiếp giáp của đầu gần và thân x−ơng bàn ngón 4.
− Tác dụng:sơ khí cơ của thiếu d−ơng, giải tà nhiệt ở Tam tiêu, lợi nhĩ khiếu;
dùng điều trị ngón tay co duỗi khó khăn, đau cánh tay, s−ng họng, ù điếc tai, mắt mờ, đau đầu, sốt.
94. D−ơng trì
− Nguyên huyệt của Tam tiêu. Huyệt còn có tên là biệt d−ơng.
− Vị trí: mặt ngoài tay, lõm giữa 2 gân co duỗi chung các ngón tay và duỗi riêng ngón út.
− Tác dụng: th− cân, thông lạc giải nhiệt, giải tà ở bán biểu bán lý; dùng để điều trị đau tại chỗ, đau vai, đau tai, điếc tai, đau họng, sốt rét, tiêu khát.