Thu nhận phản hồi và điều chỉnh:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương cân bằng và chuyển động của vật rắn trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 trung học phổ thông theo tiếp cận hệ thống (Trang 75 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Thu nhận phản hồi và điều chỉnh:

GV có thể tiến hành thu nhận phản hồi bằng một số cách sau:

Giao cho HS làm một BT tƣơng tự hoặc khó hơn một bậc để HS vận dụng những gì vừa thực hiện.

Tổ chức làm bài kiểm tra nhanh cho cả lớp. Đặt ra một số câu hỏi để HS trả lời.

Tuy nhiên không chỉ qua những hình thức trên mới có thể thu nhận phản hồi mà có thể nói phản hồi (thông tin ngƣợc) đƣợc phát huy trong suốt quá trình dạy học bài tập. Đôi khi từ một ý kiến, một lời phát biểu, ánh mắt hay cử chỉ của HS cũng đem lại những thông tin nhất định giúp ngƣời GV điều chỉnh hoạt động sƣ phạm của mình.

Qua quá trình trao đổi, bàn bạc với đội ngũ GV giảng dạy vật lý ở trƣờng THPTDL Lômônôxốp Hà Nội, tác giả đã thu nhận đƣợc những ý kiến phản hồi quý báu nhƣ sau:

Dạy học BTVL chƣơng "Cân bằng và chuyển động của vật rắn" theo quan điểm tiếp cận HT & ĐK thực sự khả thi và có hiệu quả kích thích hoạt động tự lực cao của HS. HS đƣợc đặt ở vị trí chủ thể của quá trình hoạt động nhận thức, không phải chỉ là ngƣời lĩnh hội kién thức hay đƣợc dạy.

PPDH này cũng giúp GV nhìn rõ và sâu sắc hơn vai trò của mình: vẫn là ngƣời truyền thụ nhƣng quan trọng hơn cả là chủ thể điều khiển sƣ phạm tới hoạt động học tập của HS. Có thực hiện đƣợc tốt vai trò này GV mới có thể nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học.

Tiếp cận HT&ĐT đề cao sự cộng tác qua lại giữa ngƣời dạy, ngƣời học trong suốt quá trình. Đây chính là mấu chốt của dạy học hiện đại.

Nâng cao đƣợc hiệu quả tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong giờ BT, mà lâu nay hay bị xem nhẹ so với giờ học bài mới.

Nhấn mạnh đƣợc tầm quan trọng của BT và biện pháp phát huy việc giải BT nhƣ một hoạt động tự lực cao nhất của HS.

Nhận đƣợc sự hƣởng ứng cao từ phía HS do nhận thấy quyền làm chủ học tập của bản thân, hạn chế sự áp đặt không hợp lý từ phía GV.

Tuy nhiên còn một số điểm cần hòan thiện hơn khi áp dụng quan điểm trên vào dạy học BTVL chƣơng, đó là chƣa tính đến sĩ số lớp đông, điều khiển sƣ phạm của GV vì thế sẽ bị pha loãng. Nếu có thể chia lớp học thành 2 ca thì việc triển khai sẽ có trọng tâm và hiệu quả đạt đƣợc sẽ cao hơn.

3.2.5. Chốt kiến thức, kĩ năng và kiểm chứng "KQ điều khiển":

GV cần nhấn mạnh lại những kiến thức chính dùng trong quá trình dạy học BT xác định trọng tâm vật rắn.

Qui tắc hợp lực song song, cùng chiều (hoặc ngƣợc chiều nếu có) bao gồm nội dung phát biểu và công thức.

Định nghĩa trọng tâm của vật rắn.

Đặc điểm véctơ trọng lực tác dụng lên vật rắn.

Kỹ năng chính cần đạt là kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết một trƣờng hợp cụ thể về vật rắn, kỹ năng diễn đạt ý kiến nếu GV yêu cầu giải thích.

Quan trọng nhất vẫn là năng lực làm việc tự lực để giải quyết vấn đề, khả năng tìm lời giải mới.

