- Thành phần hóa học của xương
5.2.2.3. Tuyến giáp
Đặc điểm
- Nằm bên dưới hầu và thanh quản. Tuyến được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau.
- Mọi hoạt động của tuyến giáp chịu sự chi phối bởi tuyến yên thông qua hormon TSH. Sự tiết TSH do vùng dưới đồi điều khiển.
Sinh lý hormon tuyến giáp
- Điều tiết quá trình chuyển hoá iod để tổng hợp hoặc bài xuất hormon Tireoglobulin. Toàn bộ iod vào tuyến giáp trở thanh thành phần của hormon Tireoidin. Tireiodin gây tăng chuyển hoá cơ bản, tăng quá trình phân huỷ glucid. Ưu năng tuyến giáp có thể gây bệnh tiểu đường, tăng đường huyết. - Thyroxin (T4) kích thích màng ti thể gây tăng hấp thu CO2 và tăng chuyển
hoá cơ bản.
- Canxitonin: kích thích quá trình canxi hoá tổ chức xương. Nếu thiếu sẽ gây loãng xương.
* Thiểu năng giáp trạng dẫn đến xuất hiện bứơu cổ (bướu địa phương). Nếu chức năng tuyến giáp mất hoàn toàn gây bệnh phù niêm (mikxedema hay bệnh creatin).
* Ưu năng tuyến giáp gây thừa Thyroxin và dẫn đến nhiễm độc tuyến giáp hay bệnh Basedo, bướu lồi mắt, bướu còi xương.
- Tóm lại: Tuyến giáp có vai trò trong chuyển hoá cơ bản. 5.2.2.4. Tuyến phó giáp (cận giáp)
Đặc điểm
Gồm các tuyến nhỏ nằm rãi rác 2 bên bề mặt phía sau tuyến giáp, chia thành các đôi. Trong tuyến có 2 loại tế bào, tế bào ưa axit và tế bào chính tạo parathormon.
Sinh lý hormon tuyến phó giáp
- Parathireodin: ảnh hưởng quá trình chuyển hoá Ca và P. Kích thích quá trình giải phóng Ca và P gây loãng xương.
- Dư thừa hormon cận giáp (ưu năng tuyến) làm các khoáng Ca và P bị đào thải qua nước tiểu, gây bệnh Reckling Hausen (loãng xương), hoạt động cơ xương giảm.
- Thiếu hormon cận giáp (nhược năng tuyến) gây co giật (động kinh), lượng Ca trong máu giảm và có thể tử vong.
- Hormon cận giáp có vai trò chuyển hoá Ca và P, ảnh hưởng hoạt động của bộ máy thần kinh và cơ.
- Thiếu hormon Parathireodin gây tăng đào thải Ca, P qua thận, do đó giảm Ca, P trong máu gây tăng hưng tính thần kinh và làm xuất hiện cơn co giật.