ĐỊNH NGHĨA

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 2 pps (Trang 32 - 36)

Có nhiều cách định nghĩa:

1. B o phì được định nghĩa bằng sự quá tải lượng mỡ cơ thể, đặc biệt liên quan đến chuyển hóa năng lượng, kéo theo hậu quả xấu cho sức khỏe.

2. Hoặc gọi là b o phì khi tăng trên 25% trọng lượng cơ thể và được đánh giá dựa vào kích thước và giới.

3. Đại đa số dùng công thức BMI để đánh giá mức độ béo phì. BMI từ 20-25 kg/m2 được xem là tốt, quá tải trọng lượng khi BMI > 27 kg/m2 và theo phân loại hiện nay, được quốc tế chấp nhận, b o phì được định nghĩa bằng BMI (30 kg/m2). Từ giá trị này, người ta xem như là sự tích mỡ quá nhiều, bởi vì nó kéo theo một sự gia tăng có { nghĩa về bệnh suất và tử suất.

II. TẦN SUẤT

B o phì càng ngày càng gia tăng nhất là ở các nước phát triển kinh tế trên thế giới; đặc biệt trong 10 năm lại đây, lứa tuổi gặp cao nhất là > 30 tuổi. Tần suất béo phì phụ thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán. Tần suất b o phì thay đổi tuz theo tuổi, giới tính và địa dư, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội:

- Tuổi: 2% lúc 6-7 tuổi, 7% tuổi dậy thì, và cao nhất ở tuổi 50 (Âu Mỹ). - Giới: nữ gặp nhiều hơn nam (25% so 18%).

- Địa dư, chủng tộc: miền Đông nước Pháp là 33%, miền Tây 17%. Tại Nam Phi béo phì gặp ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn các tỉnh phía Bắc. Trong thập kỷ qua, tỉ lệ béo phì của toàn nước Mỹ từ 25-33%, tăng 1/3. Phụ nữ da đen tuổi từ 45-55 tuổi có tỉ lệ béo phì gấp 2 lần so nữ da trắng cùng tuổi.

Ở châu Âu, gần đây khoảng chừng 15 nghiên cứu dịch tễ về sự quá tải trong lượng ở 17 nước của châu Âu. Sự sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau tuz theo nghiên cứu (BMI, hoặc công thức Lorentz, hoặc công thức Broca).

- Điều kiện kinh tế xã hội có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, phong cách sống:

+ Ở Trung Quốc, số trẻ em b o phì tăng cao trong những năm gần đây, do được nuông chiều, ăn uống quá mức, từ khi có chủ trương mỗi gia đình chỉ có một con;

+ Ở Singapore, trẻ em béo phì tại các trường tiểu học gia tăng một cách đáng kể.

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh, do mức sống ngày càng cao, nên số béo phì trẻ em cũng như người lớn gia tăng.

Nhưng ngược lại tại Mỹ mức kinh tế xã hội thấp thì tần suất b o phì cao hơn so với mức sống kinh tế xã hội cao.

Những người lớn béo phì có khoảng 50-100% nguy cơ chết sớm so người có BMI khoảng 20-25 kg/m2.

Nước và tuổi nghiên cứu

Định nghĩa quá trọng Tần suất béo phì Nam Nữ Cả 2 giới Bulgarie: 35-71 tuổi Đan mạch: 18-20 tuổi 7 nước: 40-59 tuổi - Bắc Âu - Nam Âu - Đông Đức - Tây Đức - Hà lan: 19-31 tuổi - Rumani: 15-65 tuổi + Thành phố. + Thôn quê - Thuỵ sĩ: 31-40 tuổi 41-50 tuổi > 20% Broca > 20% Broca > 27 BMI > 27 BMI > 20% Broca > 20% Broca > 25% BMI > 20% TLLT > 25% Broca 10% 13% 23% 14% 16% 24% 25% 22% 18% 28% 41% 14% 32% 41% 19% III. BỆNH NGUYÊN

1. Quá tải calo:

Về phương diện chuyển hoá, béo phì do quá tải calo vượt quá nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên có sự khác nhau tuz cá nhân trong sử dụng năng lượng và nhu cầu cơ vân. Có bệnh nhân ăn nhiều nhưng không b o, l{ do còn chưa biết, vì trong một gia đình, cùng chế độ dinh dưỡng, nhưng lại có người gầy kẻ b o. Điều này gợi { thường có tố tính di truyền về béo phì.

2. Ăn nhiều:

tức quá nhu cầu cơ thể thường là nguyên nhân b o phì (95%). Ăn nhiều do nhiều nguyên nhân: - Thói quen có tính gia đình: giải thích thường gặp nhiều người béo phì trong một gia đình, không phụ thuộc di truyền.

- Bệnh tâm thần kinh.

- Giảm hoạt động thể lực mà không giảm ăn: gặp ở người già hoặc ít hoạt động.

3. Nguyên nhân di truyền:

69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì; 18% cả bố lẫn mẹ đều béo phì, chỉ có 7% là có tiền sử gia đình không ai b o phì.

Theo Mayer J. (1959) nếu cả bố lẫn mẹ đều bình thường thì 7% con họ sẽ bị béo phì. Nếu một trong hai người béo phì thì có 40% con họ bị b o phì. Nhưng nếu cả bố lẫn mẹ bị béo phì thì tỉ lệ béo phì ở con là 80%.

Phân định giữa vai trò của di truyền thực sự và vai trò của dinh dưỡng còn chưa rõ.

Di truyền có tính trội và yếu tố di truyền làm cho khả năng phân chia tế bào mỡ dễ dàng hơn.

4. Nguyên nhân nội tiết: hiếm.

- Hội chứng Cushing: phân bố mỡ ở mặt, cổ, bụng, trong khi các chi gầy nhỏ.

- Cường insulin: do u tụy tiết insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh mô mỡ, tăng tiêu glucid.

- Giảm hoạt tuyến giáp: hiếm, phải chú ý rằng chuyển hoá cơ bản được biểu thị bằng

calori/m2 bề mặt da thường giảm ở người béo phì. Thật vậy, bề mặt da gia tăng là do tăng mô mỡ, là mô ít tiêu thụ oxy. Trái lại, trong phần lớn các trường hợp béo phì khác, sự giảm chuyển hoá cơ bản này không có nguồn gốc tuyến giáp.

- Hội chứng béo phì-sinh dục (hội chứng Froehlich hay Babinski-Froehlich): béo phì ở thân và gốc chi và suy sinh dục, biểu hiệu ở thiếu niên với ngừng phát dục cơ quan sinh dục, có thể kèm rối loạn khác như đái tháo nhạt, rối loạn thị lực và tâm thần. Theo A. Froehlich nguyên nhân do u vùng dưới đồi.

- Người bị thiến: mô mỡ tăng quanh háng, phần cao của đùi, giống như hội chứng béo phì-sinh dục

- Rượu là nguồn quan trọng của năng lượng.

5. Nguyên nhân do thuốc:

Gần đây, thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tố béo phì, bởi vì gia tăng dược liệu pháp. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormon steroides và 4 nhóm chính của các thuốc kích thích tâm thần:

- Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, ức chế IMAO). - Benzodiazepine.

- Lithium.

Vậy giới hạn sử dụng thuốc kích thích tâm thần kinh để phòng ngừa tăng cân, có thể làm giảm liệu pháp điều trị.

Một phần của tài liệu Bệnh học nội tiết part 2 pps (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)