Nghiên cứu bổ sung cam thảo

Một phần của tài liệu Chế biến chè (trà) túi lọc từ rau má trồng (Trang 40 - 42)

- Ở bình đối chứng: Cho 10ml dịch chiết vào bình tam giác 250ml,

g. Xác định hàm lượng cenlulose trong nguyên liệu

4.2.4.3 Nghiên cứu bổ sung cam thảo

Theo Đông Y cam thảo có vị ngọt tính bình, cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Trong cam thảo có glycyrrhetinic acid glycyrrhizin, uralenic acid, liquiritigenin, isoliquitigrenin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid. Có tác dụng giải độc, chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetra chloride, tác dụng chống loét đường tiêu hóa, chống co thắt đốí với cơ trơn ống tiêu hóa, tác dụng kháng khuẩn, cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu.[26]

Cam thảo có vị ngọt dịu, tạo hậu vị mạnh, khi bổ sung với tỉ lệ thích hợp sẽ tạo vị ngọt dịu, hậu vị tốt cho trà, đây là điều rất quan trọng. Vì vậy, với nền là tỉ lệ rau má : hoa cúc : râu ngô = 1 : 0.3 : 0.2, chúng tôi tiến hành bổ sung cam thảo với các tỉ lệ khác nhau theo các công thức CT29, CT30, CT31, CT32, CT33 ở phần 3.2.1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của tỉ lệ cam thảo đến chất lượng sản phẩm

(Nền: Tỉ lệ rau má : hoa cúc : râu ngô là 1 : 0.3 : 0.2) CT Tỉ lệ cam thảo Nhận xét Điểm chất lượng toàn phần CT29 0.1

Nước pha màu vàng cánh gián, viền vàng, thoáng mùi hoa cúc, thoáng vị

chát nhẹ, ít ngọt, hậu vị ít. 12.32

CT30 0.2

Nước pha màu vàng cánh gián nhẹ, viền vàng, thơm mùi rau má nhẹ, thoáng vị chát nhẹ, ngọt nhẹ, hậu vị nhẹ.

13.6

CT31 0.3

Vàng pha màu cánh gián nhẹ, thơm mùi rau má nhẹ, thoáng mùi cam thảo, thoáng vị chát nhẹ, ngọt dịu, có hậu.

15.28

CT32 0.4

Nước pha có màu vàng cánh gián nhạt hơn, thơm mùi cam thảo, vị chát không rõ ràng, ngọt nhẹ, hậu vị.

14.16

CT33 0.5

Nước pha có màu vàng cánh gián nhạt hơn, thơm mùi cam thảo, vị chát không

rõ ràng, ngọt dịu, hậu vị mạnh. 14.36

Nhận xét:

Việc lựa chọn bổ sung cam thảo với một tỉ lệ thích hợp sẽ tạo cho trà có vị ngọt dịu, hậu vị tốt. Qua bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy khi bổ sung cam thảo với tỉ lệ 0.1 cho nước pha có màu vàng cánh gián, thoáng vị chát nhẹ, tuy nhiên lại thoáng mùi hoa cúc, ít ngọt, hậu vị ít. Nếu bổ sung với tỉ lệ 0.4, 0.5 cho nước pha có vị ngọt dịu, hậu vị mạnh, nhưng màu vàng cánh gián nhẹ, thơm mùi cam thảo hơn. Qua đó chúng tôi thấy bổ sung cam thảo với tỉ lệ 0.3

là thích hợp hơn cả vì màu nước pha đẹp, vẫn giữ được mùi rau má, thoáng vị chát nhẹ, ngọt dịu và có hậu. Đó là lý do mà chúng tôi quyết định chọn bổ sung cam thảo với tỉ lệ 0.3.

Một phần của tài liệu Chế biến chè (trà) túi lọc từ rau má trồng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w