đến tháng 3 - 1945)
Kết quả của phong trào cách mạng trong những năm 1942 - 1943, ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng đang phát triển mạnh mẽ thì khu Quang Trung – Khu vận động của Việt Minh của đồng bào Dao ở hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn được thành lập. Đây có thể coi là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54
đồng bào Dao trong công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở vùng cao hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng.
Căn cứ vào nghị quyết hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 2 năm 1943, dưới sự chỉ đạo của cán bộ Nam tiến, cơ sở Đảng ở hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn và Liên tỉnh bộ Việt Minh Cao – Bắc – Lạng, khu Quang Trung cùng nhân dân các dân tộc khác tích cực, khẩn trương chuẩn bị lực lượng về mọi mặt đón thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Từ cuối năm 1943, phong trào cách mạng của đồng bào Dao đã được đẩy lên một bước nữa. Đại bộ phận quần chúng được tuyên truyền, giác ngộ đã tham gia đông đảo vào Mặt trận Việt Minh, tạo thành một lực lượng chính trị to lớn, các đơn vị tự vệ cũng được chú ý xây dựng, củng cố thêm một bước và thường xuyên tập luyện.
Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), nêu rõ “cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh “Muốn có lực lượng đủ sức tiến hành khởi nghĩa thì cần phải mở rộng và củng cố các tổ chức Cứu quốc sẵn có làm cho các đoàn thể có một tinh thần hi sinh, đấu tranh, sẵn sàng cho cuộc khởi nghĩa..Phải có những tổ chức du kích chính thức và tổ chức binh lính đế quốc… [22, tr.130].
Dưới ánh sáng của nghị quyết Trung ương Đảng lần 8, các tổng Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám… xây dựng được nhiều tiểu đội, trung đội tự vệ của tổng và xã. Phong trào tập luyện và sắm sửa vũ khí diễn ra sôi nổi trong toàn khu Quang Trung, tổng Hoàng Hoa Thám đã tổ chức được nhiều lớp huấn luyện tự vệ tại Nam Riền, Nà Noóc.
Tại khu vực phía bắc huyện Chợ Rã, lực lượng tự vệ cứu quốc được xây dựng từ năm 1942, trải qua các lớp huấn luyện ở Nà Lài, Mảy Sào, Chẻ Vàng, trình độ tổ chức chỉ huy chiến đấu, năng lực tác chiến được nâng lên. Sang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55
năm 1943, lực lượng tự vệ tiếp tục được củng cố, xây dựng, tăng cường luyện tập, đẩy mạnh mọi hoạt động. Riêng lực lượng tự vệ chiến đấu tại các xã Cao Tân, Cổ Linh, Cao Thượng… lên tới 72 người, biên chế thành 4 trung đội, cho tới khi mở lớp huấn luyện ở Pụp Nhùng cuối năm 1943, số lượng đã lên tới hơn 100 đội viên tự vệ.[16, tr. 37]
Tháng 2 năm 1944, liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đã mở trường quân hiệu tại Vạ Phá (xã Tam Kim, châu Nguyên Bình) đào tạo được gần 100 học viên. Nhân dân hai tổng Thể Dục và Hoàng Hoa Thám quyên góp gần một tấn thóc ủng hộ lớp huấn luyện Vạ Phá. Trường quân hiệu Vạ Phá đào tạo được nhiều cán bộ tự vệ. Các đội tự vệ ngoài việc tập luyện những động tác quân sự cơ bản, đi tuần tra canh gác, còn trấn áp bọn tay sai đầu sỏ để bảo vệ cơ sở và phong trào cách mạng.
Từ cuối năm 1943, phong trào cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đã được nối liền với nhau, căn cứ địa Việt Bắc đang từng bước được hình thành và ngày càng lớn mạnh. Đây có thể coi là một thắng lợi lớn của ta trong việc chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Từ cuối năm 1943 đến hết năm 1944, thực dân Pháp mở đợt khủng bố, đàn áp ác liệt vào phong trào cách mạng ở Việt Bắc, trước hết là vào Cao – Bắc – Lạng, với nhiều thủ đoạn nham hiểm.