Tiểu kết chương 3

Dạy học bài tập chƣơng "Cân bằng và chuyển động của vật rắn" theo quan điểm tiếp cận hệ thống và điều khiển giúp cho ngƣời GV cũng nhƣ HS làm chủ đƣợc quá trình điều khiển sƣ phạm, cũng nhƣ tự điều khiển

hoạt động nhận thức. Từ đó hai chủ thể của quá trình DH có sự cộng tác qua lại thích hợp để hoạt động DH đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

Qua quá trình minh họa quan điểm tiếp cận HT và ĐK bằng một bài giảng bài tập cụ thể, tác giả đã rút ra đƣợc một số kết luận sau:

Phải nhìn nhận mọi vấn đề theo tƣ duy hệ thống để từ đó có thể phân loại cũng nhƣ xác định chức năng cho từng yếu tố riêng biệt một cách khoa học, chính xác. Ví dụ, việc giải một bài tập là việc thực hiện một tập hợp các "lệnh" - các hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau.

Khi đã xác định rõ các thành tố của hệ thống và mối quan hệ giữa chúng, muốn hệ thống "vận hành" tới trạng thái mong đợi nhất thiết phải có tƣ duy điều khiển. Đối với việc giải bài tập đã minh họa, tƣ duy điều khiển thể hiện ở chỗ sắp xếp thực hiện "lệnh" nào trƣớc, "lệnh" nào sau theo một mục tiêu và trình tự đã nghiên cứu trƣớc. Tƣ duy điều khiển đạt đến trình độ sâu sắc nếu thỏa mãn hai yếu tố: mức độ đạt đƣợc mục tiêu và con đƣờng đi tới mục tiêu là ngắn nhất.

Có thể thấy rõ mục tiêu dạy học đề ra ban đầu đã đƣợc cụ thể hóa và biến thành các lệnh tƣơng thích trong quá trình điều khiển. Nhƣ vậy dạy học BT theo quan điểm tiếp cận HT và ĐK chính là phƣơng pháp dạy học kiểm soát mục tiêu tối ƣu nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau đây:

Vận dụng những quan điểm và các tiếp cận cơ bản của LLDH hiện đại, nhất là tiếp cận hệ thống và điều khiển trong dạy học BTVL nói chung và bài tập vật lý chƣơng "Cân bằng và chuyển động của vật rắn" nói riêng.

Trên cơ sở tiếp cận HT&ĐK vào dạy học một số BT chƣơng "Cân bằng và chuyển động của vật rắn", tác giả nhận thấy mang lại hiệu quả cao, phát huy đƣợc khả năng tự lực, tự điều khiển hoạt động nhận thức từ đó phát triển tƣ duy của HS.

Tiến hành thu nhận phản hồi từ thực tiễn, đƣa ra những ƣu, khuyết điểm của phƣơng án đã xây dựng để điều chỉnh cho chính bài dạy cũng nhƣ các chƣơng, phần khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với kết quả nhƣ trên, đề tài đã đạt đƣợc mục đích nghiên cứu và hòan thành nhiệm vụ đề ra.

Bên cạnh đó tác giả có khuyến nghị nhƣ sau:

Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo và các Ban, ngành Trung ƣơng: Trên phƣơng diện tổ chức, quản lý và lãnh đạo bộ máy giáo dục dạy học, Bộ GD-ĐT và các ban ngành cần không ngừng kiện toàn cơ sở lý luận về các thành tố của QTDH nhƣ MTDH, NDDH, PPDH, PTDH - điều kiện cơ sở vật chất cũng nhƣ KT/ĐG để có thể đổi mới nền GD một cách hiệu quả. Đây là vấn đề có tính chất định hƣớng và thống nhất chung, làm tiền đề cho mọi hoạt động thực hiện GD/DH của nền giáo dục quốc dân nên có vai trò hết sức quan trọng.

Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng cần có kế hoạch chi tiết cho việc nâng cao, bồi dƣỡng trình độ của đội ngũ quản lý GD cũng nhƣ đội ngũ GV. Hàng năm bộ có chỉ đạo các Sở tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho GV tuy nhiên chƣơng trình bồi dƣỡng vẫn còn sơ sài về nội dung, thiếu thốn về phƣơng tiện và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc chuyển tải. Ví dụ: có đợt tập huấn hàng trăm GV tập trung trong một hội trƣờng  Rất khó có cơ hội thực tập cũng nhƣ trao đổi ý kiến về các chủ trƣơng mới. Hay là tập huấn về sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì bản thân buổi tập huán không đƣợc trang thiết bị công nghệ mà chỉ nói "chay"… Nên có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lƣỡng cho những đợt bồi dƣỡng sao cho khi đã tổ chức thì thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt đối với từng GV.

Tác giả cũng xin có đề nghị với các trƣờng THPT công lập, bán công và dân lập nhƣ sau: Một mặt nghiêm chỉnh chấp hành đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của các cấp lãnh đạo nhƣng một mặt cần nhìn nhận, xác định rõ đặc điểm, tình hình ƣu thế cũng nhƣ hạn chế của cơ sở mình. Mỗi nhà trƣờng cần có những kế hoạch chủ động tổ chức HĐDH sao cho phù hợp thực tế và hiệu quả cao. Cần tránh sự máy móc và cứng nhắc khi vận dụng, bởi vì mọi nền GD đều phải đi theo con đƣờng "xoáy trôn ốc": kế thừa và phát triển. Khi nhà trƣờng làm tốt việc "tự điều khiển" QTGD/DH của mình thì mới thực sự đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.

Hơn nữa, các trƣờng bán công và dân lập cần chú trọng đến việc cân bằng giữa mục đích kinh doanh và mục đích giáo dục. Nếu đặt mục đích kinh doanh lên cao quá mức thì sẽ là hậu quả khôn lƣờng cho mục đích giáo dục. Bởi vì quan điểm trong kinh doanh, mục tiêu cao nhất là lợi nhuận sẽ làm biến chất môi trƣờng giáo dục của chúng ta.

Cuối cùng, tác giả cũng xin đề nghị các Ban ngành, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng nhƣ ban lãnh đạo các trƣờng THPT nâng cao hơn nữa đời

sống cho anh chị em GV, tổ chức nhiều chƣơng trình bổ ích và lý thú cho GV. Có nhƣ vậy mới thực sự "gắn" đƣợc họ chuyên tâm với nghề nghiệp và yên tâm cống hiến hết mình cho ngành Giáo dục.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ tên GV: ... Trƣờng: ... 1. Theo thầy (cô), các giờ dạy BT vật lý đã thực hiện mục tiêu phát triển tƣ duy sáng tạo của HS nhƣ thế nào?

a. Yếu c. bình thƣờng

b. Rất yếu d. Tốt

2. Thầy (cô) đánh giá nhƣ thế nào về sự đồng bộ giữa các thành tố của QTDH bài tập vật lý nhƣ MT, ND, PP, PT, KT/ĐG?

a. Rất thiếu đồng bộ c. Tạm đƣợc b. Hơi thiếu đồng bộ d. Rất đồng bộ

3. Sự đồng bộ giữa các thành tố trên có vai trò nhƣ thế nào đối với sự phát triển ngành Giáo dục?

a. Quan trọng c. Bình thƣờng

b. Rất quan trọng d. Không có vai trò gì

4. Cách quản lý hiện nay ở nhà trƣờng THPT theo thầy (cô) đã đổi mới tốt chƣa?

a. Chƣa đổi mới b. Cứng nhắc c. Đã đổi mới d. Linh hoạt 5. Sĩ số HS trong một lớp nhƣ thế nào?

a. 20  25 b. 25 30HS c. 3040 HS d. 4050 HS 6. Với số trên, việc triển khai các PP dạy học theo nhóm sẽ: a. Khó tiến hành b. Tiến hành bình thƣờng c. Dễ tiến hành d. Rất dễ tiến hành

7. Năng lực thảo luận và cộng tác nhóm đƣợc đánh giá nhƣ thế nào trong xã hội ngày nay ?

a. Không quan trọng b. Có cũng tốt c. Hơi quan trọng d. Rất quan trọng

8. Theo thầy (cô), với cùng một NDDH, một tập thể HS, việc chia nhóm học tập sẽ có kết quả nhƣ thế nào với việc dạy chung cho cả lớp?

