đội ngũ giáo viên tiếng Anh bậc THCS là những chuyên gia trong môn tiếng Anh. Đội ngũ này bao gồm toàn bộ các thầy giáo, cô giáo môn tiếng Anh của các trƣờng THCS trên toàn tỉnh.
Do phổ cập giáo dục nên số lƣợng học sinh THCS tăng đột biến vào những năm 1994, 1995… và tình hình học ngoại ngữ thay đổi khá mạnh, hầu hết các trƣờng THCS (trừ một trƣờng chuyên của tỉnh) chỉ học tiếng Anh nên số lƣợng giáo viên tiếng Anh không đủ, còn thiếu nhiều. Để đáp ứng đủ số lƣợng giáo viên tiếng Anh cho các trƣờng THCS, UBND tỉnh đã cho phép ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh liên kết đào tạo với các trƣờng đại học để đào tạo các lớp cử nhân tiếng Anh tại chức, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên của các huyện, kết hợp đào tạo với trƣờng Cao đẳng sƣ phạm đƣợc phép mở các lớp cao đẳng chuyên tu, tại chức, từ xa để đào tạo giáo viên tiếng Anh và một số lƣợng lớn giáo viên tiếng Anh đƣợc đào tạo
43
trong hoàn cảnh này để đáp ứng cho nhu cầu về số lƣợng của ngành, song về chất lƣợng đang là vấn đề quan tâm, đặc biệt là từ khi triển khai thay sách GK họ đã lộ rõ sự yếu kém về năng lực chuyên môn lẫn năng lực sƣ phạm.
Vì đội ngũ giáo viên tiếng Anh đƣợc đào tạo từ nhiều loại hình khác nhau nên chất lƣợng không đồng đều, kĩ năng thực hành tiếng yếu, năng lực sƣ phạm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy học tiếng Anh theo chuẩn, phần lớn số lƣợng giáo viên THCS môn tiếng Anh có tuổi đời và tuổi nghề trẻ, hầu hết họ đều nhiệt tình, say mê nghề nghiệp và quan tâm đến chuyên môn. Một số giáo viên do trình độ chuyên môn còn hạn chế kinh nghiệm giảng dạy chƣa nhiều nên không phát huy đƣợc tính tích cực của sách GK mới. Số lƣợng giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm không nhiều.
Bảng 1: Số lượng giáo viên tiếng Anh bậc THCS
(Đơn vị: người) Năm học Tổng số giáo viên Trình độ sƣ phạm đƣợc đào tạo CĐSP ĐHSP Trình độ khác 2000- 2001 471 235 15 221 2001- 2002 531 366 17 154 2002- 2003 611 525 27 59 2003- 2004 615 565 32 18 2004- 2005 693 635 43 15
(Nguồn: Cục thống kê Hà Tây- Sở giáo dục và đào tạo Hà Tây)
Qua một số đợt thực tế phổ thông, trong 2 năm 2004 và 2005 đoàn khảo sát của khoa ngoại ngữ trƣờng CĐSP Hà Tây đã thu đƣợc những kết quả xếp loại giờ dạy tiếng Anh nhƣ sau:
Bảng 2: Kết quả xếp loại giờ dạy tiếng Anh theo sách GK mới
Trƣờng Số giờ dự Giỏi Khá TB Yếu
Duyên Thái 5 0 1 3 1
44 Trần Phú 6 1 2 1 0 Thanh Thuỳ 6 0 2 3 1 Tô Hiệu 6 0 1 4 1 Mỗ Lao 5 1 2 1 1 Đức Giang 6 0 0 4 2 Phƣợng Đức 5 0 1 3 1 Ninh Sở 6 0 1 4 1 An Khánh 5 0 1 3 1
Nhìn vào bảng khảo sát thực tế cho chúng ta thấy phần lớn số giáo viên tiếng Anh đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy sách GK mới ở mức độ trung bình, hiếm có giáo viên có năng lực chuyên môn và phƣơng pháp dạy loại giỏi. Cũng có những trƣờng hợp theo phƣơng pháp giáo dục mới nhƣng chƣa nắm vững cấu trúc một giờ dạy kỹ năng hay cách tổ chức một giờ học tiếng Anh. Để nâng cao năng lực giảng dạy môn tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên THCS chỉ còn cách củng cố và mở rộng khả năng bồi dƣỡng giáo viên bằng nhiều hình thức thƣờng xuyên, từ xa, tập trung, bồi dƣỡng thay sách… thì mới đạt đƣợc đến chuẩn giáo viên tiếng Anh.
