Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, phát xít Nhật tiến hành đánh chiếm các khu vực vùng núi phía Bắc trong đó có Cao Bằng và Bắc Kạn.
Tại căn cứ Cao Bằng, tình thế cách mạng cũng đang nhanh chóng xuất hiện, phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đang phát triển mạnh mẽ, bộ máy chính quyền của thực dân Pháp đang sụp đổ bởi những đòn tấn công bất thần của đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, việc Nhật đảo chính Pháp ở các nước càng làm cho quân đội Pháp tan ra từng mảng tiến tới thất bại hoàn toàn. Nhật đánh Pháp độc chiến Cao Bằng không có gì khó khăn vì quân Pháp ở đây đã hoàn toàn sụp đổ. Đêm 11 tháng 03 năm 1945, một bộ phận quân Nhật đóng ở khu vực Vườn Cam (thị xã Cao Bằng) đã bí mật tiêu diệt tên lính Pháp gác ở đầu cầu sông Hiếu, rồi tiến vào chiếm Nguyên Bình, mỏ thiếc Tĩnh Túc. Sau đó chúng đánh chiếm thị xã Cao Bằng, quân Pháp đầu hàng hoàn toàn khi Nhật đánh vào. Ngày 13 tháng 3 năm 1945, quân Nhật chiếm được thị xã Cao Bằng.
Cũng trong ngày này, quân Nhật chiếm đồn Hòa An, ngày 16 tháng 3 năm 1945, Nhật chiếm thị trấn Quảng Uyên, ngày 20 tháng 3 năm 1945 chiếm Trùng Khánh, ngày 23 tháng 3 năm 1945 chúng chiếm đồn Sóc Giang (Hà Quảng), đến đầu tháng 4 năm 1945 Nhật chiếm Trà Lĩnh.
Như vậy đến đầu tháng 4 năm 1945, quân Nhật đã chiếm xong các vị trí quan trọng ở tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68
Tại tỉnh Bắc Kạn, tuy đã chính thức hất cẳng Pháp (9/3/1945) nhưng phải tới ngày 17 tháng 3 năm 1945, một cánh quân của Nhật gần 500 tên chính thức từ Cao Bằng tiến dọc theo quốc lộ số 3 xuống chiếm đóng thị xã Bắc Kạn. Sau đó chúng đánh chiếm Chợ Mới, Bạch Thông, Nà Cù, Lục Bình, Nguyên Sơn - đây là những vị trí trọng yếu trên địa bàn tỉnh.
Sau khi hất cẳng ở hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng, Nhật đã ra sức thiết lập bộ máy chính quyền tay sai, ráo riết hoạt động để mở rộng phạm vi chiếm đóng, mặt khác, chúng dùng chính sách mị dân, mở cửa nhà giam, thả những tù nhân do Pháp bắt trước đây, đồng thời chiêu mộ bọn tay chân lập ra các tổ chức phản động như “Đảng Đại Việt”, “Thanh niên Đại Việt”,...
Với thủ đoạn nham hiểm “dùng người bản xứ ”, phát xít Nhật tập trung binh lính người Việt trong quân đội Pháp và đặt tên lính “Bảo an”, dùng làm công cụ đàn áp và bóc lột nhân dân ta.
“Bọn Nhật vô cùng quỷ quyệt Xui dân mình tự giết dân mình Xui người thổ giết người kinh
Xui dân Mán hại dân Nùng...” [39,Tr.86]
Về kinh tế, chúng thẳng tay vơ vét, bóc lột, bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay, trồng vừng, lạc... phục vụ cho cuộc chiến tranh Đế quốc.
Về văn hóa, giáo dục, chúng dùng văn hóa nô dịch để đầu độc nhân dân ta. Thông qua các tổ chức phản động, Phát xít Nhật ra sức tuyên truyền khối đại “Đại Đông Á”, khối “Thịnh vượng chung”. Chúng tuyên truyền văn hóa Nhật, sức mạnh Nhật để gây tâm lý phục Nhật, sợ Nhật và biến một bộ phận thanh, thiếu niên làm bia đỡ đạn cho chúng.
Song song với việc thiết lập bộ máy chính quyền bù nhìn tay sai cấp tỉnh, phát xít Nhật liên tiếp mở những cuộc càn quét, tấn công vào vùng giải phóng của ta, thành lập đội quân bù nhìn ở cấp huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69
Trước những diễn biến nhanh chóng của tình hình trong cả nước cũng như ở địa phương, quán triệt Nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng, giữa tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Liên Tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng đã triệu tập hội nghị tại Lam Sơn (Hòa An – Tỉnh Cao Bằng) để thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng.
