Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 37 - 117)

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là điều kiện quan trọng đối với mọi hoạt động trong nhà trƣờng nói chung và các hoạt động quản lý nói riêng. Dù nhà trƣờng có các cán bộ, nhân viên và giáo viên giỏi về trình độ và tay nghề, lòng nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc mà không có cơ sở vật chất và các trang thiết bị hỗ trợ thì cũng không thể nào phát huy đƣợc năng lực do đó hiệu quả công việc sẽ không cao.

Hiệu quả trong quản lý đào tạo là sử dụng hợp lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo. Hiện nay công nghệ thông tin là phƣơng tiện đắc lực cho quản lý đào tạo đơn giản, bớt công kềnh và chồng chéo. Các phần mềm quản lý điểm, sắp xếp thời khóa biểu,… đem lại hiệu quả cao trong quản lý quá trình đào tạo giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính.

Nhƣ vậy, cơ sở vật chất và trang thiết bị không thể thiếu đối với hoạt động quản lý đào tạo.

1.5.4. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có tác động rất lớn đối với quản lý đào tạo vì con ngƣời là chủ thể của các hoạt động. Hoạt động quản lý đào tạo là hoạt động cần có sự phối hợp của các bộ phận liên quan, các cán bộ quản lý

38

và giảng viên và học viên. Đầu mối của quản lý đào tạo là phòng chức năng - phòng Đào tạo, những cán bộ quản lý của các phòng ban khác giảng viên và học viên cũng có trách nhiệm trong quản lý đào tạo. Sự phối hợp tổ chức tốt giữa đội ngũ cán bộ quản lý và các bộ phận, cá nhân liên quan là điều kiện tiên quyết để hoạt động quản lý đào tạo có hiệu quả. Ngƣợc lại trong tổ chức không có sự phối hợp trong thực hiện hoạt động quản lý đào tạo thì dẫn đến chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo không cao, khi ra trƣờng các em sẽ gặp khó khăn trong khi làm việc và hợp tác trong công việc.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo hiệu quả quản lý đào tạo. Do đó, cần phải xây dựng đƣợc đội ngũ này có trình độ chuyên môn vững vàng, lòng nhiệt tình, phải có sự tƣơng tác, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho nhà trƣờng.

1.5.5. Cơ chế quản lý

Cơ chế quản lý ảnh hƣởng đến mọi mặt trong nhà trƣờng chứ không chỉ có tác động đến hoạt động quản lý đào tạo.

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung nhƣ hiện nay có những ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động quản lý đào tạo. Chính cơ chế này quyết định cách thức làm việc của các cá nhân, đơn vị trong nhà trƣờng trong quản lý đào tạo. Mọi hoạt động trong nhà trƣờng đều đƣợc ngƣời đứng đầu đơn vị xem xét và quyết định trên cơ sở trƣởng đơn vị lập kế hoạch tổ chức thực hiện trình lên. Nhƣ vậy nghĩa vụ và trách nhiệm đƣợc phân công rõ ràng và cụ thể, công việc không bị chồng chéo.

Tóm lại, những yếu tố kể trên có tác động rất lớn đến quản lý đào tạo của một nhà trƣờng. Muốn quản lý đào tạo đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải chú ý đến các yếu tố này để có các biện pháp quản lý cho phù hợp./.

39

CHƢƠNG 2

THƢ̣C TRẠNG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LƢ̣C CHẤT LƢỢNG CAO

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI

2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 808/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội với mục tiêu xây dựng trƣởng trở thành cơ sở đào tạo nghề hàng đầu quốc gia, đẳng cấp quốc tế. Theo Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH, ngày 7/7/2011 của Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH. Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chính thức đƣợc phê duyệt đầu tƣ trọng điểm với 03 nghề đào ta ̣o cấp độ quốc tế và 02 nghề cấp độ khu vực ASEAN.

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội - Công trình trọng điểm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại, trang thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn quốc gia và thế giới với tổng vốn đầu tƣ trên 400 tỷ đồng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc với quy mô đào tạo từ 8.000 đến 10.000 học sinh - sinh viên.