Để chuẩn bị cho đợt khủng bố, thực dân Pháp tăng thêm lính, xây dựng thêm đồn, ở châu Nguyên Bình, ngoài những đồn Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Cao Sơn mà chúng đóng từ trước, tháng 3 năm 1944, thực dân Pháp đóng thêm đồn Phay Khắt và Nà Ngần, tháng 8 năm 1944, đóng thêm đồn Lủng Vạ, Nà Thúm nhằm kiểm soát và kìm kẹp nhân dân. Ở châu Ngân Sơn (Bắc Kạn ) ngoài đồn Ngân Sơn và Bằng Khẩu, chúng đóng thêm đồn Nà Phặc và Kéo Lẻng. Ở châu Chợ Đồn, ngoài các đồn Bản Ty, Chợ Đồn, Yên Thịnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56
chúng đóng thêm đồn Tổng Quận. Ở châu Chợ Rã ngoài đồn Chợ Rã chúng đóng thêm các đồn Hà Hiệu, Chợ Lèng, Pác Nặm.
Tại Cao Bằng, đợt khủng bố này nhìn chung ác liệt và diễn ra hầu như khắp cả tỉnh, nhưng gay gắt nhất là Pác Bó, Hòa Mục, Nà Mạ, Dẻ Rào (thuộc Hà Quảng) Kỳ Chỉ, Gia Bằng (thuộc châu Nguyên Bình) Mỏ Sắt, Nam Tuấn, Lam Sơn, Hào Lịch, Hoàng Tung (thuộc châu Hòa An), chúng đàn áp khủng bố dã man, bắt giết hội viên, cán bộ, chặt đầu đem bêu ở chợ, ở cổng làng… Đầu năm 1944, ở Hòa An chúng bắt đi 53 người, giết 3 cán bộ bêu đầu ở chợ Cao Bình, Nước Hai. Ở Hà Quảng chúng bắt giam 20 cán bộ, giết hại 2 chiến sĩ đem bêu đầu ở chợ Sóc Giang. Ở Nguyên Bình, nơi có nhiều đồng bào Dao sinh sống, hơn 100 hội viên các hội cứu quốc bị bắt giam, trong số đó có 10 cán bộ đảng viên bị chúng giết hại. Anh Chu Văn Ninh là một hội viên người Dao bị địch giết hại, đem bêu đầu ở cổng đồn Phai Khắt (xã Tam Kim - châu Nguyên Bình). Tình trạng bắt bớ, giam cầm, giết chóc cũng đã diễn ra ở các châu khác trong tỉnh. Nhiều đồng chí cán bộ trong các đoàn Nam tiến bị địch bắt, giết hại trên các tuyến đường như đồng chí Đức Xuân, Bàn Văn Hoan, Hồng Giang…, đẫm máu nhất là cuộc tàn sát một lúc hơn 10 chiến sĩ cách mạng trên đường Tây tiến tại Nà Phùng (xã Lí Bôn, châu Bảo Lạc).
Đồng thời với những hành động bắt bớ, giam cầm, giết chóc dã man, thực dân Pháp còn thẳng tay cướp bóc lương thực, đốt phá ruộng vườn, nhà cửa…, Ở Pác Bó, chúng cướp đoạt của nhân dân hơn 40 tấn thóc, ở hai châu Hòa An và Nguyên Bình chúng cướp phá bốn kho thóc chứa mấy chục tấn, nhiều làng bản bị đốt trụi, nhất là những nơi có gia đình cán bộ cách mạng, để kiểm soát khủng bố và kìm kẹp nhân dân.
Tại Bắc Kạn, thực dân Pháp tăng cường kiểm soát, tổ chức lùng sục, càn quét. Sau khi tổ chức bắt bớ, giam giữ cán bộ Việt Minh ở Ngân Sơn, thực dân Pháp và tay sai mở rộng cuộc khủng bố trên khắp địa bàn tỉnh…Gần 200
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57
người bị tù đày, hàng nghìn quần chúng bị cướp bóc, tra tấn dã man, bị dồn vào trại giam Pá Danh (Huyền Tụng, Bạch Thông). Bên cạnh đó chúng còn ra sức mị dân, tuyên truyền lôi kéo thanh niên ở các thị trấn tham gia vào các cuộc vui chơi, hội hè, hoặc tổ chức buôn bán, hút thuốc phiện, rượu chè… nhằm làm mê muội lòng dân.
