Phân loại BT theo tiếp cận HT

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương cân bằng và chuyển động của vật rắn trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 trung học phổ thông theo tiếp cận hệ thống (Trang 59 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Phân loại BT theo tiếp cận HT

Hình 3.1. Sơ đồ phân loại bài tập

BT tính toán là những BT mà muốn giải chúng, ta phải thực hiện một loạt phép tính và kết quả là thu đƣợc một đáp số định lƣợng, tìm giá trị của một số đại lƣợng vật lý. Có thể chia BT tính toán làm 2 loại: BT luyện tập và BT tổng hợp.

BT luyện tập:Là dạng BT rèn luyện cho HS nắm vững cách giải một loại bài tập nhất định đã đƣợc chỉ dẫn chứ không yêu cầu tƣ duy sáng tạo. Những BT này là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ đề cập đến một hiện tƣợng, một định luật và sử dụng một vài phép tính đơn giản.

Bài tập cân bằng & chuyển động của vật rắn

Điều kiện cân bằng của vật rắn BT xác định trọng tâm BT về các dạng cân bằng, mức vững vàng của cân bằng BT định tính BT tính tóan BT luyện tập BT tổng hợp BT định tính BT tính tóan BT luyện tập BT tổng hợp

Chúng có tác dụng củng cố kiến thức cơ bản vừa học, làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của các định luật và các công thức, sử dụng các đơn vị vật lý và các thói quen cần thiết để sau này có thể giải những BT phức tạp hơn.

BT tính toán tổng hợp là BT mà muốn giải nó thì phải vận dụng nhiều khái niệm, định luật, dùng nhiều công thức. Kiến thức sử dụng trong việc giải BT tổng hợp thƣờng là những kiến thức đã học trong nhiều bài trƣớc. Loại BT này có tác dụng đặc biệt giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy rõ những mối liên hệ khác nhau giữa các phần của chƣơng trình vật lý. BT dạng này còn tập cho HS biết phân tích những hiện tƣợng thực tế phức tạp ra thành những phần đơn giản tuân theo một định luật xác định.

BT định tính là những BT không cần phải thực hiện cácphép tính phức tạp, mà chủ yếu HS phải thực hiện những phép suy luận logic, do đó phải hiểu rõ bản chất (nội hàm) của các khái niệm, định luật vật lý và nhận biết đƣợc những biểu hiện của chúng trong các trƣờng hợp cụ thể. Đa số các BT định tính yêu cầu HS giải thích hoặc dự đoán một hiện tƣợng xảy ra trong những điều kiện xác định.

Ví dụ về BT định tính: "Nếu bơi hai mái chèo theo hai chiều ngƣợc nhau thì chuyển động của con thuyền sẽ thế nào? Giải thích?".

Ví dụ về BT tính tóan luyện tập: Sau khi giảng bài cân bằng của một vật có trục quay cố định, GV có thể chọn BT sau để HS luyện tập. "Một ngƣời dùng búa để nhổ một chiếc đinh nhƣ hình vẽ. Khi ngƣời tác dụng một lực 100N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh".

Ví dụ về BT tính tóan tổng hợp: "Một khúc gỗ có trọng lƣợng P=40N bị ép chặt giữa hai tấm gỗ. Mỗi tấm ép vào khúc gỗ một lực N=50N. Hệ số ma sát giữa mặt khúc gỗ và tấm gỗ là 0,5. Hỏi cần phải đặt một lực F bằng bao nhiêu để có thể kéo đều khúc gỗ lên trên hoặc xuống dƣới?".

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương cân bằng và chuyển động của vật rắn trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 trung học phổ thông theo tiếp cận hệ thống (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)