Trƣờng đƣợc xây dựng đồng bộ với hệ thống gồm 60 phòng học lý thuyết và giảng đƣờng, 80 phòng thực hành công nghệ với máy móc hiện đại đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới về các ngành nghề Cơ khí, CNTT, Điện, Điện tử, Kế toán, Quản trị doanh nghiệp. Hệ thống mạng toàn trƣờng với 750 máy tính đƣợc kết nối internet phục vụ cho công tác quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học. Trung tâm thông tin thƣ viện rộng 3000 m2. Ký túc xá hiện đại khép kín đủ chỗ cho hơn 1000 học sinh – sinh viên, có khu thể thao, vui chơi. Hệ thống nhà ăn có các phòng ăn đƣợc trang bị các thiết bị nấu ăn công nghiệp, hiện đại, có khả năng phục vụ hàng nghìn ngƣời.

40

Nhà trƣờng đào tạo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề với 16 nghề. Khả năng liên thông từ Cao đẳng nghề - Đại học và từ Trung cấp nghề - Đại học với các trƣờng Đại học có uy tín tạo ra cơ hội nâng cao trình độ hợp lý cho học sinh - sinh viên và nâng cao tính hấp dẫn của các chƣơng trình đào tạo.

2.1.2. Chứ c năng nhiê ̣m vụ, cơ cấu tổ chức

Chức năng nhiệm vụ:

Chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng đƣợc quy định rõ ràng và cụ thể trong Điều lệ Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đƣợc ban hành theo Quyết định số 3818/2010/QĐ-UBND ngày 14/07/2010 của UBND tỉnh Thành phố Hà Nội.

Trƣờng thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động.

2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề đƣợc phép đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trƣờng đủ về số lƣợng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

41

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

7. Tƣ vấn học nghề, tƣ vấn việc làm miễn phí cho ngƣời học nghề. 8. Tổ chức cho ngƣời học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. 9. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngƣời học nghề trong hoạt động dạy nghề.

10. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và ngƣời học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

11. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

12. Đƣa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nƣớc mà ngƣời lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chƣơng trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

13. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trƣờng theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức:

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đƣợc tổ chức thành 06 khoa, 8 phòng chức năng và trung tâm, 6 tổ nghiệp vụ trực thuộc phòng và khoa.

Bộ máy quản lý hoạt động thống nhất có hiệu quả từ Ban giám hiệu đến các đơn vị công tác góp phần quan trọng vào sự phát triển nhà trƣờng.

Nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá, chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, viên chức, cải tiến công tác quản lý học sinh, sinh viên theo hƣớng công khai, dân chủ, thuận lợi và hiệu quả.

42

Sơ đồ 2.1: Bộ máy Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính cung cấp)

Hiện nay, tổng số cán bộ, viên chức, giáo viên, CNV đang làm việc tại trƣờng là 140 ngƣời, bao gồm Phó Giáo sƣ, tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sƣ, cử nhân và các chuyên gia có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có uy tín, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt.

Nhà trƣờng đã xây dựng qui mô phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên của trƣờng đến năm 2015.

Bảng 2.1: Quy mô phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên của trƣờng đến năm 2015 Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Số lƣợng GV 50 100 150 250 350 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính cung cấp) HỘI ĐỒNG TRƢỜNG Phó Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng Các tổ chức Đoàn thể và các tổ chức xã hội Các hội đồng tƣ vấn Hiệu trƣởng P. Tài chính- Kế toán P. Quản lý Đào tạo, P.Tổ chức, Hành chính P. QLTB &SXDV các Khoa các phòng chức năng P. QLKH- HTQT KHCB CNTT các Trung tâm Lớp học Lớp học Lớp học Lớp học Lớp học Lớp học Lớp học Lớp học Lớp học Lớp học KT ĐTỬ KT ĐIỆN CƠ KHÍ KINH TẾ Ngoại ngữ P. CT HS-SV TT thông tin thƣ viện Phó Hiệu trưởng TT Quan hệ DN

43

2.1.3. Ngành nghề và quy mô đào tạo

Theo Quyết định số 808/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH, trƣờng có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghề cho lao động Thành phố Hà Nội và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

Bảng 2.2: Quy mô đào tạo đến năm 2015

(Nguồn : Phòng Đào tạo cung cấp) Hiện tại, nhà trƣờng đang tổ chức đào tạo 17 nghề với trình độ cao đẳng đƣợc thể hiện dƣới bảng sau :

Bảng 2.3 : Ngành nghề đào tạo của trƣờng

STT Khoa Tên nghề

1

Cơ khí

1. Công nghệ Hàn 2 2. Cắt gọt kim loại

3 3. Vẽ và thiết trên máy tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 4. Cơ điện tử 5 Công nghệ thông tin 1. Quản trị mạng và hệ thống máy tính 6 2. Lập trình máy tính