2.4. Thực trạng công tác quản lí bồi dƣỡng giáo viên tiếng Anh bậc THCS Hà Tây
2.4.1. Khái quát tình hình chung
* Qua các chu kì bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2000- 2005: chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên (BDTX) đƣợc triển khai trong 4 năm đối với giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên THCS phải học và hoàn thành 4 chuyên đề. Kết quả cụ thể :
- Tổng số giáo viên tiếng Anh toàn tỉnh: 471 - Tổng số giáo viên tham gia: 471
- Tổng số đạt kết quả: 470
- Tổng số đƣợc cấp chứng nhận hoàn thành bồi dƣỡng: 470 Những đánh giá chung về công tác BDTX:
45
+ Hầu hết các cán bộ quản lí giáo viên đều đã tham gia công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Toàn ngành đã đặt BDTX là một nhiệm vụ, một tiêu chí thi đua để đánh giá chất lƣợng hiệu quả học tập.
+ Toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lí nắm đƣợc chủ trƣơng, xác định mục đích yêu cầu không ngừng học tập, cập nhật kiến thức trong điều kiện vừa dạy vừa bổ sung, không ngừng hoàn thiện trình độ nghề nghiệp của giáo viên, đổi mới phƣơng pháp giáo dục, đáp ứng đòi hỏi của thời kì mới.
Mục tiêu học tập trong thời hiện đại ngày nay là “học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống” những kiến thức tiếp thu đƣợc khi bồi dƣỡng đã góp phần thay đổi phƣơng pháp dạy học ở các nhà trƣờng trong đó có trƣờng THCS.
Trong khi thực hiện bồi dƣỡng chu kì đã kết hợp nhịp nhàng, sinh động với quá trình chuẩn hóa và nâng chuẩn đào tạo quá trình bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục và chuyên môn, để xây dựng đội ngũ giáo viên THCS đồng bộ và hiện đại.
- Nhƣợc điểm
+ Phƣơng pháp học bồi dƣỡng còn lạc hậu, lấy tiếp thu là chính, học chƣa kĩ, chƣa sâu, chƣa đầu tƣ thời gian và sức lực thỏa đáng để thực hành, thảo luận.
+ Chƣa sử dụng các phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại để hỗ trợ giảng dạy nên kết quả chƣa cao. Tỉ lệ giáo viên giỏi thấp.
* Qua công tác bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn: Từ nhiều năm nay, công tác bồi dƣỡng chuẩn hóa (BDCH) và nâng chuẩn đã đƣợc tiến hành thƣờng xuyên song song với BDTX chu kì nên đội ngũ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao: 98.8 đạt chuẩn và khoảng 25% trên chuẩn.
2.4.2. Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh bậc THCS theo hướng chuẩn hoá
46
Công tác quản lý bồi dƣỡng giáo viên tiếng Anh bậc THCS theo hƣớng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay chính là công tác quản lí bồi dƣỡng giáo viên dạy chƣơng trình và sách giáo khoa mới hay còn gọi là bồi dƣỡng thay sách.
2.4.2.1 Khái quát về chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh mới
Năm học 2005- 2006 là năm thứ 5 thực hiện giảng dạy chƣơng trình sách giáo khoa mới ở bậc học THCS, giáo viên tiếng Anh đã đƣợc bồi dƣỡng tập huấn chƣơng trình sách giáo khoa trƣớc khi phân công dạy các lớp thay sách. Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên đã bám sát đƣợc nội dung chƣơng trình mới để cho giáo viên thấy đƣợc đặc điểm của chƣơng trình THCS mới nhƣ thế nào. Có sự khác biệt nổi bật so với bộ sách cũ nhƣ sau:
- Về thời gian học tập của học sinh + mỗi năm học 35 tuần
+ mỗi tuần học 2 tiết - Nội dung chƣơng trình
Nội dung chƣơng trình sách giáo khoa tiếng Anh đƣợc phát triển theo cách xoáy ốc có hệ thống từ sách giáo khoa lớp 6. Sách lớp 6, lớp 7 đƣợc coi là giai đoạn 1 của chƣơng trình tiếng Anh THCS sách lớp 8, lớp 9 đƣợc coi là giai đoạn hai của chƣơng trình THCS. Cấu trúc của sách giáo khoa tiếng Anh đƣợc xây dựng mội dung bài học phát triển từ 6 chủ điểm lớn là: You and me, Education, Community, Health, Recreation, The world around us và với mức độ khai thác khác nhau thì ở mỗi lớp có các chủ điểm tƣơng ứng với từng bài học với thời lƣợng 10 bài học (unit) mỗi bài tƣơng ứng với 5- 6 tiết học (45‟) trên lớp. Theo quan điểm biên soạn, bộ sách giáo khoa tiếng Anh dành cho THCS đƣợc biên soạn theo quan điểm chủ điểm (Thematic approach) là quan điểm từ lâu đã đƣợc xác định trong chƣơng trình tiếng Anh thí điểm ở bậc THCS ở Việt Nam. Các chủ điểm sử dụng trong sách đƣợc lựa chọn phù hợp với khả năng nhận thức, tâm lí lứa tuổi
47
cũng nhƣ nhu cầu sử dụng tiếng Anh của học sinh. Các chủ điểm này đƣợc phát triển thành các chủ đề cụ thể, liên tục tái sử dụng và dần dần mở rộng thao nguyên tắc xáy ốc, tạo điều kiện cho học sinh luôn đƣợc củng cố và phát triển những nội dung và kỹ năng ngôn ngữ đã học.
