Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm mặt hàng thang máy cho ngành xây dựng tại Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội (Trang 38 - 43)

Tài khoản sử dụng

Hệ thống Tài khoản sử dụng trong công tác bán nhóm mặt hàng thang máy tại Công ty

- TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, trong đó chi tiết đến 2 Tài khoản cấp 2. TK 5111 “Doanh thu bán hàng”, TK 5112 “ Doanh thu bán thành phẩm”

- TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Dùng để phản ánh giá trị hàng hóa đã tiêu thu trong kỳ, nhằm cuối kỳ để tính lợi nhuận từ hoạt động bán hàng mang lại.

- TK 156 “hàng hóa”: Dùng để theo dõi các loại mặt hàng trong Công ty.

- TK 131 “Phải thu khách hàng”: Phản ánh các khoản phải thu của khách hàng, tình hình các khoản nợ, thanh toán, chi tiết cho từng khách hàng.

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK 111 “Tiền mặt”, 1121 “Tiền gửi ngân hàng” – chi tiết cho từng ngân hàng, TK 3331 “Thuế GTGT đầu ra phải nộp”, TK 641 “Chi phí bán hàng” nếu có, TK 521 “Chiết khấu thương mại” nếu khách hàng mua với số lượng lớn, TK 1331 “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”,…

Phương pháp hạch toán

Bán buôn hàng hóa qua kho

Sau khi lập phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT của hàng hóa, kế toán căn cứ vào các chứng từ này để ghi tăng: Nợ các tài khoản 111, 112, 131 theo tổng giá thanh toán, ghi tăng doanh thu bán hàng: Có doanh thu bán hàng (5111) theo giá bán chưa thuế và ghi tăng thuế GTGT đầu ra phải nộp (3331). Đồng thời kế toán ghi tăng giá vốn bán hàng. Nợ Tài khoản giá vốn bán hàng (632), có cho Tài khoản hàng hóa (156) theo trị giá xuất kho. Trị giá xuất kho của hàng hóa được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cho từng mặt hàng.

Ví dụ 1: Theo HĐ GTGT mẫu số 01GTKT3/001, ký hiệu AA/11P số seri: 0000301, ngày 10/01/2013. Người mua hàng là Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Số 9.2, địa chỉ: Lô 2, số 560 Nguyễn văn Cừ, Long Biên, Hà Nội. MST: 0104247879. Mua 3 thang máy loại MITSUBISH với giá bán chưa thuế 348.000.000 đ/chiếc,VAT 10%. Thặng số 20%. Khách hàng ký nhận nợ.

Khi đồng ý bán hàng cho khách, nhân viên kế toán sẽ tiến hành viết hóa đơn GTGT số 01GTKT3/001 ký hiệu AA/11P số seri: 0000301cho khách – hóa đơn GTGT (biểu 2.3) được sử dụng theo mẫu chung của Bộ Tài chính

Sau đó kế toán lập phiếu xuất kho số 0075(biểu 2.2), phiếu xuất kho được sử

dụng theo mẫu quy định chung của Bộ Tài Chính. Phiếu này được viết làm 3 liên, đặt giấy than viết một lần: Liên 1 chuyển cho phòng kế toán, liên 2 đưa cho khách hàng, liên 3 giữ lại quyển. Phiếu xuất kho được chuyển xuống kho. Thủ kho sẽ tiến hành xuất kho theo đúng quy định phiếu xuất.

Dựa vào 2 chứng từ là hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho kế toán tiến hành Định khoản:

- Kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131(chi tiết Công Ty CP ĐT XD số 9.2) : 1.148.400.000 Có TK 5111 : 1.044.000.000 Có TK 3331 : 104.400.000 - Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632 : 870.000.000 Có TK 156 : 870.000.000

Ngày 20/01/2013, khách hàng thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản qua Ngân hàng Đông Á, Công ty đã nhận được Giấy báo có số 306 từ Ngân hàng (biểu

2.4). Khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán 1% do trả sớm.

- Căn cứ vào Giấy báo có của Ngân Hàng, kế toán ghi giảm các khoản nợ phải thu, ghi tăng tiền gửi Ngân hàng và ghi tăng chi phí tài chính.

Nợ TK 1121(chi tiết cho Ngân Hàng Đông Á) : 1.136.916.000

Nợ TK 635 : 11.484.000

Có TK 131(chi tiết cho Công Ty CP ĐT XD số 9.2) : 1.148.400.000 Sau khi Định khoản căn cứ vào chứng từ gốc là hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, giấy báo có của ngân hàng, kế toán cập nhật chứng từ vào phần mềm kế toán, hệ thống sẽ xử lý số liệu được cập nhật vào sổ chi tiết thanh toán cho người mua, sổ cái tiền gửi ngân hàng, đồng thời phản ánh vào sổ Nhật ký chung. Trên cơ sở Nhật ký chung máy tính sẽ tự cập nhật vào sổ cái 511, sổ cái 632 và các sổ cái có liên quan.

Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng

Trong trường hợp này Công ty cũng thực hiện giống bán buôn qua kho.

Ví dụ 2: Ngày 16/01/2013, Công Ty CP ĐM HN sau khi mua hàng không nhập kho mà bán buôn vận chuyển thẳng giao tay ba ngay cho Công Ty Minh Thành 2 thang máy loại thang thực phẩm NT5 với giá bán 45.000.000 đồng/chiếc,

thuế GTGT 10%. Giá vốn của loại thang máy này 42.900.000 đồng/chiếc (căn cứ theo hóa đơn GTGT số 0000450 do nhà cung cấp lập). Khách hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt.

Khi đồng ý bán hàng cho khách kế toán lập hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001, ký hiệu AA/11P, seri 000350 (biểu 2.5) cho khách hàng và căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán lập phiếu xuất kho số 095 (biểu 2.6),. Kế toán lập phiếu thu số 076 (biểu 2.7) và chuyển cho thủ quỹ nhận tiền. Dựa vào 3 chứng từ là phiếu thu, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 1111 : 99.000.000 Có TK 5111 : 90.000.000

Có TK 3331 : 9.000.000

Đồng thời kế toán dựa vào hóa đơn GTGT số 000450 nhà cung cấp lập, ghi nhận giá vốn.

Nợ TK 632 : 85.800.000

Có TK 156 : 85.800.000

Sau khi kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy tính, máy tính tự động cập nhập vào sổ cái tiền mặt, đồng thời phản ánh vào nhật ký chung. Trên cơ sở Nhật ký chung máy tính sẽ tự cập nhật vào sổ cái TK 5111, sổ cái TK 632, sổ cái 156.

Bán lẻ hàng hóa :

Ví dụ 3: Ngày 23/01/2013 Công ty xuất bán 1 thang máy loại thang máy gia đình MitShubishi Hanec 05, cho anh Nguyễn tuấn anh. Địa chỉ : số 235,Chợ Quang Trung, Thành Phố Thái Bình, số tài khoản tại Ngân Hàng Nông Nghiệp là 21510001023838, MST: 53.00140311, với giá bán chưa thuế 280.000.000 đồng, thuế VAT 10%. Giá xuất kho 250.000.000 đồng. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản.

Khi bán hàng cho khách nhân viên kế toán sẽ tiến hành viết hóa đơn GTGT số 01GTKT3/001 (biểu 2.8), ký hiệu AA/11P, số seri 0000370, giao liên 2 cho khách hàng – hóa đơn GTGT được sử dụng theo mẫu quy định chung của Bộ Tài Chính.

Sau đó kế toán sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho được sử dụng theo mẫu chung của Bộ Tài Chính, phiếu xuất kho số 0115 (biểu 2.9). Phiếu xuất kho được chuyển xuống kho. Thủ kho sẽ tiến hành xuất kho theo đúng phiếu xuất kho. Căn cứ vào giấy Báo Có của Ngân Hàng (biểu 2.10), hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nợ TK 112(chi tiết cho Ngân Hàng Nông Nghiệp) : 308.000.000

Có TK 5111 : 280.000.000

Đồng thời ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632 : 250.000.000

Có TK 156 : 250.000.000

Tương tự kế toán cũng nhập số liêu vào phần mềm như ví dụ 1 và ví dụ 2. •Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng

- Kế toán Chiết khấu thanh toán: Công ty thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng nào trả tiền trước thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng.

Ví dụ 4: Ngày 28/01/2013, nhận giấy Báo có số 312 từ Ngân hàng Quân Đội

(biểu 2.11), Công ty TNHH Thiên Quang thanh toán tiền mua thang máy

ngày 02/01/2013. Với số tiền là 550.000.000 đồng, được hưởng chiết khấu thanh toán do trả sớm là 1%.

Khi nhận được giấy Báo có từ Ngân hàng, kèm theo các chứng từ kèm theo kế toán ghi tăng tiền gửi tại Ngân hàng Quân Đội, ghi tăng chi phí tài chính khách hàng được hưởng do trả sớm, đồng thời ghi giảm khoản phải thu của khách hàng, Kế toán ghi như sau:

Nợ TK 1121(chi tiết cho Ngân hàng Quân Đội) : 544.500.000

Nợ TK 635 : 5.500.000

Có TK 131(chi tiết cho Công ty ĐT và XD HN) : 550.000.000 Tương tự, kế toán cũng nhập số liệu vào phần mềm kế toán.

