Động giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 77 - 81)

thiện bản thân Toàn phần

- Tổ chức dự giờ thí điểm các bài dạy có giáo dục tích hợp KNS: Chú trọng đến bộ môn giáo dục công dân vì đây là bộ môn có ƣu thế đặc biệt trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu, về các giá trị đạo đức từ đó có những ứng xử đúng đắn. Sau các tiết dạy có kiểm tra sự nhận thức của học sinh để đánh giá hiệu quả bài dạy đồng thời rút kinh nghiệm trong các tổ, nhóm chuyên môn. Các giờ dạy thí điểm sẽ là bƣớc khởi đầu quan trọng để giáo viên tiếp cận dần với việc giáo dục KNS trong việc tích hợp với bài dạy chuyên môn. Các bài học cũng nhƣ các sáng kiến mới đƣợc góp ý xây dựng tạo nên không khí học tập và hình thành thói quen mới tích cực cho giáo viên.

- Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại khoá trong các tổ chuyên môn:

Các chƣơng trình này vừa giúp cho việc thực hiện tốt mục tiêu bài dạy, lại vừa rèn cho học sinh các KNS cần thiết. Các chƣơng trình ngoại khoá có thể có quy mô lớn trong phạm vi cả trƣờng, quy mô vừa theo khối, cũng có thể quy mô nhỏ theo lớp học. Đó là các chƣơng trình ngoại khoá “Văn học dân gian”, học sinh xây dựng các tình huống kịch tham gia diễn các tiểu phẩm kịch theo tác phẩm văn học, giúp các em bình tĩnh tự tin trên sân khấu và trong giao tiếp, các em đƣợc thể hiện năng lực bản thân, ngoại khoá chƣơng trình “Tiếng Anh trong giao tiếp”, học sinh đƣợc nói, đƣợc tiếp xúc với chuyên gia nƣớc ngoài, đƣợc tham gia các trò chơi thể hiện sự nhanh nhạy, thông minh, tổ chức chƣơng trình ngoại khóa về giáo dục môi trƣờng và thái độ của con ngƣời trong việc bảo vệ môi trƣờng trong môn Địa lý, môn Vật lý, các tình huống và xử lý tình huống trong môn Giáo dục công dân ...

- Sau mỗi năm học, tổ chức xem xét, đánh giá lại các nội dung đã thực hiện tích hợp, có điều chỉnh bổ sung ở tổ nhóm chuyên môn và xây dựng kế hoạch cho năm học tiếp theo sau khi đã có sự điều chỉnh.

Thông qua việc rà soát, xây dựng kế hoạch, bố trí triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt đƣợc có thể thấy chính việc dạy tích hợp các nội dung giáo dục KNS đã góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học với các phƣơng pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin của học sinh. Nếu giáo viên biết khéo léo tích hợp các hoạt động giáo dục KNS vào bài học thì chính là con đƣờng để học sinh tiếp cận kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng tự nhiên nhất.

Điều kiện thực hiện :

- Cung cấp đầy đủ các văn bản của Bộ, ngành về hình thức, kỹ thuật đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.

- Bố trí điều kiện, thời gian để các tổ chuyên môn xây dựng chƣơng trình dạy học tích hợp và triển khai thực hiện nội dung chƣơng trình đã đề ra.

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giúp cho giáo viên phát huy tốt năng lực chuyên môn. Có những động viên, khuyến khích kịp thời những giáo viên thực hiện tốt và nhân rộng những điển hình trong quá trình thực hiện.

- Đối với một số môn nhƣ Giáo dục công dân, Ngữ văn... việc tích hợp các nội dung giáo dục KNS trong những bài phù hợp phải đƣợc coi nhƣ một điều kiện để đánh giá một bài dạy đạt hiệu quả.

3.2.3.Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong công tác chủ nhiệm lớp

Ngƣời giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp học, giáo viên chủ nhiệm nhƣ thế nào thì lớp học sẽ nhƣ thế ấy. Một ngƣời giáo viên chủ nhiệm giỏi phải là một nhà tƣ vấn giỏi, ngƣời kịp thời phát hiện ra những học sinh “có vần đề” về tâm lý hoặc gặp phải những khó khăn bối rối trƣớc cuộc sống. Bằng việc nắm vững đối tƣợng học sinh, thông qua hoạt động giảng dạy và

hoạt động giáo dục, giáo viên chủ nhiệm là ngƣời có ƣu thế và khả năng rất thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục KNS, góp phần chung vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trƣờng.

Biện pháp thực hiện:

- Thực hiện khảo sát đối tượng học sinh: Vào đầu năm học, chỉ đạo xây dựng bộ công cụ cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc khảo sát đối tƣợng học sinh. Các phiếu khảo sát này không chỉ để giáo viên nắm đƣợc lý lịch học sinh mà thông qua đó biết sở thích, tính cách, thói quen, nhóm bạn thân, phong cách học tập, những mặt mạnh và hạn chế của học sinh...Các phiếu khảo sát này còn phục vụ cho chính giáo viên bộ môn trong việc điều tra phong cách học của học sinh, giúp cho việc xây dựng kế hoạch dạy học của năm học. Cũng qua phiếu điều tra này, nhà quản lý gián tiếp góp phần xây dựng mối liên hệ thƣờng xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc phối hợp giáo dục học sinh.

- Lựa chọn nội dung giáo dục KNS cho phù hợp với từng lớp: Từ việc khảo sát đối tƣợng học sinh, chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục KNS phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp. Với các lớp 10 mới vào trƣờng, học sinh ở vùng sâu vùng xa, các KNS đƣợc lựa chọn thƣờng là kỹ năng giao tiếp ứng xử thể hiện có văn hoá, kỹ năng kiên định không nghe lời rủ rê bỏ học, kỹ năng mạnh dạn, tự tin. Với các lớp lớn hơn có học sinh ở khu vực thị trấn lại chú trọng đến các kỹ năng tự bảo vệ mình trƣớc những cám dỗ, kỹ năng tự khẳng định mình, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xác định mục tiêu...

- Xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung, hình thức giờ sinh hoạt lớp: Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chi tiết trên cơ sở điều tra tình hình lớp. Trong kế hoạch chủ nhiệm, cần có kế hoạch giáo dục KNS

cho từng tháng. Ban hành văn bản cụ thể của nhà trƣờng yêu cầu giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 77 - 81)