0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng thức tích hợp

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG , SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 61 -149 )

GDBVMT qua dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng –Sinh học 11

2.2.1. Khả năng thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11

Bộ môn Sinh học là một trong những bộ môn có khả năng đƣa nội dung GDBVMT vào một cách thuận lợi nhất vì hầu hết các kiến thức trong chƣơng trình Sinh học THPT đều liên quan đến các nội dung GDBVMT. Vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần tích hợp nội dung GDBVMT vào trong các bài học. Nếu GV thực hiện tích hợp tốt các nội dung GDBVMT vào trong các bài học thì cùng một lúc sẽ đạt đƣợc hai mục tiêu: vừa hình thành cho HS kiến thức, kỹ năng môn Sinh học vừa

GDBVMT cho học sinh. Qua đó, không chỉ giúp HS có đƣợc kiến thức về môi trƣờng mà còn hình thành lối sống thân thiện với môi trƣờng.

Hầu hết các bài học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng – Sinh học 11 hầu hết đều có khả năng tích hợp nội dung GDBVMT giúp HS hình thành cho HS kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi về BVMT ở nhà trƣờng và địa phƣơng. Chƣơng này có 2 bài thực hành có thể tích hợp nội dung GDBVMT, các bài thực hành này chủ yếu rèn luyện kỹ năng, hình thành cho HS thái độ đúng đắn đối với môi trƣờng. Việc tích hợp nội dung GDBVMT vào chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11 thể hiện ở 2 mức độ:

Tích hợp GDBVMT mức độ bộ phận

Chỉ có một phần bài học ( một mục, một phần, một nội dung…) có mục tiêu và nội sung GDBVMT. Trong sách giáo khoa Sinh học phổ thong có nhiều bài có thể tích hợp nội dung GDBVMT ở mức độ bộ phận.

Tích hợp GDBVMT ở mức độ liên hệ

Dựa vào nội dung của bài học, GV liên hệ nội dung bài học với nội dung GDBVMT một cách logic, phù hợp.

Các bài học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11 có khả năng tích hợp GDBVMT ở mức độ bộ phận và liên hệ. Qua đó hình thành cho HS kiến thức, kỹ năng, thái độ về MT và BVMT ở nhà trƣờng và địa phƣơng. Các bài thực hành chƣơng này có liên quan đến nội dung GDBVMT, giúp rèn luyện kỹ năng, hình thành cho HS thái độ đúng đắn đối với môi trƣờng….

2.2.2. Mục tiêu GDBVMT trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học

Hội nghị quốc tế về GDBVMT của LHQ tổ chức tại Tbilisi năm 1977 xác định mục đích của GDBVMT nhƣ sau: “Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng nhân tạo là kết quả tƣơng tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách

có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và cách giải quyết các vấn đề môi trƣờng và quản lý chất lƣợng môi trƣờng.”

Từ tuyên ngôn ban đầu đó, mục tiêu GDBVMT đã đƣợc cụ thể hóa và triển khai ở nhiều quốc gia và trong tất cả các cấp học, bậc học. Nhìn chung, GDBVMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng của mỗi cá nhân, cộng đồng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trƣờng, đảm bảo môi trƣờng bền vững cả thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lƣợng và tránh những thảm họa môi trƣờng, xóa đói nghèo, tận dụng những cơ hội và đƣa ra các quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt đƣợc những kỹ năng, có động lƣc và cam kết hành động- dù với tƣ cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trƣờng hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.

2.2.2.1. Mục tiêu về kiến thức

- Nêu đƣợc vai trò của động vật, thực vật đối với tự nhiên và đối với đời sống con ngƣời.

- Nêu đƣợc một số các khái niệm về môi trƣờng: môi trƣờng, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển…

- Phân tích đƣợc mối quan hệ qua lại giữa môi trƣờng với con ngƣời, giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trƣờng.

- Phân tích mối quan hệ hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sống.

- Trình bày hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng và hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng.

- Trình bày đƣợc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vai trò của chúng đối với con ngƣời.

- Nêu đƣợc một số biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học.

- Nêu đƣợc một số biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trƣờng.

2.2.2.2. Mục tiêu về kỹ năng

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức một số hoạt động GDBVMT ở lớp, trƣờng, địa phƣơng.

- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng.

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng phát hiện, dự đoán, phòng tránh và giải quyết một số vấn đề môi trƣờng nảy sinh phù hợp lứa tuổi.

2.2.2.3. Mục tiêu về thái độ và hành vi

- Có ý thức BVMT, quan tâm và lo lắng đến môi trƣờng. - Có ý thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Có tình cảm yêu quý quê hƣơng, đất nƣớc, yêu quý thiên nhiên, tôn trọng các di sản văn hóa.

