Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám

Một phần của tài liệu đồng bào dao ở hai tỉnh bắc kạn và cao bằng trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1941-1945) (Trang 83 - 100)

3.3.1. Thời cơ khởi nghĩa và chủ trƣơng của Đảng.

Một cuộc cách mạng muốn thành công, ngoài việc chuẩn bị chu đáo thì cần phải có thời cơ. Thời cơ là sự kết hợp các nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó nhân tố chủ quan giữ vai trò quan trọng nhất. Thời cơ bùng nổ và đưa đến thắng lợi của một cách mạng được tạo nên do tình thế cách mạng đã chín muồi. Vậy vị, khi thời cơ đến, muốn đưa cách mạng đến thắng lợi cần phải nhận thức đúng thời cơ, nhanh chóng chớp lấy cơ hội và kiên quyết hành động cách mạng.

Bước vào tháng 5 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc.

Ở Châu Âu: Sau khi thất bại liên tiếp trên chiến trường ngày 9 tháng 5 năm 1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Ở Châu Á- Thái Bình Dương: Quân Nhật thua liên tiếp. Hạm đội của Nhật đã bị hạm đội của Anh, Mĩ đánh tan. Nhật bị cắt đứt đường tiếp tế trên biển và trở nên cô lập. Ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Chỉ trong vòng một tuần, Hồng quân đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật. Mất hết lực lượng chủ yếu, Nhật chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945.

Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh đã làm cho quân đội Nhật ở Đông Dương và chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang đến cực độ. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 80

khi đó, cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân ta tiếp tục lan rộng. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi. Khu giải phóng đã được hình thành và ngày càng được mở rộng. Khí thế cách mạng trong quần chúng ngày càng sôi động. Một bộ phận trong các tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

Đúng lúc thời cơ xuất hiện thì một số nước đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh (Anh – Pháp, Trung Hoa Dân Quốc) cũng đang ráo riết chuẩn bị kéo vào Đông Dương làm nhiệm vụ Đồng minh. Thời cơ đến với dân tộc ta là vô cùng thuận lợi, nhưng cũng hết sức khẩn cấp. Nếu không nhanh chóng quyết định, thời cơ sẽ bị bỏ lỡ.

Tình hình hết sức khẩn trương, ngay trong đêm 13 tháng 8 năm 1945,

“bản quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa được phát đi trong cả nước. “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh, cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy chính quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi nhất định sẽ về ta” [22, tr.412 – 422].

Tinh thần quyết tâm, đoàn kết, dũng cảm, kịp thời của toàn Đảng, toàn dân được thể hiện rõ ở lời căn dặn của Hồ Chí Minh: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập [31, tr.196]”.

Thực hiện chủ trương của Người cùng với sự nhạy bén chính trị, Đảng Cộng sản Đông Dương kịp thời triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 14 đến 15 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. Hội nghị nhận định “Quân lính Nhật tan rã, một tinh thần, hàng ngũ chỉ huy quân Nhật ở Đông dương chia rẽ đến cực điểm, bọn Việt gian thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81

Nhật hoảng sợ, toàn dân tộc đang sổi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành quyền độc lập. Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi ” [22, tr.424].

Hội nghị khẳng định cơ hội tốt nhất cho nhân dân ra giành độc lập đã tới. Tình hình vô cùng khẩn cấp đòi hỏi phải tập trung lực lượng vào những việc chính, thống nhất mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy, kịp thời hành động không bỏ lỡ thời cơ.

Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào, tham dự đại hội có hơn 60 đại biểu Bắc- Trung- Nam và đại biểu đồng bào ta ở nước ngoài, các Đảng phái, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, tiêu biểu cho ý chí thống nhất của toàn dân tộc. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, Đại hội quyết định thành lập Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đại hội quy định quốc kỳ, quốc ca của nước Việt Nam mới.

Hưởng ứng mệnh lệnh khởi nghĩa của trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh, cùng với nhân dân cả nước, đồng bào Dao và các dân tộc anh em ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng đã đồng loạt nổi dậy, nhanh chóng giành chính quyền trong toàn tỉnh.

3.3.2. Khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.

Vùng nông thôn, trong đó có địa bàn sinh sống của người Dao, trong cao trào chống Nhật cứu nước hầu hết đã được giải phóng, có chính quyền từ xã đến châu. Lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang) trong vùng giải phóng không ngừng phát triển và lớn mạnh, với khí thế cách mạng sục sôi là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi trong tổng khởi nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82

Lực lượng chính trị của quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng thực hiện lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng đã nhanh chóng từ các huyện tiến về giành chính quyền ở tỉnh lỵ.

Tại Bắc Kạn, quân Nhật lúc này tỏ ra lúng túng, muốn điều đình với quân giải phóng của cách mạng.

Về phía ta, các lực lượng vũ trang đã áp sát các cứ điểm của địch quân Nhật hoang mang cực độ.

Chiều ngày 19 tháng 8 năm 1945, quân giải phóng vào thị xã yêu cầu và buộc các tên chỉ huy Nhật, Tỉnh trưởng Đinh Văn Trân, Chánh án Đinh Ngọc Phụng phải chấp nhận việc rút quân ra khỏi thị xã, trao chính quyền và các kho tàng cho cách mạng.