1 - Đánh đổ chính quyền thống trị của Pháp ở nông thôn, rồi ở từng nơi, tuy điều kiện mà thành lập chính quyền cách mạng ở cấp xã đến cấp châu, huyện, phủ và tỉnh, kiên quyết bảo vệ chính quyền của ta vừa giành được từ tay đế quốc Pháp.
2- Phân phối cán bộ của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân về các địa phương tổ chức thêm những đơn vị Giải phóng quân mới, chuẩn bị trực tiếp đánh Nhật.
3- Phá hoại đường xá, cầu cống, dân chúng làm vườn không nhà trống khắp nơi, cắt đứt liên lạc của địch.
4- Đối với quân đội Pháp bị Nhật đánh đuổi, chủ trương không khiêu chiến với họ trong lúc họ đang rút lui, mà kêu gọi họ cùng nhau thành lập mặt trận chống Nhật [7, tr.43]
Cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, đã làm cho chính quyền tay sai của thực dân Pháp ở khu Quang Trung trở nên suy yếu nghiêm trọng. Bọn tay sai lúc này như rắn mất đầu, hoang mang lo sợ. Nhân dân các dân tộc khu Quang Trung cũng như nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, bừng bừng khí thế cách mạng sẵn sàng hành động. Được lệnh khởi nghĩa của Liên tỉnh ủy Cao –Bắc – Lạng, các đơn vị tự vệ và nhân dân các dân tộc khu Quang Trung sát cánh cùng bộ đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị tự vệ, nhân dân các dân tộc vùng thấp đánh đổ chính quyền tay sai của đế quốc, tổ chức và xây dựng chính quyền cách mạng ở các địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70
Ngày 18 tháng 3 năm 1945, một đơn vị vũ trang tiến vào Thông Nông, giải phóng các đồn Dẻ Rào, Bó Gai. Đến cuối tháng 4 năm 1945, Hà Quảng đã được giải phóng gần hết, trừ vùng Lục Khu còn bị quân phỉ khống chế.
Ở Hòa An, sau ngày Nhật đảo chính Pháp, hệ thống chính quyền thực dân từ châu đến xã đều tan rã, tên tri phủ Hòa An tìm gặp cán bộ Việt Minh đem binh lính và vũ khí ra đầu hàng, lực lượng vũ trang và quần chúng liên tiếp nổi dậy đánh các đồn còn lại, chiếm các kho thóc của địch ở Nước Hai, Cao Bình, Mỏ Sắt,... Ngày 14 tháng 6 năm 1945, ủy ban nhân dân lâm thời của Châu được thành lập tại Khuổi Áng (Hào Lịch).
Tại Quảng Uyên, tháng 5 năm 1945, ủy ban nhân lâm thời châu được thành lập. Toàn châu có tới 23/28 xã thành lập xong chính quyền cách mạng. Những xã còn lại chưa thành lập được chính quyền thì mọi hoạt động đều do ban Việt Minh lãnh đạo [5, tr.106].
Tại châu Trùng Khánh, dưới sự lãnh đạo của ban Việt minh, lực lượng vũ trang và quần chúng phối hợp với lực lượng Giải phóng quân, tiến vào tước vũ khí của tàn quân Pháp, diệt trừ bọn tay sai phản động địa phương. Lúc này Trùng Khánh đã có 16/23 xã có ban Việt Minh. Nhờ có phong trào Việt Minh phát triển, tháng 7 năm 1945, ban Việt Minh châu được thành lập lãnh đạo nhân dân, các đoàn thể cứu quốc ở các xã đẩy mạnh công tác phát triển Việt Minh.
Vùng Bảo Lạc, dược sự lãnh đạo của Ban Việt Minh, lực lượng vũ trang khu Thiên Thuật cùng với lực lượng cách mạng của quần chúng nổi dậy đánh chiếm đồn Bảo Lạc, đồn Đồng Mu, chặn đánh, thuyết phục làm tan vỡ hoàn toàn các tàn quân của Pháp. Đầu ngày 4 tháng 7 năm 1945, ủy ban lâm thời Châu được thành lập ở Đồng Mu để trực tiếp lãnh đạo nhân dân tiễu phỉ, truy quét bọn phản động địa phương, củng cố xây dựng chính quyền cách mạng.
