. Tam tiêu du
77. Dũng tuyền
− Tỉnh mộc huyệt của Thận. Huyệt còn có tên địa xung, quệ tâm, quyết tâm, địa cù.
− Vị trí: lấy ở điểm nối 2/5 tr−ớc với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân 2 và giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
− Tác dụng:thanh thận nhiệt, giáng âm hỏa, định thần chí, khai khiếu định thần, giải quyết nghịch; dùng để điều trị nóng hay lạnh gan bàn chân, đau mặt trong đùi, thoát vị, cấp cứu chết đuối, hôn mê, váng đầu hoa mắt.
78. Nhiên cốc
− Huỳnh hỏa huyệt của Thận. Huyệt còn có tên là long uyên, long tuyện, nhiên cốt.
− Vị trí: huyệt ở sát giữa bờ d−ới x−ơng thuyền và ở trên đ−ờng tiếp giáp da gan và l−ng bàn chân.
− Tác dụng: thối thận nhiệt, sơ quyết khí, lý hạ tiêu; dùng để điều trị đau s−ng khớp bàn chân, đái đục, di tinh, liệt d−ơng, kinh nguyệt không đều,
ngứa âm hộ, trẻ em kinh phong, cấm khẩu, ho ra máu, sốt rét, tiêu khát,
tự ra mồ hôi, đạo hãn, ù tai, điếc tai.
79. Thái khê
− Nguyên huyệt, du thổ huyệt của Thận. Huyệt còn có tên là lữ tế.
− Vị trí: điểm giữa đ−ờng nối từ gân cơ Achille đến mỏm cao mắt cá trong.
− Tác dụng: t− thận âm, thanh nhiệt, mạnh l−ng gối, thối h− nhiệt, tráng nguyên d−ơng, lý bào cung; dùng để điều trị đau cổ chân, kinh nguyệt không đều, liệt d−ơng, tay chân lạnh do trúng hàn, đau răng, đau s−ng vú,
đau vùng tim.
80. Đại chung
− Lạc huyệt của Thận.
− Vị trí: hõm chỗ gân cơ Achille bám vào x−ơng gót chân, mặt trong chân.
− Tác dụng: điều thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần; dùng để điều trị đau cổ chân, tiểu ít, kinh nguyệt không đều, suyễn, ho hen, táo bón.