7 3. Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)

8 4. Thiết kế đồ họa

9 5. Thiết kế trang Web 10 6. Quản trị cơ sở dữ liệu 11

Điện - Điện tử

1. Điện công nghiệp

12 2. Kỹ thuật lắp đặt và điều khiển điện trong CN 13 3. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 14 4. Điện tử công nghiệp

15 5. Kỹ thuật sữa chữa và lắp ráp máy tính 16

Kinh tế 1. Kế toán doanh nghiệp 17 2. Quản trị doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng Đào tạo cung cấp)

Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Số lƣợng

44

Các ngành nghề trên đều là các nghề có nhu cầu sử dụng lao động cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Sơ đồ 2.2: Hệ thống đào tạo

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

(Nguồn: Phòng Đào tạo cung cấp)

2.1.4. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên: 101

- Nam: 59 - Nữ: 42

- Cơ hữu: 88 - Thỉnh giảng: 13

Bảng 2.4: Cơ cấu đội ngũ giáo viên

Giáo viên cơ hữu

Trình độ đào tạo Nam Nữ Tổng số

Tiến sĩ 4 0 4

Sau Đại học 8 7 15

Đại học 30 39 69

Chƣơng trình dạy nghề

Chƣơng trình liên thông với các trƣờng Đại học

TRUNG CẤP NGHỀ 1 năm 3 năm 2,5 năm TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1,5năm ĐẠI HỌC T H T R Ƣ N G L A O Đ NG CAO ĐẲNG NGHỀ 2 năm SƠ CẤP NGHỀ 3-6 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45 Cao đẳng

Trung cấp

Công nhân bậc 5/7 trở lên Trình độ khác

Tổng số 42 46 88

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) Đội ngũ giáo viên của trƣờng bao gồm các tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sƣ, cử nhân và các chuyên gia có uy tín, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành tốt và tinh thần trách nhiệm cao theo số lƣợng chỉ tiêu đƣơc giao.

Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các lớp học bồi dƣỡng, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm nghề, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ… cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Bên cạnh đó, luôn động viên giáo viên luôn tự mình đặt ra cho bản thân mục tiêu phấn đấu, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài của nhà trƣờng.

Nhà trƣờng xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ năng lực chuyên môn, năng lực thực hành, nghiên cứu khoa học, nắm vững phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, sử dụng tốt các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy, giảng dạy đƣợc cả lý thuyết và thực hành, có tâm huyết và có ý thức trách nhiệm cao với công việc, 100% giảng viên đạt chuẩn.

2.2. Thƣ̣c tra ̣ng viê ̣c quản lý đào ta ̣o nguồn nhân lƣ̣c chất lƣợng cao ta ̣i trƣờng Cao đẳng nghề công nghê ̣ cao Hà Nô ̣i

Công tác đào tạo là nhiệm vụ trung tâm của bất cứ một nhà trƣờng nào, công tác này liên quan đến nhiều đối tƣợng, nhiều lĩnh vực và huy động mọi nguồn lực để phục vụ cho việc dạy và học. Đối với Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, cũng nhƣ các nhà trƣờng nghề khác đều có những nội dung quản lý công tác đào tạo nhƣ nhau.

- Quán lý công tác tuyển sinh.

46

- Quản lý công tác quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

- Quản lý công tác dạy và học của giáo viên, học sinh.

- Quản lý thi tay nghề, thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội giảng.

- Quản lý công tác đổi mới các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ cho công tác đào tạo của nhà trƣờng.

- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng đào tạo. - Quản lý việc kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp. - Quản lý việc cấp bằng và các laoij chứng chỉ.

Để tìm hiểu đƣợc thực trạng quản lý công tác đào tạo tại trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, kết hợp với việc thực hiện công tác tự kiểm định năm 2012 tôi đã phát phiếu xin ý kiến 20 ngƣời bao gồm cán bộ giáo viên, sinh viên, trƣởng các khoa củanhà trƣờng và một số lãnh đạo Sở lao động, Phòng đào tạo nghề, đại diện các doanh nghiệp:

Ý kiến đánh giá đƣợc tổng hợp và trình bày ở bảng 2.5.

Bảng 2. 5: Ý kiến đánh giá về quản lý công tác đào tạo tại HHT

TT Nội dung quản lý

Ý kiến đánh giá Làm tốt SL ( % ) Trung bình SL ( % )

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (Trang 37 - 117)