Ở trong bộ sách giáo khoa mới này, ngữ pháp đƣợc coi là bộ phận cấu thành quan trọng nhƣng không phải là đích cuối cùng của việc dạy và học tiếng. Ngữ pháp đƣợc giới thiệu trong ngữ cảnh thông qua các hoạt động nghe nói đọc viết khác nhau.
Học sinh sẽ dần đƣợc làm quen và luyện tập có hệ thống các cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong các chủ đề và tình huống để từ đó có thể sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên phục vụ vào các mục đích giao tiếp khác nhau.
Các chức năng ngôn ngữ nhƣ chào hỏi, đề nghị, xin phép... đƣợc đƣa vào cùng một hệ thống cấu trúc ngữ pháp thông qua nhiều ngữ cảnh đa dạng liên quan đến các chủ điểm của bài học và đƣợc giới thiệu qua các bài hội thoại, thông qua hai kỹ năng nói và nghe...
Từ vựng trong sách xuất hiện một cách tự nhiên theo cá chủ đề nhằm đạt đƣợc mức độ ngữ cảnh hóa cao, giúp học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu. Các bài luyện tập sử dụng từ vựng luôn đƣợc phối hợp với các bài tập ngữ pháp thông qua cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Luyện phát âm đƣợc coi là một bộ phận mật thiết gắn liền với cá hoạt động lời nói trong các chủ điểm khác nhau, do vậy không chủ trƣơng giới thiệu tách rời thành các mục bài tập riêng biệt. Việc luyện phát âm sẽ đƣợc tiến hành phối hợp với các hoạt động lời nói khác nhƣ với việc dạy từ mới, dạy nghe và dạy nói.
Các kĩ năng đƣợc luyện phối hợp trong các dạng bài tập và các hoạt động học tập khác nhau nhằm tạo điều kịên cho học sinh có thể phát triển khả năng nghe, nói, đọc, viết qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung.
48
Các hoạt động nói đƣợc phối hợp với việc học ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các chức năng ngôn ngữ và với kĩ năng nghe.
Các hoạt động nghe luôn luôn đƣợc sử dụng để giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung chủ điểm mới. Các kĩ năng nghe đƣợc rèn luyện và phát triển thông qua các bài tập nghe khác nhau nhƣ nghe lấy ý chính, nghe hiểu các thông tin chi tiết hoặc nghe để đoán nghĩa/ ý qua ngữ cảnh.
Các hoạt động đọc đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện quan trọng để giới thiệu ngữ liệu mới và để mở rộng các vốn từ vựng hay ngữ pháp thụ động (chỉ cần biết, không cần sử dụng để nói hoặc viết). Chƣơng trình lớp 9 đã sử dụng các loại hình bài tập đọc đòi hỏi sử dụng các kĩ năng đọc khác nhau nhƣ đoán từ trong ngữ cảnh, đọc lấy ý chính, đọc lƣớt, đọc lấy thông tin cần thiết, đọc hiểu, sử dụng các bài đọc có mức độ ngôn ngữ phức tạp hơn.
Các hoạt động viết cơ bản vẫn đƣợc dùng để củng cố những vốn ngữ liệu đã đƣợc học. Tuy nhiên, chƣơng trình cũng dần dần đƣa vào xen kẽ những loại bài tập viết có mục đích nhƣ viết thƣ, điền các mẫu khai, viết báo cáo ở dạng đơn giản, viết một đoạn văn ngắn dựa vào bài đã học... nhằm phát triển một bƣớc cao hơn kỹ năng viết cho học sinh.