Tại Chợ Rã, vừa được tin Nhật đầu hàng, các đồng chí trong Tỉnh ủy lâm thời, Tỉnh bộ Việt Minh và chỉ huy Giải phóng quân của tỉnh quyết định tập hợp lực lượng vũ trang của tỉnh, thành lập một đơn vị do đồng chí Nông Văn Lạc chỉ huy cấp tốc tiến về thị xã. Đơn vị chia hai ngả tiến xuống giải phóng Phủ Thông (Bạch Thông), Nhật hoảng sợ bỏ chạy. Tên Bang tá xin hàng, giao toàn bộ vũ khí, tài liệu cho cách mạng.

Theo thỏa thuận, sáng ngày 20 tháng 8 năm 1945, tại thị xã Bắc Kạn, chỉ huy quân Nhật giao cho ta toàn bộ hồ sơ bộ máy chính quyền cấp tỉnh cùng các kho tàng, công sở và 21 vạn đồng Đông Dương, 1.800 khẩu súng… Thay mặt lực lượng cách mạng, đồng chí Thu Sơn (đại diện đơn vị Giải phóng quân) tuyên bố:

- Việt Minh vào thị xã giành chính quyền từ tay Nhật.

- Hủy bỏ chế độ cũ, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân, giao quyền quản lý nhà nước cho nhân dân.

- Các nhân viên của chế độ cũ vẫn tiếp tục làm việc bình thường để chờ cán bộ Việt Minh vào bàn giao công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83

- Binh lính Nhật giao nộp vũ khí và tập trung về doanh trại theo đúng quy định.

Ngày 22 tháng 8 năm 1945, tại Trại bảo an binh, trước các sĩ quan và binh lính ngụy, đại diện Việt Minh tỉnh nói về chủ trương, chính sách của cách mạng, tuyên bó xóa bỏ chính quyền tay sai cấp tỉnh do Nhật dựng lên.

Ngày 23 tháng 8 năm 1945, khoảng 400 quân Nhật, rời Bắc Kạn theo quốc lộ 3 qua Thái Nguyên về Hà Nội. Tỉnh Bắc Kạn hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược. Nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã thực sự làm chủ vận mệnh chính trị của mình.

Cũng trong ngày, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn triệu tập hội nghị cán bộ tại Quán Chợ, Phủ Thông (Bạch Thông). Hội nghị thảo luận các vấn đề về chủ trương, đường lối của đảng trong tình hình mới và quyết định những công việc khẩn cấp trước mặt.

Thực hiện nghị quyết của hội nghị Phủ Thông, các cuộc mít tinh, tuần hành của quần chúng và lực lượng vũ trang được tổ chức sôi nổi khí thế cách mạng của quần chúng trong những ngày tổng khởi nghĩa được phát huy cao độ.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào các dân tộc anh em trong tỉnh, đại diện tỉnh bộ Việt Minh tuyên bố chính thức xóa bỏ chính quyền đế quốc, phong kiến ở tất cả các cấp trong tỉnh, thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh Bắc Kạn.

Tại Cao Bằng, cùng với đồng bào cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã nhất tề nổi dậy, dưới sự chỉ huy của Ban khởi nghĩa, Giải phóng quân cùng với các lực lượng vũ trang ở các châu và các đội du kích, đội tự vệ, cùng toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh nổi dậy đánh chiếm các đồn, bốt Nhật ở các châu lỵ và thị xã, trên các trục đường giao thông tiêu diệt phát xít, các đội bảo an do Nhật tổ chức, bọn tay sai thân Nhật còn sót lại, cướp vũ khí của địch để trang bị cho ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84

Ở châu Hà Quảng, từ ngày 17 đến 19 tháng 8 năm 1945 quân ta bao vây chặt đồn Sóc Giang, kêu gọi bọn chúng ra đầu hàng. Tối 20 tháng 8 năm 1945, quân Nhật bí mật rút về Đôn Chương, ta truy kích, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Tiếp theo, lực lượng vũ trang của châu Hòa An đã chặn đánh tại Nặm Thoong, Nà Lóa diệt thêm 20 tên, thu 1 súng cối, 2 súng liên thanh, 2 súng trường. Sáng ngày 21 tháng 8 năm 1945, Sóc Giang được giải phóng, Hà Quảng sạch bóng quân xâm lược.

Ở châu Hòa An, lực lượng vũ trang của ta vây chặt đồn Nước Hai, triệt các đường tiếp tế của địch… làm cho địch hoang mang. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, ta chặn đánh một toán bảo an từ trong đồn ra nối dây điện thoại ở Bản Sẩy, diệt 12 tên, thu 5 súng, bọn sống xót phải tháo chạy về đồn. Ngày 20 tháng 8 năm 1945, tên tri châu Hòa An đem 60 lính cùng vũ khí ra đầu hàng, số còn lại tháo chạy khỏi đồn vào ban đêm. Ta truy kích chúng đến cùng tại Tà Lạn, Lăng Phia, Án Lạn, diệt nhiều tên, thu vũ khí…

Ngày 22 tháng 8 năm 1945, ta chiếm đồn Nước Hai, châu lỵ Hòa An, Hòa An hoàn toàn giải phóng.

