- Nhóm Arti Gain 900gr( ĐVT: Lon):
2. Những mặt còn tồn tại.
Về Nguyên vật liệu đầu vào, mỗi loại nguyên vật liệu công ty chỉ có một nhà cung cấp, điều này dẫn đến vấn đề không linh hoạt để phục vụ sản xuất và và công ty còn phụ thuộc vào nhà cung cấp, giá cả không cạnh tranh so với việc mua và tìm hiểu nhiều nhà cung cấp.
Trong quy trình xuất Nguyên vật liệu, trước khi làm phiếu đề nghị xuất Nguyên vật liệu cho sản xuất, BP phân xưởng không tiến hành kiểm tra Nguyên vật liệu còn tồn ở xưởng do những lần sản xuất trước dư lại hay không, vì vậy dễ dẫn đến dư thừa nguyên vật liệu, kéo theo là sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Về chi phí nhân công trực tiếp: Công ty không áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, nên chưa khuyến khích người lao động nâng cao năng suất sản xuất.
Công cụ dụng cụ có giá trị lớn khi xuất dùng cho phân xưởng được kế toán hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ. Khi có phát sinh nghiệp vụ kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 627
Kế toán không sử dụng TK 142, 242 để tập hợp chi phí sau đó phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Điều này có thể làm biến động chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giữa các kỳ.
Các chi phí chung như chi phí mua dung môi, chất phụ gia, chất bảo quản, công ty mua sử dụng cho nhiều kỳ nhưng không nhập kho mà xuất dùng thẳng cho phân xưởng. Do đó chi phí cho những yếu tố này không được phân bổ mà tính cho kỳ phát sinh. Nó có thể làm biến động chi phí sản xuất và tính giá thành giữa các kỳ. Khi có Phát sinh, kế toán hạch toán:
Nợ TK 627 Nợ TK 1331
Có TK 331,111,112
Trong lĩnh vực chế biến sữa, do quy trình công nghệ sản xuất phải dùng máy móc , thiết bị việc ngừng sản xuất do mất điện hoặc các sự cố kỹ thuật khác là có thể xảy ra nhưng tại công ty chưa có các biện pháp để hạn chế tình trạng đó.
I. KIẾN NGHỊ.
Về vấn đề nguyên vật liệu đầu vào, công ty nên tìm them nhiều nhà cung cấp để tránh tình trạng phụ thuộc vào nhà cung cấp, và linh hoạt trong việc cung cấp nguyên liệu trong sản xuất. Đồng thời, việc tìm thêm nhà cấp sẽ giúp công ty tìm hiểu, so sánh giá cả, chất lượng để có quyết định mua được hàng háo chất lượng, giá cả phải chăng.
Về vấn đề xuất nguyên liệu cho sản xuất, trước khi làm phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu, BP Phân xưởng phải tiến hành kiểm tra Nguyên vật liệu còn thừa tại phân xưởng để hạn chế tình trạng lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty nên thực hiện tính lương theo sản phẩm, điều này sẽ khuyến khích người lao động, làm cho năng suất lao động tăng lên.
Về chi phí công cụ dụng cụ:
+ Đối với CCDC có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho hoạt động sản xuất thì kế toán ghi nhận một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 627
Có TK 153
+ Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn khi xuất dùng cho phân xưởng, kế toán nên sử dụng các TK 142, 242 để tập hợp chi phí sau đó phân bổ dần vào chi phí sản xuất. Như vậy sẽ góp phần hạn chế biến động chi phí sản xuất tính giá thành giữa các kỳ. Khi xuất công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều kỳ kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 142,242
Có TK 153
Hàng kỳ phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, kế toán hạch toán: Nợ TK 627
Các chi phí chung như chi phí mua dung môi, chất phụ gia, chất bảo quản, công ty mua sử dụng cho nhiều kỳ , công ty nên tiến hành nhập kho, sau đó xuất dùng cho từng kỳ thì sẽ hạn chế được biến động nhiều về chi phí trong tính giá thành giữa các kỳ.
Khi mua dung môi, chất phụ gia, chất bảo quản, đưa nhập kho, kế toán hạch toán: Nợ TK 1522
Nợ TK 1331
Có TK331,111,112
Hàng kỳ, xuất dung môi, chất phụ gia, chất bảo quản cho sản xuất, kế toán hạch toán: Nợ TK 627
Có TK 1522
Trong quá trình sản xuất có thể xảy ra ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như: mất điện, hư hỏng máy móc thiết bị, thiếu nguyên liệu, vật liệu…Khi xảy ra ngừng sản xuất, công ty vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng…Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất, công ty nên tiến hành trích trước khoản chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất để không làm ảnh hưởng đến sự tăng giảm đột ngột chi phí sản xuất giữa các kỳ.