- Phê phán và thay đổi những hành động, thái độ không đúng về môi trƣờng.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động GDBVMT, hoạt động khôi phục, cải thiện, BVMT ở nhà trƣờng, gia đình và địa phƣơng.

2.2.3. Nội dung tích hợp GDBVMT trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11

Trong chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng –Sinh học 11 GDBVMT có thể tích hợp những nội dung sau:

2.2.3.1. Một số khái niệm liên quan môi trường

- Khái niệm về môi trƣờng, các loại môi trƣờng.

- Khái niệm nhân tố sinh thái, các nhóm nhân tố sinh thái. - Khái niệm sinh cảnh.

- Khái niệm quần xã sinh vật. - Khái niệm hệ sinh thái. - Khái niệm sinh quyển. - Khái niệm đa dạng sinh học.

- Khái niệm khủng hoảng môi trƣờng. - Khái niệm đạo đức môi trƣờng.

2.2.3.2.Vai trò thực vật, động vật, vi sinh vật đối với tự nhiên và đối với con người

- Thực vật làm trong lành không khí, giúp ổn định môi trƣờng tự nhiên. Ngoài ra thực vật cung cấp thức ăn cho con ngƣời và động vật khác và tạo nên cảnh quan thiên nhiên, giúp con ngƣời giải trí, thƣ giãn….

- Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con ngƣời, về mặt có lợi nhƣ cung cấp nguyên liệu, thực phẩm nhƣ (rƣơi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lấy lông nhƣ: (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), lấy da nhƣ: (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm, khoa học nhƣ: (ếch, chuột bạch, ...), làm thuốc nhƣ: (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con ngƣời lao động: (trâu, bò, voi, ...), giải trí: (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh: (chó); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con ngƣời nhƣ truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...)

- Vi sinh vật có ảnh hƣởng lớn tới tự nhiên và con ngƣời nhƣ: phân hủy xác hữu cơ, sản xuất oxy, ngăn ngừa dịch bệnh, cố định nitơ, xử lý rác thải sinh học, các thuốc diệt bệnh sinh học, xử lí nƣớc thải….

2.2.3.3. Ô nhiễm môi trường

- Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng.

- Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí. - Suy thoái đất, xói mòn đất.

- Hậu quả việc lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp.

2.2.3.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên rừng: rừng là môi trƣờng sống của các loài động vật, thực vật, cung cấp các nguồn nƣớc, hạn chế xói mòn, lũ lụt, giúp điều tiết tỷ lệ CO2 /O2 trong không khí… - Tài nguyên đất: đất đai là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…

- Tài nguyên nƣớc: nƣớc là yếu tố cần thiết cho sự sống, là tài nguyên quý giá nhất đối với tất cả các loài sinh vật.

- Tài nguyên sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, sự bảo tồn các loài sinh vật.

2.2.3.5. Bảo vệ đa dạng sinh học

- Bảo vệ các loài thực vật quý hiếm; không khai thác, tàn phá rừng bừa bãi.

- Bảo vệ các loài động vật quý hiếm, động vật hoang dã, không săn bắt, buôn bán trái phép các loài động vật.

2.2.3.6. Môi trường sống và sức khỏe con người.

- Môi trƣờng sống bị ô nhiễm sẽ ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời. - Các chất độc hại có ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2.3.7. Một số biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường

- Bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng.

- Bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng hợp lý.

- Bảo vệ nguồn nƣớc, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nƣớc. - Làm sạch, đẹp môi trƣờng.

- Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, các động vật hoang dã.

2.2.4. Phương pháp tích hợp GDBVMT trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11

Phƣơng pháp tiếp cận cơ bản GDBVMT là: giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trƣờng, coi đó là thƣớc đo cơ bản hiệu quả cuat giáo dục BVMT.

- Giáo dục về môi trƣờng: trang bị các kiến thức về môi trƣờng, các thành phần môi trƣờng và mối quan hệ giữa chúng về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó, những hiểu biết về tác động của con ngƣời tới môi trƣờng.

- Giáo dục trong môi trƣờng:xem môi trƣờng thiên nhiên hoặc nhân tạo nhƣ một địa bàn, một phƣơng tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, môi trƣờng sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho ngƣời dạy và ngƣời học, HS hứng thú, hiệu quả học tập cao.

- Giáo dục vì môi trƣờng: trên cơ sở các tri thức đƣợc trang bị đi tới xây dựng ý thức quan tâm và trách nhiệm, hình thành các quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn, thái độ ứng xử tích cực, xây dựng động cơ và kỹ năng tham gia cải thiện môi trƣờng.