Khi phát hiện “hai trung tâm tuyên truyền cộng sản” ở Ngân Sơn và Chợ Rã, trọng tâm cuộc khủng bố của địch là châu Ngân Sơn và một phần các châu, huyện Chợ Rã, Bạch Thông, Chợ Đồn. [4, tr.33]
Từ đầu năm 1944, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn lừa bịp, chúng cùng với bọn tay sai mở một chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc, như “bọn cộng sản là bọn ăn thịt người”… ngoài ra chúng còn dùng tiền bạc, chức tước để mua chuộc những người bị bắt và làm phần thưởng cho bọn tay sai để lùng bắt cán bộ cách mạng.
Nhận thấy vai trò của cán bộ địa phương trong phong trào cách mạng của quần chúng, địch dùng thủ đoạn “tát nước bắt cá”. Thực hiện thủ đoạn này, chúng tiến hành dồn dân, rào làng trên qui mô lớn. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, nhất là đồng bào Dao, Mông chuyên sống du canh du cư cũng bị dồn xuống khu vực quy định, sống chui rúc, tủi nhục. Ở Ngân Sơn, chúng bắt buộc các gia đình có người tham gia cách mạng phải nộp phạt từ 20 đồng đến 200 đồng. Ở Chợ Đồn, tính chung mỗi gia đình phải nộp tới 1.500 đồng. Đối với gia đình có chồng, con đi hoạt động bí mật, chúng đưa về trại tập trung Pá Danh. “Mục đích của đế quốc và bọn chó săn chính là làm cho dân ta cúi đầu để cho chúng tha hồ đẽo xương, hút máu”, và “Lần dồn nhà này dân ta ai nấy đều thấy rõ chính sách độc ác của đế quốc và tiếng căm tức đế quốc vang dội từ vùng này đến vùng khác, từ Thổ đến Nùng đến Mán, khắp tỉnh Bắc Kạn”. [2, tr.376]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng, cùng với quyết tâm sắt đá, tinh thần không sợ hi sinh gian khổ, đồng bào Dao cùng với nhân dân các dân tộc ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng đã kiên quyết đấu tranh chống khủng bố, tinh thần đó đã tạo thành sức mạnh to lớn, đưa phong trào cách mạng tiếp tục phát triển và thắng lợi.
Trước tình hình khủng bố ngày càng khốc liệt của địch, Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng quyết định dùng hình thức vũ trang chống địch khủng bố lấy trong các đội viên tự vệ, những đội viên dũng cảm làm nhiệm vụ diệt trừ những tên tay sai đầu sỏ, phục kích tiêu diệt những đội tuần tra lẻ tẻ của địch. Như vậy, đến giữa năm 1944, các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn đã bước vào thời kì vũ trang chống địch khủng bố.
Thi hành chỉ thị của Liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng, đồng bào Dao ở Bắc Kạn và Cao Bằng đã bền bỉ đấu tranh, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai, đưa phong trào cách mạng của mình tiếp tục phát triển.
Mỗi mùa thu hoạch lúa hoặc ngô, nhân dân bí mật để lại một phần tại nương rẫy rồi tìm cách báo cho cán bộ ra lấy. Bất chấp những khó khăn đồng bào Dao nơi đây vẫn đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tình đoàn kết ngày càng được thắt chặt giữa những người lao động Tày, Nùng, Dao… đã làm thất bại âm mưu chia rẽ dân tộc của địch.
Trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố, những hội viên trung kiên xuất hiện ngày càng nhiều, tinh thần cách mạng của nhân dân ngày càng được tôi luyện vững vàng. Nhiều hội viên bị tra tấn đến thập tử nhất sinh, tù đầy những vẫn kiên quyết không khai báo cơ sở, tiêu biểu cho những tấm gương đó, là đồng chí Bàn Văn Hoan - Phó chủ nhiệm khu Quang Trung ( khu vận động cách mạng của người Dao ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn) bị tên quản chiểu Triệu Nhân Đình cùng đồng bọn bắt nộp cho thực dân Pháp (14 - 2 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59
1944) sau đó chúng đưa về trại giam Pá Danh (Bắc Kạn), bị tra tấn 11 lần chết đi sống lại, đồng chí vẫn không hề khai báo. Biết thế nào địch cũng hại mình, nhưng đồng chí vẫn lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. Khi vợ đến thăm đồng chí đã nói: “Có lẽ nó sẽ bắn tôi nhưng ở nhà đừng lo, cách mạng thế nào cũng thành công” [30, tr.117]. Không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản trung kiên Bàn Văn Hoan, thực dân Pháp đã giết hại đồng chí tại Nà Lốc, xã Quang Thuận vào ngày 16 tháng 5 năm 1944.