Ở Trà Lĩnh, khi Nhật đảo chính Pháp, bọn Pháp cùng với lực lượng châu đoàn, tổng đoàn, lính dõng đã bỏ chạy. Pháp bỏ chạy nhưng chính quyền cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71
mạng vẫn chưa được thành lập vì bọn phỉ Dương Miêu và Lầu Sình Cái thường xuyên hoành hành cướp phá, gây nhiều khó khăn cho ta. Đến tháng 5 năm 1945, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh và lực lượng từ Trùng Khánh sang, ta tiêu diệt bọn phỉ, tạo điều kiện xây dựng, củng cố phong trào Việt Minh và thành lập Ban Việt Minh các xã để lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 8 năm 1945, phong trào Việt Minh châu Trà lĩnh phát triển rộng khắp.
Tại Hạ Lang, sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính quyền sụp đổ, nhưng Hạ Lang cũng chưa thành lập được chính quyền cách mạng ở các thôn xã, chỉ tới tháng 6 năm 1945, khi lực lượng vũ trang của tỉnh phối hợp cùng lực lượng vũ trang Trùng Khánh, tự vệ địa phương tiến công tiêu diệt bọn phản động ở Pò Tấu, Bằng Ca, đánh tan bọn phỉ Liòng Sán Sình giải phóng nhiều làng xã, thì phong trào Việt Minh phát triển nhanh chóng, khí thế cách mạng ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho cuộc thành lập các Ban Việt Minh và chính quyền lần lượt ở các xã.
Ở Thạch An, phong trào Việt Minh phát triển mạnh. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, khi Nhật đánh Pháp ở Đông Khê, hệ thống chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng sụp đổ, khi Nhật chưa thành lập được chính quyền bù nhìn, Ban Việt Minh châu đã nhanh chóng huy động đội vũ trang chiếm đồn, tuyên truyền xóa bỏ chính quyền của thực dân Pháp, tay sai phản động, thành lập chính quyền cách mạng.
Tại Nguyên Bình, một trong ba châu có phong trào Việt Minh sớm và phát triển mạnh mẽ, là nơi Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập, nơi đã chứng kiến hai chiến thắng lịch sử ở Phai Khắt, Nà Ngần, gấp rút chuẩn bị mọi mặt đón thời cơ vùng dậy lật đổ xiềng xích của thực dân phong kiến giành chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi thời cơ đến, lực lượng cách mạng đã vùng lên xóa bỏ chính quyền địch ở thôn, xã, ở tổng Kim Mã, một bộ phận lớn của Đội Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72
tuyên truyền Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, sau khi đánh Đồng Mu, Bảo Lạc, đã quay về phối hợp với lực lượng vũ trang giải phóng địa phương thành lập chính quyền cách mạng. Đến tháng 4 năm 1945, hầu hết các xã trong châu Nguyên Bình đều thành lập xong chính quyền cách mạng. Chính quyền thực dân phong kiến tay sai đã bị đánh đổ hoàn toàn.
Tại thị xã Cao Bằng, do thực dân Pháp, phát xít Nhật tập trung ở đây đông nên phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn, mọi hoạt động trong thị xã đều bị Nhật kiểm soát gắt gao, vì vậy Ban Việt Minh và chính quyền cách mạng được thành lập muộn hơn so với các khu vực khác trong tỉnh.
Như vậy với khởi nghĩa từng phần, từ tháng 3 đến 6 năm 1945, hầu hết vùng nông thôn tỉnh Cao Bằng đã được giải phóng, có chính quyền cách mạng ở hầu khắp các xã và huyện lỵ. Một số huyện còn có đồn bốt kiểm soát của Nhật và thị xã chưa được giải phóng, song lực lượng cách mạng ở khắp nơi này cũng đang phát triển.
Thắng lợi của cao trào kháng Nhật cứu nước đã đưa đến sự ra đời của chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Cao Bằng.
Sau khi giải phóng tổng Kim Mã (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tiến xuống giải phóng châu Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn). Ngày 20 tháng 3 năm 1945, một đơn vị của đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đến Hoàng Phài (xã Cốc Đán) phối hợp cùng các đội tự vệ và nhân dân địa phương diệt trừ bọn tay sai đầu sỏ, tịch thu tài sản của bọn này chia cho nhân dân và tịch thu súng đạn của bọn lính dõng để trang bị cho các đội tự vệ. Còn đại bộ phận tiến về châu lỵ Ngân Sơn. Tên tri châu Hoàng Mạnh Khuê bỏ chốn, chỉ còn tên sĩ quan Pháp Đờ Đông (đồn trưởng đồn Ngân Sơn) ở lại châu lỵ cùng binh lính.
