Lũng nhà trƣờng về trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 36 - 60)

bỉ, lâu dài, bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Ngoài việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học, việc giáo dục kỹ năng sống còn đƣợc thực hiện trong các hoạt động giáo dục. Nhà trƣờng phải quản lý từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo việc thực thi kế hoạch và có kiểm tra đánh giá trong công tác chủ nhiệm lớp, trong giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp; Chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên trong các hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến các hoạt động thắp sáng ƣớc mơ tuổi trẻ, định hƣớng nghề nghiệp, nâng cao sức khoả thể chất và sức khoẻ tinh thần, có các kỹ năng hoạt động xã hội...Nhà trƣờng cần có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp với các lực lƣợng xã hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trƣờng nhƣ: Công an, Y tế, Trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình, Huyện đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh…nhằm tổ chức các chƣơng trình giáo dục chuyên đề về kỹ năng sống.

1.5.3.Cách thức quản lý

1.5.3.1.Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Kế hoạch hoá là đƣa toàn bộ hoạt động vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bƣớc đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu chung của tổ chức.

Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNS, nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu cần đạt trong hoạt động giáo dục KNS, từ đó xác định những biện pháp có tính khả thi để thực hiện kế hoạch.

Cần dựa vào các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng nhà trƣờng, những kỹ năng sống nào là cần thiết và đang thiếu hụt cần giáo dục với học sinh trƣờng mình, lớp mình để đề ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu cho từng năm học cụ thể. Các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng căn cứ vào kế hoạch của trƣờng để xây dựng kế hoạch hành động cho tổ chức hoặc cá nhân sao cho hợp lý và tránh sự chồng chéo khi thực hiện.

Các kế hoạch của trƣờng, của tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn (nhất là các bộ môn có ƣu thế về giáo dục KNS), giáo viên chủ nhiệm cần đƣợc phê duyệt và sau đó thông tin rộng rãi để các thành viên trong trƣờng có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện.

1.5.3.2.Tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT

Chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đồng thời có khả năng tạo ra sức mạnh mới của đơn vị nếu việc sắp xếp các nguồn lực đƣợc tiến hành khoa học và hợp lý.

Sau khi xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục KNS trong năm học, nhà trƣờng và tổ chức Đoàn thanh niên chủ động sắp xếp phân phối các nguồn lực và phân công trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức.

Cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể trong lãnh đạo nhà trƣờng, trong tổ chức Đoàn thanh niện và lực lƣợng giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch đƣợc giao.

Nhà trƣờng phải chủ động tham mƣu, đề xuất sự phối hợp hoạt động giáo dục KNS với các tổ chức nhƣ lực lƣợng Công an (tuyên truyền về ma túy

HIV/AIDS) Trung tâm y tế và Trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình (tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản vị thành niên)...

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống, cần tổ chức tuyên truyền về nhận thức và kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho tập thể cán bộ giáo viên nhà trƣờng vì đây là nhiệm vụ mới mẻ, lại chƣa có tài liệu, giáo trình chính thức.

1.5.3.3.Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Chức năng chỉ đạo vừa có ý nghĩa ra chỉ thị để điều hành, vừa có tác động đến hành vi, thái độ của mọi thành viên trong nhà trƣờng trên cơ sở sử dụng đúng đắn các quyền của ngƣời quản lý.

Lãnh đạo nhà trƣờng sử dụng quyền chỉ huy và hƣớng dẫn triển khai các nhiệm vụ giáo dục KNS đã đề ra trong kế hoạch. Ngƣời lãnh đạo đơn vị giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, tập thể trong đơn vị theo kế hoạch và vị trí công tác của họ đồng thời đôn đốc, động viên, kích thích việc thực hiện. Vì bản thân KNS vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính xã hội nên việc chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cũng phải khéo léo mềm dẻo, tránh áp đặt và mệnh lệnh. Từng bộ phận trong trƣờng: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn…có những nhiệm vụ gì, phối hợp với nhau ra sao trong việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh phải đƣợc quy định rõ ràng. Trong quá trình thực hiện, ngƣời lãnh đạo chú ý việc xây dựng các nhóm thực hiện nhiệm vụ nhƣ nhóm tổ chức Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nhóm các giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục hƣớng nghiệp đồng thời chịu trách nhiệm trong việc giải quyết các sự vụ cá nhân học sinh có vấn đề trong lớp, nhóm các giáo viên cùng chuyên môn trong việc thống nhất nội dung giáo dục tích hợp giáo dục KNS vào các bài học…

1.5.3.4.Kiểm tra hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Thông qua kiểm tra nhà quản lý phát hiện những vấn đề chƣa hợp lý và có biện pháp điều chỉnh. Cũng thông qua kiểm tra, mọi hoạt động sẽ đƣợc thực hiện tốt hơn và tránh sai sót.

