- Không có hình nền, họa tiết nếu có chỉ viền xung quanh Màu font & nền tương phản.
4. CÁC LỆNH CƠ BẢN CỦA FOX 1 Tạo tệp dữ liệu.
4.1.1. Lệnh CREATE
- Dùng để : Tạo cấu trúc tệp dữ liệu. - Dạng lệnh :
CREATE < tên tệp > Trong đó:
CREATE : Là từ khoá
Tên tệp : Là tên tệp dữ liệu cần tạo cấu trúc, phần mở rộng ngầm định là .DBF 1. Tác động: Lệnh cho hiện ra một bảng khai báo để người sử dụng khai báo cấu
Khi đó người sử dụng khai báo lần lượt từng trường, với: + Tên trường: Đặt theo qui tắc ở phần 3.3.2.
+ Loại trường: Ta chỉ xét mỗi trường thuộc một trong năm loại: C (Character) - Trường loại ký tự.
N (Numeric) - Trường loại số.
D (Date) - Trường loại ngày tháng. L (Logical) - Trường loại logic. M (Memo) - Trường loại ký ức. + Độ rộng trường:
Trường loại ký tự (C) có độ rộng ≤ 254 Trường loại số (N) có độ rộng ≤ 20
Trường loại ngày tháng (D) có độ rộng = 8 Trường loại logic (L) có độ rộng = 1
Trường loại memo (M) có độ rộng ≤ 5000
+ Số chữ số thập phân: Chỉ phải khai báo với trường số, nếu là 0 thì số đó là số nguyên, nếu > 0 thì là số thực và khi đó mất một vị trí cho dấu chấm ngăn cách phần nguyên và phân.
Kết thúc khai báo bấm ^ W ↵ hoặc ↵↵ , khi đó xuất hiện của sổ hỏi:
(bây giờ bạn có vào các bản ghi dữ liệu không?)
- Nếu trả lời Y (yes) : Máy sẽ cho nhập lần lượt các bản ghi vào tệp. Kết thúc nhập dữ liệu bấm ∧W hoặc ∧End. (Thực chất ở đây, khi trả lời Y, máy đã chuyển sang thực hiện lệnh APPEND)
- Nếu trả lời N (No) : Máy đã thực hiện xong lệnh CREATE thường thì lại quay về đợi lệnh tiếp theo (tại cửa sổ lệnh).
Ví dụ: Để quản lý điểm thi của sinh viên Trường Đại học TC - KT Hà nội, người ta cần lưu trữ các thông tin sau của mỗi sinh viên: Họ tên, số báo danh, khoá, lớp, ngày sinh, giới sinh, điểm thi môn 1, môn 2, môn 3, điểm trung bình, phân loại học tập, ta có thể tạo tệp dữ liệu (thiết kế cấu trúc tệp) như sau:
CREATE QLHS. DBF
Họ tên đệm HTD C 17 Tên TEN C 7 Số báo danh SBD C 5 Khoá KHOA C 2 Lớp LOP C 4 Ngày sinh NS D 8 Giới tính GT L 1 Điểm môn 1 D1 N 2 0 Điểm môn 2 D2 N 2 0 Điểm môn 3 D3 N 2 0 Điểm trung bình DTB N 5 2 Phân loại PL C 4
Ở đây, trường GT thuộc loại L chỉ nhận T hoặc F, vậy phải mã tương ứng T tương ứng giới tính gì (giả sử T - Nam), F tương ứng với giới tính gì (giả sử F - Nữ) và khi nhập dữ liệu bắt buộc phải tuân theo qui định đó để có thể xử lý được về sau.