Ngày 21 tháng 3 năm 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã viết thư cho Đờ Đông, yêu cầu nộp súng và hợp tác cùng Việt Nam đánh Nhật, nhưng hắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73
vẫn ngoan cố, nấn ná chờ thời cơ. Ta tiếp tục viết thư cho hắn lần hai với lời lẽ kiên quyết hơn, trong khi đó bộ đội giải phóng xiết chặt vòng vây để gây áp lực “Nếu muốn hợp tác với Việt Minh chống Nhật thì kéo quân ngay vào khu du kích sẽ được giúp đỡ, trái lại nếu ở lại để nộp khí giới cho Nhật thì Việt Minh sẽ đánh lấy đồn” [31, tr.170]. Trong bước đường cùng, Đờ Đông cùng với tên chủ mỏ Ra xa điô và 30 tên sĩ quan, binh lính phải kéo quân vào Hoàng Phài (Cốc Đán) xin theo Việt Minh chống Nhật. Như vậy, đồn Ngân Sơn bị hạ mà ta không tốn một viên đạn, tên Châu đoàn chấp nhận nộp súng đầu hàng cách mạng. Chính quyền địch ở Ngân Sơn từ châu đến xã đều tan rã. Huyện Ngân Sơn hoàn toàn được giải phóng, chính quyền cách mạng được thiết lập ở hầu hết các xã. Tuy nhiên, ta vẫn chưa thành lập được Uỷ ban Nhân dân lâm thời châu, nhưng ban chấp hành Việt Minh châu đã đảm nhiệm chức năng của bộ máy chính quyền.
Ngày 24 tháng 3 năm 1945, trước cuộc mít tinh của đông đảo quần chúng, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, tịch thu ruộng đất của bọn tay sai phản động chia cho nông dân nghèo không có ruộng, phá trại tập trung, giải phóng những đồng bào bị Pháp bắt giam trong cuối năm 1943 đầu năm 1944.
Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân sau khi giải phóng châu lỵ Ngân Sơn chia thành nhiều đơn vị tiến về giải phóng các châu.
Ngày 21 tháng 3 năm 1945, một đơn vị tiến xuống châu Phủ Thông hướng về thị xã Bắc Kạn. Đồng thời một đơn vị khác tiến sang châu Chợ Rã, xuống huyện Chợ Đồn. Ngày 26 tháng 3 năm 1945 đơn vị này đã giải phóng đồn Hà Hiệu, đến chiều tiến về châu lỵ Chợ Rã. Sau khi làm chủ châu lỵ Chợ Rã, đơn vị này chia ra làm hai bộ phận nhỏ: Một bộ phận tiến xuống châu Chợ Đồn, một bộ phận đi xuống giải phóng các xã trong châu Chợ Rã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74
Đến ngày 30 tháng 3 năm 1945, đại bộ phận châu Chợ Rã được giải phóng. Uỷ ban Nhân dân lâm thời châu được thành lập, gồm đầy đủ các thành phần dân tộc.
Sau khi đại bộ phận tiến về giải phóng các châu, bộ phận ở Ngân Sơn phối hợp cùng các đơn vị tự vệ địa phương và nhân dân các dân tộc trong châu tiến về giải phóng các xã. Đến ngày 21 tháng 3 năm 1945, 16 xã trong châu Ngân Sơn đã được giải phóng. Chính quyền cách mạng đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ở các xã được thành lập.
Tại châu Chợ Đồn, ngày 27 tháng 3 năm 1945, một trung đội vũ trang người Dao được thành lập. Đội vũ trang người Dao tịch thu bằng triện, giành chính quyền ở xã Nghĩa Tá. Ngày hôm sau trung đội này tiến đánh đồn Tổng Quận, khi lực lượng vũ trang tiến vào, bọn địch đóng ở đây đã bỏ chạy từ chiều hôm trước. Đội vũ trang này phối hợp nhân dân xã Nghĩa Tá thu bằng triện của bọn tay sai và súng ống của bọn lính dõng, thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời xã Nghĩa Tá. Ngày 29 tháng 3 năm 1945, đội tự vệ người Dao từ Bản Thi tiến ra đánh chiếm đồn bang tá Yên Thịnh, xóa bỏ chính quyền thực dân ở xã Yên Thịnh. Cùng lúc đó bộ đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân cũng tiến xuống tới châu Chợ Đồn hỗ trợ cho nhân dân các dân tộc và các đội tự vệ địa phương, giải phóng các xã trong châu. Đến ngày 30 tháng 3