Do kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội, hoạt động giáo dục kỹ năng sống là giúp học sinh hình thành cách sống tích cực và xây dựng những hành vi lành mạnh cho nên việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động này không thể dễ dàng lƣợng hoá các tiêu chuẩn kiểm tra. Ngoài việc gắn việc đánh giá hiệu quả của giáo dục KNS theo các tiêu chí của bảng đánh giá phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, cần xây dựng các phiếu hỏi, phiếu điều tra, các bài tập tình huống giáo dục đồng thời thông qua quan sát, phỏng vấn để xác định hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNS đã thực hiện.

Đối với ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng, có thể áp dụng các kiểu kiểm tra sau đây để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNS:

- Kiểm tra trƣớc khi thực hiện hoạt động: Kiểu kiểm tra này phù hợp và cần thiết đối với những chƣơng trình ngoại khoá lớn. Trƣớc khi tổ chức chƣơng trình, cần rà soát, kiểm tra nhằm đảm bảo các nguồn lực đã đƣợc sẵn sàng, kiểm tra các nội dung thực hiện có đảm bảo các điều kiện để thực hiện mục tiêu đã đặt ra không.

- Kiểm tra sau khi thực hiện hoạt động: Sau một chƣơng trình ngoại khóa, thực hiện rút kinh nghiệm, thăm dò dƣ luận, kiểm tra bằng phiếu hỏi…để có kết luận đã góp phần hình thành những kỹ năng nào, những nội dung nào cẩn chỉnh sửa bổ sung để có những bài học cần thiết cho những chƣơng trình tiếp

theo. Kiểu kiểm tra này cũng có thể áp dụng sau khi dự giờ của giáo viên, nhất là các tiết dạy có nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống.

- Kiểm tra đánh giá trong toàn bộ quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện: Kiểu kiểm tra này giúp cho các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng không xảy ra sai sót. Cần thực hiện việc kiểm tra từ khâu lập kế hoạch của giáo viên và các tổ chức, kiểm tra, giám sát, uốn nắn, tƣ vấn trong quá trình các cá nhân và tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng.

Kết luận chƣơng 1

Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

Hoạt động giáo dục KNS trong trƣờng trung học phổ thông là cần thiết, cấp bách. Đã đến lúc phải coi giáo dục KNS là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục học sinh. Thực hiện tốt việc giáo dục KNS cho học sinh cũng chính là thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục của UNESCO là: Học để biết (kỹ năng sống liên quan đến “kiến thức”), học để làm (KNS liên quan đến “hành vi”), học để tự khẳng định mình (KNS liên quan đến “giá trị”), học để cùng chung sống (KNS liên quan đến “thái độ”)

Công tác quản lý của nhà trƣờng luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS. Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục KNS trong nhà trƣờng thì ngƣời hiệu trƣởng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng theo hƣớng tiếp cận KNS. Ngƣời hiệu trƣởng cần chú trọng đến tất cả các khâu từ việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá của các lực lƣợng tham gia giáo dục KNS trong nhà trƣờng. Ngƣời quản lý cần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về giáo dục KNS cho tập thể đội ngũ giáo viên nhà trƣờng, xây dựng và triển khai kế hoạch, thực hiện chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kế

hoạch trong lực lƣợng giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và biết phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác ngoài nhà trƣờng, làm tốt các chức năng quản lý, biết động viên tập thể cán bộ giáo viên tham gia tích cực nhiệt tình nhằm đảm bảo học sinh đến trƣờng không chỉ đơn thuần đƣợc dạy chữ mà còn đƣợc dạy cách ứng xử làm ngƣời. Trong quá trình trang bị các kiến thức về kỹ năng sống cần căn cứ vào các đặc điểm tâm sinh lý nhân cách của học sinh THPT để có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

2.1.Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía đông bắc của Việt Nam, có biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây của nƣớc cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 253 km. Lạng Sơn giáp ranh với các tỉnh cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.305,21 km2 trong đó diện tích đồi núi, rừng chiếm gần 80%. Thành phố Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội 150 km đƣờng bộ.

Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh. Toàn tỉnh Lạng Sơn có 226 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 21 xã và thị trấn vùng biên giới. Tỉnh Lạng Sơn có 7 huyện vùng cao. Tính đến 1/4/2009, dân số toàn tỉnh là 731.887 ngƣời.

Tỉnh Lạng Sơn là nơi có đông đảo đồng bào các dân tộc cùng chung sống từ lâu đời. Toàn tỉnh có 35/54 dân tộc trong đó dân tộc thiểu số chiếm 83,52% (dân tộc Nùng chiếm tỉ lệ 42,96%), dân tộc Kinh 16,48% [8]

Với ƣu thế thuận lợi về đƣờng giao thông và có các cửa khẩu giao lƣu buôn bán quốc tế nên những năm gần đây Lạng Sơn có nhiều bƣớc khởi sắc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2006 – 2010 là 10,45%, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 là 15,6 triệu, tƣơng đƣơng 820 đô la. Sự phát triển mạnh của nền kinh tế, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện trong những năm qua đã tạo thuận lợi cho phát triển giáo dục đào tạo. Giáo dục Lạng Sơn đang dần từng bƣớc tiến tới đáp ứng mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài” [10].

