Cơ hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu dht trên thị trường nội địa (Trang 26 - 29)

Công ty cổ phần DHT là doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động trong thời gian chưa lâu, quy mô doanh nghiệp cũng chỉ đang ở mức vừa và nhỏ. Trước những biến

động của thị trường thức ăn chăn nuôi trong thời gian qua, doanh nghiệp đứng trước nhiều cơ hội phát triển thương mại

Thứ nhất, qua khủng hoảng ngành năm 2010, nhà nước đang có sự quan tâm và đầu tư lớn tới ngành, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, từ vay vốn, giảm thuế, và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác. DHT là công ty kinh doanh chủ yếu dựa trên hình thức nhập hàng từ các nguồn cung ứng trên thế giới và bán ra trên thị trường nội địa. Vì vậy, các ưu đãi của nhà nước với ngành là cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt các điều kiện thuận lợi để vươn lên.

Thứ hai, hiện nay nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ đã tự động rút lui khỏi ngành vì khủng hoảng bão giá. Theo bảng thống kê doanh thu của DHT, doanh nghiệp bị thua lỗ trong năm 2010 về mặt hàng thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên các mặt hàng khác của doanh nghiệp vẫn có lãi, tình hình kinh doanh vẫn còn có thể trụ vững. Việt Nam là nước có nền kinh tế phụ thuộc khá lớn vào nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi nắm vai trò cực kỳ quan trọng. Cho nên, đây vẫn là thị trường rất tiềm năng và bền vững. Khi có nhiều doanh nghiệp nhỏ rút lui khỏi ngành, công ty DHT có cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là thị trường miền Bắc, nếu lãnh đạo công ty đưa ra được các chiến lược phát triển thương mại đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, hầu như các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã nhảy vào Việt Nam, đây là lĩnh vực nhận được sự đầu tư khá lớn từ FDI. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ giảm bớt được gánh nặng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi công nghiệp, sẽ có nhiều nguồn cung lớn ngay trong nước. Đây là cơ hội tìm kiếm và phát triển nguồn cung cho bản thân DHT, tuy nhiên đó cũng là thách thức trong cạnh tranh ngành. DHT cần phát huy nội lực, để đây trở thành cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.

3.2.2 Khó khăn và thách thức :

Bên cạnh những cơ hội phát triển kinh doanh như trên, công ty DHT cũng đang phải đứng trước những khó khăn lớn trong hiện tại và thách thức trong thời gian tới. - Giá thức ăn chăn nuôi

Mặc dù chính phủ đã có các biện pháp kìm hãm bão giá trong thời gian qua. Tuy nhiên thực trạng trên thị trường giá thức ăn chăn nuôi vẫn đang ở ngưỡng quá cao so với các nước trong khu vực (cao hơn 15-17%). Các sản phẩm TACN của công ty DHT

hầu hết là các loại cám công nghiệp, hay thức ăn dinh dưỡng nằm trong danh mục các mặt hàng biến động giá mạnh trong năm 2009, 2010. Vì vậy, nhiều hợp đồng đã kí kết của doanh nghiệp với các cơ sở mua hàng vẫn phải giữ nguyên mức giá cũ, hoặc chỉ tăng giá nhẹ để giữ uy tín và giữ chân khách hàng, khiến công ty phải bù lỗ. Bên cạnh đó, trong thời gian qua DHT nhập khẩu các mặt hàng này tỷ trọng lớn từ Trung Quốc. Việc điều chỉnh tỷ giá vừa đây của Trung quốc là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì lại lâm vào tình trạng khó khăn và thách thức lớn. DHT phụ thuộc khá lớn vào nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy tỷ giá Trung Quốc bị điều chỉnh gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Trong năm 2011 và các năm tiếp theo, giá thức ăn chăn nuôi từ các nguồn cung ứng vẫn chưa thể khả quan. Vì vậy, DHT đang đứng trước thách thức chi phí hàng lớn, cần tìm cách giảm tải chi phí bằng cách cắt giảm các khoản chi không cần thiết và tìm kiếm nguồn hàng khác thay thế.

- Cầu thức ăn chăn nuôi giảm :

Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi đều điều chỉnh số lượng và chủng loại mua thức ăn công nghiệp do sức ép giá cả. Bản thân công ty DHT từ trước đến nay chỉ chuyên nhập thức ăn dinh dưỡng cao để bán ra thị trường. Đây là nhóm thức ăn đang có biến động cầu giảm trong thời gian gần đây và dự báo tiếp tục giảm trong thời gian tới. Vì vậy, DHT cần có sự chủ động thay đổi chủng loại thức ăn chăn nuôi để phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng. Cụ thể là chuyển từ các sản phẩm cám công nghiệp, dầu dinh dưỡng sang các sản phẩm phổ thông hơn, sản phẩm có giá rẻ hơn.

- Đối thủ cạnh tranh :

Với quy mô vừa và nhỏ, thị phần chủ yếu nằm ở các tỉnh miền Nam, DHT phải cạnh tranh với một lực lượng các doanh nghiệp cùng kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi. Mặc dù thị trường đang có khủng hoảng, nhưng đây vẫn là thị trường tương đối mạnh về quy mô các doanh nghiệp tham gia. Hầu hết các tập đoàn sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam khá nhiều, chiếm hơn 80% thị phần trong nước, chèn ép các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, nếu DHT không đưa ra được cách chiến lược kinh doanh hợp lý thì khó có thể mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu dht trên thị trường nội địa (Trang 26 - 29)