a. Cũng thế b. Kém hơn c. Tốt hơn d. Tốt hơn nhiều 9. Nội dung kiến thức dạy học trong SGK VL10 hiện nay là:

a. Hơi nặng b. Quá nặng c. phù hợp d. Quá nhẹ

10. Theo thầy (cô), khi học BTVL, HS có điều kiện quan sát trực quan nhƣ thế nào?

a. Rất ít khi b. Thỉnh thoảng c. Bình thƣờng d. Thƣờng xuyên 11. Quá trình dạy học BTVL hiện nay đã thực sự là một quá trình điều khiển SP của GV kết hợp với tự điều khiển nhận thức của HS chƣa ?

a. Hoàn toàn chƣa b. Một phần c. Phần lớn d. Hoàn toàn 12. "Đầu vào" của các khối, lớp có đảm bảo trình độ xuất phát của HS không ?

a. Hoàn toàn b. Tạm đƣợc c. Đảm bảo d. Cực chuẩn

13. GV dạy BTVL tiến hành thu nhận phản hồi từ phía HS nhƣ thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Làm qua loa b. Có ý thức c. Chú trọng d. Rất chú trọng 14. Có xảy ra chuyện GV "áp đặt" phong cách, thói quen, ý kiến của họ đối với việc học tập của HS không ?

a. Hoàn toàn không b. Thi thoảng c. Còn nhiều d. Thƣờng xuyên 15. GV có cần giúp HS xác định thói quen trí óc của họ không?

16. Thầy (cô) có ý kiến gì đóng góp cho QTDH bài tập vật lý để nâng cao hiệu quả giờ học?

... ... ... ... ... ... ... Xin chân thành cảm ơn Thầy (Cô) !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Trọng Bái, Tô Giang. Bài tập cơ học. Nxb Giáo dục.

2. Dương Trọng Bái. Tuyển tập bài tập vật lý nâng cao THPT, tập 1 cơ học. Nxb Giáo dục, 2004.

3. Dương Trọng Bái - Tô Giang - Nguyễn Đức Thâm - Bùi Gia Thịnh. Sách BTVL10. Nxb Giáo dục, 2005.

4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên). SGK Vật lý 10. Nxb Giáo dục

2006.

5. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa

học và Kỹ thuật Hà Nội, 1998

6. David Halliday. Cơ sở vật lý, tập 2 cơ học II. Nxb Giáo dục, 1998. 7. [x]: PGS.TS Đặng Xuân Hải. Tài liệu giảng dạy cao học

LL&PPDH. Khoa Sƣ phạm, ĐHQG Hà Nội.

8. Bùi Quang Hán. Giải toán vật lý 10 tập 1. Nxb Giáo dục.

9. Trần Trọng Hưng. 423 bài tóan vật lý 10. Nxb Trẻ.

10. PGS.TS. Vũ Thanh Khiết. 121 bài tập vật lí 10 nâng cao, phần cơ nhiệt. Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

11. Vũ Thanh Khiết. Bài tập cơ bản nâng cao vật lý THPT, Tập 1. Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), GSTSKH Lâm Quang Thiệp, TS. Lê Viết Khuyến, PGS.TS. Đặng Xuân Hải. Một số vấn

đề về giáo dục học đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Hữu Lương (dịch). Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc. Nxb Văn hóa thông tin, 2002.

14. Nguyễn Đức Minh, Ngô Văn Khoát. Hỏi đáp về những hiện tượng

vật lý, Tập I Cơ học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1970.

15. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học sƣ phạm Ngoại ngữ, 2005.

16. Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên (thực hiện chƣơng trình SGK lớp 10), 2006.

17. [y]: Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học vật lý ở trường PT. Nxb Giáo dục 18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức hoạt động nhận

thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. Nxb ĐH

Quốc gia Hà Nội, 2001.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương cân bằng và chuyển động của vật rắn trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 trung học phổ thông theo tiếp cận hệ thống (Trang 75 - 86)