Các bài tập và hoạt động dạy học đƣợc thiết kế theo tiến trình dạy học đi từ giới thiệu ngữ liệu, luyện tập có hƣớng dẫn đến vận dụng. Với quan điểm cho rằng học sinh sẽ học có hứng thú và hiệu quả hơn nếu đƣợc đóng góp kinh nghiệm, hiểu biết cá nhân và đƣợc bày tỏ ý kiến riêng trong quá trình học tập, các bài tập và hoạt động trên lớp chú trọng khuyến khích học sinh áp dụng ngữ liệu đang học và kiến thức đã có để diễn đạt các mặt khác nhau trong đời sống của chính các em. Hỗ trợ cho những hoạt động học tập trên lớp là một loạt các bài tập biên soạn riêng thành sách bài tập dành cho học sinh làm việc ở nhà. Những bài tập này nhằm giúp học sinh luyện tập, vận dụng, củng cố sâu hơn những kiến thức đã học trên lớp. Sách bài tập đã áp dụng những nguyên tắc dạy học cơ bản trong quan điểm dạy học giao tiếp nhƣ nguyên tắc chuyển đổi thông tin (information transfer),
49
tạo khoảng trống thông tin (information gap), hay nguyên tắc cá thể hóa (personalization).
2.4.2.2 Chuẩn bị điều kiện cho công tác bồi dưỡng thay sách giáo khoa
Để công tác bồi dƣỡng thay sách có hiệu quả, Bộ giáo dục và đào tạo, các Sở giáo dục và đào tạo và các phòng giáo dục đào tạo đã chuẩn bị chu đáo các mặt sau:
- Văn bản hƣớng dẫn: bao gồm các văn bản của bộ, sở về kế hoạch bồi dƣỡng thay sách.
- Tài liệu bồi dƣỡng: sách giáo khoa, tài liệu bồi dƣỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới, đồ dùng, thiết bị dạy học.
- Sở yêu cầu các phòng giáo dục lập danh sách những giáo viên dự kiến đƣợc phân công dạy các lớp thay sách để chủ động lên kế hoạch mở lớp.
- Sở giáo dục và đào tạo liên hệ với các cơ quan trung ƣơng (Viện nghiên cứu chiến lƣợc giáo dụ, Vụ phổ thông và Bộ giáo dục và đào tạo) cùng với trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây cử giảng viên và đội ngũ giáo viên cốt cán để giảng bài, giải đáp thắc mắc và hƣớng dẫn cách soạn một bài giảng trong sách GK mới.
- Các phòng chức năng lên dự trù kinh phí phục vụ cho các lớp bồi dƣỡng thay sách theo các đợt bồi dƣỡng hoặc trong dịp hè.
2.4.2.3 Công tác tiến hành bồi dưỡng thay sách giáo khoa cho giáo viên
Bốn năm qua (từ 2000- 2004) tất cả các cán bộ quản lí gồm hiệu trƣởng các trƣờng THCS, cán bộ phụ trách chuyên môn ở các phòng giáo dục đƣợc bồi dƣỡng về mục tiêu của chƣơng trình thay sách giáo khoa, những nội dung chính và những quan điểm cơ bản về chƣơng trình và sách giáo khoa mới về đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc THCS, những đổi thay cơ bản trong cách kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.
50
- Các giáo viên tiếng Anh dạy các lớp thay sách đƣợc bồi dƣỡng về đổi mới phƣơng pháp dạy học, về nội dung chƣơng trình qua việc nghe hƣớng dẫn, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng, thảo luận...
- Sau khi kết thúc lớp bồi dƣỡng, kiểm tra đạt kết quả. Sở giáo dục đào tạo đã cấp giấy chứng nhận bồi dƣỡng thay sách. 100% cán bộ quản lí, giáo viên dự bồi dƣỡng đều đƣợc cấp giấy chứng nhận.
2.2.4.4 Công tác đánh giá
- Phòng chức năng theo dõi số lƣợng và chất lƣợng giáo viên bồi dƣỡng, nề nếp và chất lƣợng các lớp bồi dƣỡng.
- Ban chỉ đạo kiểm tra các lớp bồi dƣỡng tại các nơi có lớp.
- Các cơ sở tổng kết đánh giá công tác bồi dƣỡng trong từng khóa học, năm học.
Công tác phục vụ cho bồi dƣỡng giáo viên:
Phòng chuyên môn và phòng kế hoạch tài vụ đã lên kế hoạch dự trù kinh phí và cấp phát kịp thời tạo điều kiện cho việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng, bồi dƣỡng cho giảng viên, hỗ trợ học viên...
Những ƣu điểm và nhƣợc điểm:
- Ƣu điểm: về cơ bản mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng đã đề ra đƣợc hình thành.Chủ yếu đã đáp ứng đƣợc nhu cầu về công tác quản lí, giảng dạy và đã góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn tiếng Anh, thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả việc thực hiện chƣơng trình và sách giáo khoa mới.
+ Các giáo viên tiếng Anh rất mong muốn đƣợc tham dự các lớp bồi