2.1.2.Khái quát về giáo dục tỉnh Lạng Sơn

Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội, ngành giáo dục đào tạo Lạng Sơn những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn đáng ghi nhận. Đƣợc các cấp chính quyền tỉnh và địa phƣơng quan tâm cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành, giáo dục Lạng Sơn đã có những chuyển biến rõ nét về cả quy mô, chất lƣợng và hiệu quả.

Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 1 trƣờng cao đẳng sƣ phạm và 3 trƣờng trung cấp y tế, kinh tế và văn hóa nghệ thuật. Các bậc học của ngành giáo dục phổ thông đƣợc phát triển nhanh. Năm học 2009 - 2010 toàn tỉnh có 130 trƣờng mầm non, 242 trƣờng tiểu học, 202 trƣờng trung học cơ sở, 25 trƣờng THPT, 11 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên. Tổng số học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh là 177.181. Riêng số học sinh các trƣờng THPT là 25.378 em. Những năm qua, chất lƣợng giáo dục trong các nhà trƣờng đƣợc nâng lên cả về đại trà cũng nhƣ mũi nhọn theo hƣớng ổn định, thực chất, dần dần đáp ứng yêu cầu của một tỉnh miền núi. Cơ sở vật chất bắt đầu đƣợc đầu tƣ xây dựng theo xu hƣớng đồng bộ, hiện đại, trang thiết bị dạy học đƣợc quản lý và sử dụng vào nền nếp. Công tác quản lý của các nhà trƣờng bƣớc đầu đƣợc đổi mới, chú trọng đến tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trong các cơ sở giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc đào tạo bồi dƣỡng khá bài bản, chú trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng [20].

Bên cạnh những thành tựu to lớn mà ngành giáo dục đào tạo Lạng Sơn đã đạt đƣợc, cũng còn những thiếu sót, bất cập cần khắc phục. Cơ sở vật chất cho các trƣờng vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên chƣa đồng bộ về cơ cấu môn học cũng nhƣ chất lƣợng, trình độ chƣa đồng đều.Việc triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy học tích cực còn nhiều khó

khăn. Một bộ phận giáo viên còn bảo thủ trì trệ, chƣa nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế chuyên môn. Một bộ phận học sinh dân tộc ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn về kinh tế cũng nhƣ trình độ dân trí, tác động không nhỏ đến chất lƣợng giáo dục chung của tỉnh.

2.1.3.Đặc điểm tình hình trường THPT Hữu Lũng

Hữu Lũng là huyện phía nam của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích 808,66 km2, dân số 105.996 ngƣời. Huyện có 26 xã và 1 thị trấn, mật độ dân số khoảng 135 ngƣời/km2 [8].

Trƣờng THPT Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đƣợc thành lập ngày 15/10/1965. Hiện nay trƣờng toạ lạc tại số 123 đƣờng Xƣơng Giang, khu Tân Hoà, thị trấn Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Sau 45 năm xây dựng và trƣởng thành, nhà trƣờng thực sự trở thành một điạ chỉ tin cậy về giáo dục phổ thông của huyện. Nhà trƣờng đã vinh dự đƣợc nhận các phần thƣởng cao quý của Nhà nƣớc: Huân chƣơng Lao động hạng Ba năm 2000, Huân chƣơng lao động hạng Nhì năm 2005 cùng nhiều bằng khen của các cấp các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Về quy mô phát triển của nhà trường : Trong 3 năm gần đây, mỗi năm nhà trƣờng có khoảng trên dƣới 2000 học sinh đƣợc biên chế thành 50 lớp học. Số cán bộ, giáo viên nhà trƣờng trong năm học 2010 - 2011 là 104 ngƣời [25].

- Về xây dựng đội ngũ: Đội ngũ giáo viên nhà trƣờng ngày càng trƣởng thành và lớn mạnh: 99% giáo viên đạt chuẩn, có 5% giáo viên trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đoàn kết, tích cực giúp đỡ lẫn nhau nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Trƣờng có nhiều giáo viên là giáo viên cốt cán cấp tỉnh ở các bộ môn cơ bản. Việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên đƣợc tiến hành khá thƣờng xuyên bằng nhiều biện pháp nhƣ:

+Tăng cƣờng việc tự bồi dƣỡng, lấy tổ, nhóm chuyên môn làm đơn vị cơ bản để bồi dƣỡng nâng cao tay nghề, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 36 - 60)