2000- 2005
Năm 2000 – 2001 là năm học đầu tiên triển khai dạy đại trà chƣơng trình sách giáo khoa tiếng Anh bậc THCS mới từ lớp 6 đến lớp 8 và thí điểm SGK lớp 9. Bộ GD - ĐT và phƣơng pháp giáo dục mới đến từng trƣờng THCS trên địa bàn cả tỉnh. Nhìn chung, xu hƣớng áp dụng phƣơng pháp giáo dục mới vào hoạt động dạy và học đang dần dần phát triển luôn cuốn toàn bộ đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh tham gia, các giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, say mê chuyên môn, hăng hái đón nhận và ứng dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại. Các trƣờng đều đã thay SGK từ 6 – 8 đƣợc 5 năm và bắt đầu dạy SGK lớp 9 theo đúng tiến độ chƣơng trình mà Bộ GD - ĐT yêu cầu. Để thực hiện tốt đuợc công tác giảng dạy môn tiếng Anh của bộ SGK môn này, các giáo viên, tổ chuyên môn, phòng GD đã phải hết sức cố gắng nhà trờng đã thƣờng xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cho SGK thí điểm với Bộ. Năng lực chuyên môn của giáo viên tiếng Anh tạm đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học và chƣơng trình SGK mới.
Trình độ của học sinh của các trƣờng THCS đầu vào là đồng đều, nhƣng sau 3 năm thực hiện thay sách bắt đầu có hiện tƣợng phân cấp rõ rệt trong học sinh cụ thể số lƣợng học sinh gia tăng nhƣng số lƣợng học sinh yếu kém cũng tăng rõ rệt, thậm chí ở một số trƣờng xa trung tâm, không có
40
phƣơng tiện dạy học nhƣ: đài, băng cát xét …thì có những học sinh không biết nói nổi một câu tiếng Anh đơn giản cho đúng. Bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên còn có những mặt hạn chế nhƣ:
- Việc đổi mới chƣơng trình SGK và phƣơng pháp dạy học đang thực hiện ở bƣớc đầu nên tần số và hiệu quả ứng dụng chƣa cao.
- Đa số giáo viên không đƣợc tập huấn bài bản về phƣơng pháp giảng dạy, việc tiếp thu phƣơng pháp mới đều thông qua sự học hỏi lại từ đồng nghiệp nên không có hệ thống và cơ bản. Trong qúa trình áp dụng phƣơng pháp giáo dục mới bộc lộ rõ những yếu kém do kiến thức phƣơng pháp và chuyên môn chƣa sâu.
- Hầu hết các trƣờng đều cử từ 1 đến 2 giáo viên cốt cán đi tập huấn thay sách ở Bộ GD- ĐT, song khi về lại không tổ chức tập huấn lại một cách nghiêm túc, chính thống nên hiện tƣợng các giáo viên tiếng Anh chƣa nắm đƣợc nội dung tập huấn thay sách là phổ biến.
- Các giờ dạy còn nhiều hoạt động mang tính áp đặt, thuyết giảng, thời gian dành cho học sinh thực hành ít với yêu cầu.
- Nhiều giáo viên chƣa biết tận dụng kiến thức sẵn có của học sinh để động viên các em tham gia vào việc xây dựng nội dung bài mới.
- Các giáo viên còn lúng túng khi khai thác bài trong SGK mới, đặc biệt là giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chƣơng trình 8 và 9 thí điểm do phải dạy chuyên biệt các kỹ năng: nói, nghe, đọc, viết.
- Chƣơng trình SGK lớp 9 tƣơng đối nặng, nếu kết quả của việc áp dụng phƣơng pháp dạy học mới chƣa thấu đáo thì học sinh sẽ dễ chán, ngại học.
- Việc tập huấn thay sách còn nhiều vấn đề: mỗi giáo viên chỉ đƣợc tập huấn thay sách ở một khối lớp 6 hoặc lớp 7 hoặc 8 nên giáo viên dạy khối trên không kế thừa đƣợc nội dung SGK lớp dƣới dẫn đến việc ứng dụng phƣơng pháp mới để nâng cao kỹ năng học môn tiếng Anh cho học sinh không đƣợc thực hiện mà chỉ dừng ở mức lặp lại gây nhàm chán.
41
- Khả năng dùng ngoại ngữ nhƣ một công cụ giao tiếp của học sinh còn rất yếu do ít có cơ hội đƣợc thực hành, luyện tập, vận dụng trong quá trình học tập.
2.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu chủ yếu của môn tiếng Anh trong trƣờng THCS đƣợc xác định nhƣ: hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trên cơ sở cung cấp kiến thức ngôn ngữ cơ bản. Sau khi học xong chƣơng trình học sinh có khả năng nghe, nói về những vấn đề hàng ngày, viết đƣợc thƣ trao đổi với bạn bè, có đủ kiến thức tiếng Anh để học lên THPT.
2.2.2 Chương trình sách GK
Bộ sách GK tiếng Anh THCS đƣợc triển khai dạy đại trà ở các trƣờng THCS, đã có nhiều phản hồi tích cực về bộ sách GK mới này. Tuy nhiên, phƣơng pháp dạy học còn chậm đổi mới so với sách. Phần lớn giáo viên vẫn sử dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống (ngữ pháp – phiên dịch) chỉ thiên về truyền thụ kiến thức ngôn ngữ, ít quan tâm đến thực hành, rèn kỹ năng và vận dụng làm cho quy trình dạy học kém hấp dẫn, hiệu quả dạy còn thấp.
2.2.3 Đội ngũ giáo viên
Do giáo viên đƣợc đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau (chính quy, tại chức, từ xa, chuyển đổi ngoại ngữ) và công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên còn hạn chế nên chất lƣợng giáo viên không đồng đều, kỹ năng thực hành tiếng yếu, năng lực sƣ phạm đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy sách GK mới. Hiện tại ở hai thị xã và các huyện đồng bằng thừa giáo viên ngoại ngữ và các sinh viên đã tốt nghiệp khoa tiếng Anh trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây đang chờ xin việc,nhƣng ở một số huyện miền núi lại vẫn còn thiếu nhiều.
42
Do phòng học thiếu nên số lƣợng học sinh trong một lớp quá đông không phù hợp với việc dạy ngoại ngữ. Thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu nhƣ: đài cassette, băng tiếng, tranh ảnh và các tài liệu tham khảo còn thiếu rất nhiều. Không có môi trƣờng thực hành tiếng nên học sinh mau chóng quên đi các kỹ năng và kiến thức đã tiếp thu.
2.2.5 Tổ chức quản lý
Công tác quản lý, tổ chức, chỉ đạo dạy môn tiếng Anh không đồng bộ dẫn đến tình trạng dạy tiếng Anh ở các trƣờng THCS của Hà Tây còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp và đôi khi còn làm giảm hứng thú học tập của học sinh. Các phòng giáo dục huyện không có cán bộ chuyên trách chỉ đạo việc dạy tiếng Anh.
Những tồn tại trên đã ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả dạy tiếng Anh ở trƣờng THCS đặc biệt là trong thời kỳ thay sách GK.
2.3 Đội ngũ giáo viên THCS môn tiếng Anh ở Hà Tây