Kế toán sử dụng TK 335 – “Chi phí phải trả” để tiến hành hạch toán trích trước khoản thiệt hại ngừng sản xuất. Căn cứ vào dự toán, kế toán thực hiện trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 622, 627 Số dự toán chi phí của thời gian
Có TK 335 ngừng sản xuất
Khi phát sinh chi phí thực tế kế toán ghi:
Nợ TK 335 Số chi phí thực tế phát sinh Có 334,152,338…
Cuối niên độ kế toán phải điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh: + Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế:
Nợ TK 335 Số chênh lệch Có TK 622, 627
+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế :
Nợ TK 622, 627 Số chênh lệch Có TK 335
Về biện pháp để hạ giá thành sản phẩm:
Đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu rất quan trọng nhằm tăng lợi nhuận, tạo tích lũy cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện mở rộng
quy mô sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế. Để hạ giá thành sản phẩm, công ty cần có những biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của mình. Qua thời gian nghiên cứu tại công ty, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm như sau:
+ Tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vật liệu: sự biến động giá nguyên vật liệu sẽ gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất của công ty do thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và làm gia tăng chi phí nguyên vật liệu. Cho nên để phân xưởng luôn hoạt động ổn định và tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vật liệu thì công ty cần chủ động hơn về nguyên vật liệu đầu vào. Công ty cần có chính sách nghiên cứu chu kỳ biến động giá cả, quy luật cung cầu của thị trường để có thể thu mua nguyên vật liệu vào những thời điểm thích hợp nhằm tránh những biến động về giá cả của thị trường và đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cần có những nhà cung cấp thân thiết, đáng tin cậy để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng.
+ Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ cho phù hợp để tránh lãng phí hay thất thoát xảy ra nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các định mức tiêu hao NVL phải được xây dựng chặt chẽ và sát với thực tế. Việc lập định mức tiêu hao còn có thể giúp công ty định luợng về nguồn tiền mua nguyên vật liệu. Từ đó, công ty sẽ có kế hoạch cụ thể trong việc mua và dự trữ đầy đủ các loại vật liệu và giúp công ty tiết kiệm được một khoảng chi phí khi có sự biến động giá theo hướng có lợi. Công ty cũng cần có những chính sách khen thưởng đối với các tổ sản xuất, các công nhân trong các công đoạn sản xuất có thành tích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và xử phạt đối với những hành vi gây lãng phí nguyên vật liệu.
+ Nâng cao năng suất sử dụng TSCĐ: có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng để nâng cao công suất sử dụng và kéo dài tuổi thọ của TSCĐ.
+ Tổ chức đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật cho những công nhân vận hành máy móc thiết bị. Đối với những máy móc thiết bị đã cũ cần có biện pháp thanh lý để mua sắm những máy móc mới thay thế, lúc đó mới nâng cao được chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động: công nhân vận hành trên dây chuyền phải thường xuyên được đào tạo tay nghề, sắp xếp lao động ở các tổ, các công đoạn sản xuất hợp lý không để dư thừa gây lãng phí lao động. Quản lý lao động chặt chẽ tránh mọi biểu hiện đi muộn về sớm, công nhân có ý thức kỷ luật kém, bỏ ca sản xuất…
+ Qua việc quan sát thực tế tại phân xưởng sản xuất cho thấy bộ phận quản lý tại đây luôn giám sát, theo dõi quá trình sản xuất của công nhân. Cho nên để ưu điểm ngày càng phát huy thì công ty cần có sự kiểm tra đột xuất quá trình sản xuất và nhanh chóng đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời cách thức tổ chức quản lý tại phân xưởng.
+ Thực hành tiết kiệm các chi phí như: điện, nước…góp phần hạ giá thành sản phẩm. Về công tác phân tích giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để không ngừng nâng cao lợi nhuận là một trong những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty. Vì vậy, hàng kỳ sau khi tập hợp và phân bổ chi phí sản
sản phẩm để tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự tăng giảm chi phí tại doanh nghiệp để từ đó có thể đề ra các biện pháp nhằm quản lý chi phí tốt hơn. Số liệu được sử dụng làm số liệu kế hoạch là số liệu thực tế ở kỳ trước đó.