Nội dung GDBVMT đƣợc tích hợp vào nội dung của chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11 nên có thể sử dụng các phƣơng pháp dạy học Sinh học để dạy GDBVMT. Mục tiêu của GDBVMT không chỉ hình thành cho học sinh kiến thức về môi trƣờng mà còn hình thành cho các em mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hoặc có chuyển biến trong hành vi của các em đối với môi trƣờng. Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì phải sử dụng các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đây cũng đồng thời là việc thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học và nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học bộ môn Sinh học. Các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực dƣới đây có thể sử dụng trong tích hợp dạy học GDBVMT qua chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11.

2.2.4.1.Phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là phƣơng pháp truyền thống chủ yếu dùng lời nhƣng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu vấn đề hoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự

minh họa của các phƣơng tiện trực quan. Trong dạy học tích hợp GDBVMT, thuyết trình có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trƣờng hợp giáo viên gii thích những khái niệm trừu tƣợng, chẳng hạn giải thích vai trò của các hệ sinh thái trong đời sống tinh thần của con ngƣời, đó chính là cảnh đẹp của thiên nhiên giúp con ngƣời thƣ giãn sau những giờ làm việc căng thẳng,..

Thuyết trình với đặc trƣng là dùng lời, còn có ƣu điểm là giáo viên có thể truyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về môi trƣờng cho học sinh. Học sinh có thể thấy đƣợc sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà thiên nhiên mang lại cho con ngƣời; học sinh có thể thấy đƣợc sự bình yên khi đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành do thiên nhiên mang lại; học sinh cũng có thể đồng cảm lên án những hành động tàn phá rừng, buôn bán, săn bắn những động vật quý hiếm,…

2.2.4.2. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)

Phƣơng pháp vấn đáp là phƣơng pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi, học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và tranh luận với giáo viên. Thông qua đó, học sinh lĩnh hội đƣợc kiến thức trong bài và những kiến thức thực tiễn liên quan đến bài học. Trong đó, vấn đáp tái hiện và vấn đáp tìm tòi (orixtic) đƣợc sử dụng nhiều và hiệu nhất trong quá trình dạy học.

Vấn đáp tái hiện: là những câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học hoặc đã biết từ trƣớc. Vấn đáp tái hiện thƣờng chỉ sử dụng trong bài dạy với mục đích gợi ý, dẫn dắt học sinh trong khi học bài học mới hoặc đƣợc dùng khi liên hệ kiến thức đã học và kiến thức mới, hoặc trong khâu củng cố kiến thức.

Ví dụ: Để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao nói cây xanh có thể coi là nhà máy lọc không khí cho khí quyển?”, giáo viên có thể đặt các câu hỏi về quang hợp mà học sinh đã học nhƣ: “Nguyên liệu của quá trình quang hợp là gì?” – câu trả lời trong đó có CO2

Vấn đáp tìm tòi: là những câu hỏi mà câu trả lời phải chứa đựng kiến thức mới, chƣa biết. Các câu hỏi cần phải đa dạng , ở các mức độ tƣ duy khác nhau theo đánh giá của Bloom và giáo viên nên đặt câu hỏi kích thích học sinh tƣ duy ở mức độ cao hơn

Ví dụ:

- Mức độ biết: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với hệ sinh thái tự nhiên. - Mức độ hiểu: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?

- Mức vận dụng: Vì sao cây xanh đƣợc coi là máy lọc không khí? - Mức phân tích: Những nguồn nào gây ô nhiễm không khí?

- Mức tổng hợp: Em hãy cho biết những giải pháp có thể thực hiện để bảo vệ sự đa dạng của thế giới sinh vật.

- Mức đánh giá: Có ý kiến cho rằng không nên sử dụng các sản phẩm làm từ da động vật, em đồng ý hay không đồng ý? Vì sao?

2.2.4.3. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

Là phƣơng pháp dạy học dựa trên việc đặt hoặc phát hiện tình huống có vấn đề (mâu thuẫn), lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và đặt ra vấn đề mới. Qua đó, học sinh không những tự lĩnh hội kiến thức mới mà còn học đƣợc cách thức nhận ra vấn đề, cách tìm giải pháp và cách thức giải quyết vấn đề môi trƣờng là những kĩ năng cơ bản, quan trọng, quan trọng để hoạt động trong môi trƣờng.

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành phƣơng pháp này ở các mức độ khác nhau:

(1) Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, học sinh thực hiện giải quyết vấn đề theo hƣớng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

(2) Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề và thực hiện cách đó với sự trợ giúp của giáo viên. Cả giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG , SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 61 -149 )

×