Giới thiệu bộ xương

Một phần của tài liệu Sinh học đại cương A 2-P2 (Trang 27 - 28)

- Thành phần hóa học của xương

4.1.1.3. Giới thiệu bộ xương

- Bộ xương của động vật có xương sống thường được chia làm hai phần

+ xương trục (axial skeleton) là phần trục chính dọc theo chiều dài cơ thể, bao gồm hộp sọ, cột sống và các xương sườn;

+ xương chi (appendicular skeleton) bao gồm các xương nối với trục như xương chi, xương đai và xương chậu

- Một số xương được nối bằng các khớp bất động (suture) như một số xương nhỏ hợp thành xương sọ. Một số khác được giữ với nhau tại các khớp động nhờ các dây chằng (ligament). Các cơ xương nối với xương nhờ các gân (tendons) giúp cho các xương có thể uốn gập lại tại các khớp.

- Giới thiệu bộ xương người (cấu tạo và chức phận của hệ xương)

+ Xương sọ

Gồm sọ não (chứa bộ não) và sọ mặt. Có vai trò bảo vệ nhiều bộ phận quan trọng trong đầu. Sọ não có cấu tạo đặc biệt, mặt ngoài là xương đặc dày, bên trong mỏng, giữa là xương xốp chứa tuỷ đỏ và nhiều mạch máu.

+ Xương thân Gồm cột sống và lồng ngực

• Cột sống có 33-34 đốt, giữa các đốt là đĩa sụn. Cột sống là khung nâng đở và bảo vệ trung ương thần kinh (tuỷ sống). Dạng hình chữ S, có tác dụng như lò xo làm giảm va chạm khi di chuyển.

• Lồng ngực (12 đôi xương sườn, các đốt ngực, xương ức) bảo vệ tim, phổi, thực quản,… Phần dưới của lồng ngực được đóng kín bởi cơ hoành

+ Xương tay chân Gồm các xương tay chân và xương chậu.

• Xương tay gồm đai vai và xương tay. Đai vai gồm xương đòn và bả vai. Xương đòn là giá treo phần xương chi và giúp chi hoạt động dễ dàng.

• Xương chậu gồm đai hông và xương chi. Đai hông goò«m xương hông và xương cùng.

+ Các khớp xương: có 3 loại khớp, khớp bất động, khớp bán động (có sụn đàn hồi) và khớp động. Cấu tạo khớp động phức tạp, khớp được bao quanh bởi mô liên kết dày, xung quanh là các dây chằng đàn hồi và vững chắc. Mặt khớp được bao phủ bởi mô sụn và bên trong bao tiết ra dịch nhằm giảm sự cọ sát.

4.1.2. Hệ cơ

Ở động vật có xương sống người ta thường phân biệt ba loại cơ chính là cơ xương, cơ trơn và cơ tim

Một phần của tài liệu Sinh học đại cương A 2-P2 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w