Có những gia đình chồng con bị giam cầm, tra tấn và giết hại trong trại giam vẫn một lòng trung thành với cách mạng, ngày đêm chăm lo, bảo vệ cán bộ chu đáo. Có những bà mẹ ăn củ mài nhường cơm của mình cho cán bộ cách mạng.
Bị mất mát hy sinh, nhưng đồng bào, hội viên cứu quốc nhất là các chị, các mẹ cố nén đau thương, một lòng kiên trung, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Bà mẹ đồng chí Bàn Văn Hoan nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp, khi đơn vị trở về nối lại “Con đường quần chúng” rằng: “Bây giờ Hoan đã mất, mùa này lại kém, nhưng mùa nào mẹ cũng để dành thóc cho các con đấy…các con cố gắng diệt hết bọn Tây, bọn Nhật, thì người Mán mới sống được” [30, tr.112].
Tuy nhiên trước tinh thần đấu tranh anh dũng, bền bỉ của cán bộ và của đồng bào Dao ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng, thực dân Pháp đã thất bại hoàn toàn trong việc dập tắt phong trào. Từ tháng 7 năm 1944, phong trào cách mạng của đồng bào Dao ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng lại tiếp tục phát triển, vượt qua thời kỳ gay go, ác liệt, giữ vững phong trào cách mạng, lực lượng được bảo toàn.
Tháng 8 năm 1944, tại Lủng Sa (phủ Hoà An, tỉnh Cao Bằng) Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng triệu tập hội nghị thảo luận về vấn đề khởi nghĩa. Hội nghị quyết định phát động một cao trào chiến tranh du kích trong các tỉnh Cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị đã phát đi lời kêu gọi: “Hỡi đồng bào Cao - Bắc - Lạng, chỉ có đứng lên đấu tranh quyết liệt với kẻ thù mới có thể thoát khỏi cái đói dở sống dở chết ngày nay, mới có thể đi đến một cuộc đời tự do sung sướng. Cơ hội ngày giờ không đợi ta đâu. Phải ra công ra sức biết trước từng giờ, từng phút mới được” -
Báo Việt Nam độc lập số 194.
Hưởng ứng lời kêu gọi liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng về khởi nghĩa vũ trang, các địa phương ra sức chuẩn bị về mọi mặt để kịp thời hành động, gấp rút huấn luyện và trang bị vũ khí cho các đội tự vệ, những lớp huấn luyện quân sự đào tạo cán bộ tự vệ được mở liên tiếp tại phủ Hoà An, các châu Hà Quảng, Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng), Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn). Phong trào mua sắm vũ khí, quyên góp thóc gạo, lập các kho thóc khởi nghĩa của nhân dân Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn diễn ra rất sôi nổi.
Các trung đội tự vệ các tổng Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, khẩn trương tập luyện và trang bị vũ khí. Nhân dân bán thóc lúa, trâu bò, lợn gà lấy tiền mua súng ủng hộ các đơn vị tự vệ.
Tháng 9 năm 1944, trường Quân hiệu được mở tại Khuổi Cọ (châu Nguyên Bình), nhiều đội viên người Dao được trường đào tạo thành những cán bộ tiểu đội, trung đội tự vệ đi trấn áp bọn tay sai đầu sỏ để gây thanh thế cho các đội tự vệ Việt Minh, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, thiết thực hưởng ứng nghị quyết của Liên Tỉnh uỷ.
Trong thời gian này, đồng bào Dao ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng đã xây dựng được những kho thóc, kho gạo “khởi nghĩa” tại Bản Sành, Khuổi Ngoài, Thuần Mang, Khau Mò…
Công tác chuẩn bị đến cuối tháng 9 năm 1944 về căn bản đã hoàn thành, Liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng dự định triệu tập hội nghị để quyết định ngày, giờ khởi nghĩa. Đúng trong thời gian đó, Lãnh tụ Hồ Chí Minh về nước. Sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61
khi nghe báo cáo, Người nhận xét: “Chủ trương phát động chiến tranh du kích ở Cao - Bắc - Lạng mới chỉ căn cứ vào tình hình địa phương mà chưa căn cứ vào tình hình cụ thể trong cả nước, mà chỉ thấy bộ phận mà chưa thấy toàn