Ở châu Trùng Khánh, trước sức mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng và quần chúng nhân dân, bọn Nhật đã bí mật rút khỏi nơi đây vào đêm 18 tháng 8 năm 1945, ta đưa quân chiếm ngay châu lỵ và truy quét bọn tay sai phản động. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Trùng Khánh được hoàn toàn giải phóng. Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Uỷ ban nhân dân lâm thời châu được thành lập.

Tại châu Quảng Uyên, quân và dân ta bức quân Nhật rút ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng vũ trang của ta đã tiến vào thị trấn vây bắt tên tri châu và số lính bảo an còn lại thu nhiều vũ khí và các đồ quân dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85

Sáng ngày 20 tháng 8 năm 1945, Uỷ ban nhân dân lâm thời châu đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn của quần chúng, tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn thân Nhật.

Ở châu Thạch An, Uỷ ban nhân dân lâm thời châu đã được thành lập từ đầu tháng 7 năm 1945 tại Bản Lủng (xã Danh Sĩ).

Ngày 26 tháng 8 năm 1945, trong một cuộc mít tinh lớn có hơn 1000 người dự ở huyện lỵ, Uỷ ban nhân dân lâm thời tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn thân Nhật và ra mắt quần chúng.

Ở Châu Nguyên Bình, quân Nhật tại đồn Nguyên Bình và Tĩnh Túc hoang mang cao độ, buộc phải tháo chạy qua đèo Lê-A để về Bắc Kạn. Ngày 21 tháng 8 năm 1945, đội vũ trang Qúy Quân, Gia Tự, Thể Dục được điều động về huyện lỵ chuẩn bị đánh đồn. Cũng trong buổi sáng hôm đó, đội vũ trang khu Thiện Thuật tiến vào mỏ thiếc Tĩnh Túc tổ chức mít tinh và trừng trị bọn Việt gian. Lúc này, quân Nhật trong đồn Nguyên Bình cũng rút về Bắc Kạn, trên được rút quân, chúng bị đội vũ trang tổng Trần Hưng Đạo phục kích tiêu diệt một số tên. Ta bao vây đồn Nguyên Bình, địch không có lối thoát.

Tối ngày 21 tháng 8 năm 1945, số lính bảo an còn lại trong đồn Nguyên Bình buộc phải hạ vũ khí xuống đầu hàng. Ta thu được gần 100 súng các loại. Châu lỵ Nguyên Bình hoàn toàn được giải phóng. Sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Châu ủy, Ban Việt Minh châu, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại châu lỵ. Trong cuộc mít tinh, chính quyền cách mạng đã tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân cũ, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng, tòa án cách mạng, hầu hết bọn kỳ hào, lý dịch còn lại đều được hưởng chính sách khoan hồng, bọn tay sai bán nước bị trừng trị.

Tại thị xã Cao Bằng, đêm 21 tháng 8 năm 1945, một bộ phận quân Giải phóng đã tiến vào thị xã. Chính quyền bù nhìn thân Nhật buộc phải chuyển giao thị xã cho lực lượng cách mạng. Tuy nhiên bọn phát xít Nhật ngoan cố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86

chưa chịu đầu hàng, nhưng buộc phải điều đình với ta, đồng ý chuyển giao cho ta toàn bộ về vũ khí của thực dân Pháp mà chúng chiếm được.

Sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945, trong cuộc tuần hành lớn, đông đảo các tầng lớp quần chúng vừa đi vừa hô khẩu hiệu trên các ngả đường phố, rồi họp mít tinh tại chùa Phố Cũ, tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai thân Nhật, thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời thị xã. Nhân dân thị xã nhiệt liệt chào đón chính quyền cách mạng của địa phương mình và Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh (được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1945). Quân Nhật thêm hoang mang, lo sợ đã phải bí mật rút chạy ngay đêm hôm ấy, qua ngả Tài Hồ Sìn về Bắc Kạn.

Ngày 22 tháng 8 năm 1945, một ngày lịch sử đáng ghi nhớ của nhân dân tỉnh Cao Bằng, ngày mà Cao Bằng đã sạch bóng quân phát xít Nhật, ngày cách mạng toàn thắng.

Như vậy, dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã vùng dậy đạp tan xiềng xích của đế quốc phong kiến. Từ đây đồng bào Dao và các dân tộc anh em ở hai tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng cùng nhân dân cả nước đã giành được quyền làm chủ vận mệnh của mình, được sống trong độc lập tự do.

Thắng lợi trong khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Bắc Kạn và Cao Bằng đã góp phần quan trọng đưa đến thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

TIỂU KẾT

Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, dưới ánh sáng của bản chỉ thị

“Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”(12/3/1945) đồng bào Dao cùng với nhân dân các dân tộc ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng đã nổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu đồng bào dao ở hai tỉnh bắc kạn và cao bằng trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1941-1945) (Trang 83 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)