- Kế toán Chiết khấu thương mại: Công ty thực hiên chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua với số lượng lớn và mua thường xuyên. Tùy thuộc vào số lượng hàng mua và mức độ thường xuyên với Công ty mà Công ty bớt cho họ tỷ lệ phần trăm theo giá trị hàng mua (thường thì tỷ lệ từ 1% - 4%). Đối với Công ty CP ĐM HN thì Công ty sử dụng chiết khấu thương mại trên hóa đơn GTGT.

Ví dụ 5: Ngày 04/01/2013 Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu GP.Invest mua 10 thang máy Thyssen trọng tại 900 kg, để xây dựng công trình, theo hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT3/001,ký hiệu: AA/11P, số:0000250 giá của mỗi thang máy là 320 triệu đồng/chiếc. VAT 10%. Giá xuất kho 300 triệu đồng/chiếc, chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng là 4%. Chiết khấu thương mại trên hóa đơn GTGT.Khách hàng ký nhận nợ.

Khi đồng ý bán hàng cho khách, nhân viên kế toán tiến hành viết hóa đơn GTGT số 01GTKT3/001, ký hiệu AA/11P số seri: 0000250 cho khách – hóa đơn

GTGT (biểu 2.12) được sử dụng theo mẫu chung của Bộ Tài Chính sẽ phiếu xuất kho số 0025 (biểu 2.13.)

Sau đó kế toán lập phiếu xuất kho được sử dụng theo mẫu quy định chung của Bộ Tài Chính. Phiếu này được viết làm 3 liên, đặt giấy than viết một lần: Liên 1 chuyển cho phòng kế toán, liên 2 đưa cho khách hàng, liên 3 giữ lại quyển. Phiếu xuất kho được chuyển xuống kho. Thủ kho sẽ tiến hành xuất kho theo đúng quy định phiếu xuất. Dựa vào 2 chứng từ là hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho kế toán tiến hành Định khoản:

- Kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131 (chi tiết cho CT CP ĐT DK GP.Invest) : 3.379.200.000

Có TK 5111 : 3.072.000.000

Có TK 3331 : 307.200.000

- Đồng thời kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 632 : 3.000.000.000

Có TK 156 : 3.000.000.000

Tương tự, Căn cứ vào chứng từ kế toán phát sinh (hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho), kế toán nhập số liệu, máy tính cập nhật số liệu vào nhật ký chung, sổ chi tiết 131, sổ cái TK 632, Sổ cái TK 5111

- Kế toán hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại là những hàng bị sai quy cách, phẩm chất, mẫu mã nên bị khách hàng từ chối trả lại. Khi nhận được thông báo trả lại, phòng kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét lý do trả lại hàng của khách hàng. Nếu chấp nhận sẽ lập biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại có xác nhận của hai bên. Trường hợp hàng bán bị trả lại một phần thì trị giá của số hàng bị trả lại đúng bằng số lượng (x) đơn giá ghi trên hóa đơn GTGT. Căn cứ vào hóa đơn mà bên mua lập, biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại, kế toán tiến hành hạch toán khoản giá trị thang máy bị trả lại đó: Ghi Nợ 531 theo giá chưa có thuế GTGT, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp của số hàng bán bị trả lại, đồng thời ghi có tiền hoặc giảm các khoản phải thu. Đối với riêng mặt hàng thang máy, do mặt hàng thang máy là mặt hàng có giá trị cao, quy trình, công nghệ, kỹ thuật đòi hỏi yêu cầu, chất lượng cao, nó ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng con người, năng suất làm việc…Vì vậy được Công ty kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, quy cách, mẫu mã và hầu như công ty nhập khẩu 100% hàng về bán, nên số lượng hàng hóa có chất lượng kém, không đúng quy cách là không có. Nên Công ty không sử dụng Tài khoản hàng bán bị trả lại (531) cho mặt hàng thang máy.

Công ty sử dụng hình thức kế toán “Nhật Ký chung”

Sổ kế toán phản ánh bán mặt hàng thang máy tại Công ty là - Sổ nhật ký chung: Ghi hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh. - Sổ cái TK 5111, 632,156, 131, 635, 642, 111, 1121

- Sổ chi tiết TK tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán phải ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái.

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ phát sinh trên các sổ Nhật ký chung, các sổ cái, sổ chi tiết, tính tổng bên nợ, bên có, số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau đó đối chiếu khớp đúng với số liệu trên sổ cái, và các sổ chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ kiểm tra phải đảm bảo tổng phát sinh bên Nợ và tổng phát sinh bên có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối phải bằng nhau, và số dư của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm mặt hàng thang máy cho ngành xây dựng tại Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w