Thực trạng sản xuất và phục hồi thu nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác di dân tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang (Trang 52 - 55)

- Vật kiến trúc kèm khác theo nhà 50,1 Cây trồng và vật nuôi trên đất có mặt nước 29,

1 Huyện Na Hang 24 327 6.27 86 260 99 2 Huyện Chiêm Hóa 795 849 4.424 54 8

3.4.2. Thực trạng sản xuất và phục hồi thu nhập

Trên cơ sở kết quả điều tra của Ban Di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang và Uỷ ban nhân dân các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá thực trạng sản xuất, việc làm, thu nhập của hộ tái định cư bằng việc phỏng vấn trực tiếp 2.915 hộ/4.088 hộ tái định cư (chiếm 71,3% tổng số hộ tái định cư), cụ thể như sau:

3.4.2.1. Về sản xuất của hộ tái định cư

Người dân tái định cư sản xuất nông nghiệp với đặc điểm sau:

- Diện tích đất được giao chủ yếu là đất 2 lúa, sản xuất độc canh cây lúa, cùng với việc canh tác chưa hợp lý, kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế và chất lượng đất đang bị thoái hóa, nên năng xuất lúa đạt thấp.

- Các nguồn thu nhập từ cây trồng lâu năm, nghề rừng chưa có (do chưa được giao đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm được giao còn hạn chế) - Đối với hộ tái định cư ở xa (ngoài xã, huyện ngập) do ở xa sông, suối nên thu nhập từ đánh bắt cá giảm.

- Có 85% số người dân tái định cư được điều tra cho rằng họ thiếu tư liệu sản xuất (đất sản xuất ít, đặc biệt là không có đất trồng màu và đất lâm nghiệp, công cụ sản xuất), thiếu kinh nghiệm sản xuất và thiếu vốn đầu tư phát triển phát triển.

3.4.2.2. Về thu nhập của hộ tái định cư

Thu nhập trung bình của hộ dân sau 6 năm tái định cư, các hộ đạt khoảng 10 - 13 triệu đồng/hộ. Trong đó khu vực có thu nhập trung bình cao nhất là Na Hang khoảng 16 triệu đồng/hộ/năm, do đây là khu vực tập chung nhiều hộ tái định cư phi nông nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh, buôn bán và là cán bộ nhà nước, các hộ di vén tại chỗ sản xuất nông lâm nghiệp, nghề cá ít bị biến động nên thu nhập ổn định và cao hơn. Các khu vực khác như huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên và Yên Sơn, mức thu nhập bình quân đạt khoảng 10 triệu đồng/hộ/năm (không bao gồm khoản bồi thường về đất, các tài sản gắn liền với đất và hỗ trợ tái định cư: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ phát triển sản xuất và các khoản hỗ trợ khác

của Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 937/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tương đương 2 - 2,5 triệu đồng/khẩu/năm). Mức thu nhập của các hộ tái định cư thấp hơn mức bình quân khu vực nông thôn toàn tỉnh từ 1 đến 1,5 triệu đồng.

Trong tổng số 2.915 hộ được điều tra, số hộ có thu nhập >5 triệu đồng/năm chiếm 4,4%, số hộ có thu nhập từ 6 - 10 triệu đồng/năm chiếm 48,5% số hộ có thu nhập từ 11 - 15 triệu đồng/năm chiếm 30,3%, số hộ có thu nhập trên 20 triệu đồng/năm chiếm 9,0%.

Bảng 3.15. Tổng hợp mức thu nhập bình quân/hộ/năm TT Mức thu nhập Số hộ Tỷ lệ (%) Toàn dự án 2.915 100 1 Thu nhập > 5 triệu 129 4,4 2 Thu nhập 6 - 10 triệu 1415 48,5 4 Thu nhập 11 - 15 triệu 882 30,3 5 Thu nhập 16 - 20 triệu 230 7,9 6 Thu nhập > 20 triệu 259 9,0

Cơ cấu thu nhập của hộ dân tái định cư như sau: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm 65,4%; thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chiếm 0,1%; thu nhập từ đánh bắt cá chiếm 0,2%; thu nhập từ các nghề dịch vụ chiếm 1,9%; thu nhập từ các nguồn khác (lương, buôn bán…) chiếm 32,4% (tập chung chủ yếu vào đối tượng tái định cư phi nông nghiệp tại thị trấn Na Hang, bản chợ xã Yên Hoa, huyện Na Hang).

Như vậy, có thể thấy rằng thu nhập của các hộ tái định cư chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp (chiếm 65,4%), phổ biến là hình thức sản xuất độc canh (trồng lúa nước), trình độ canh tác thấp cộng với thiếu kinh nghiệm sản

xuất, dẫn đến năng xuất đạt thấp hơn so với người dân sở tại… theo tiêu chí nghèo mới của Chính phủ tại Chỉ thị só 1452/CT-TTg ngày 21/9/2010 thì trong các hộ được phỏng vấn, có 259 hộ khá và trung bình, chiếm 8,9%; 1.112 hộ cận nghèo chiếm 38,1%; 1.544 hộ nghèo chiếm 53 % (tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh cuối năm 2011 là 29,8%). Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong các khu tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang là rất lớn, tiền ẩn nhiều vấn đề xã hội phức tạp và phát triển không bền vững trong vùng tái định cư.

Thu nhập của hộ tái định cư thấp là do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Thiếu việc làm do thiếu đất sản xuất: Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao theo quy định mới chỉ tạo được việc làm thường xuyên cho 31,6% số lao động tái định cư, các ngành sản xuất ngoài nông nghiệp chỉ thu hút được khoảng 8,8%. Số lao động chưa có việc làm và thu nhập ổn định là 59,6% số người trong độ tuổi lao động. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm thu nhập của hộ tái định cư thấp hơn so với mức thu nhập chung của toàn tỉnh.

- Chất lượng lao động thấp, kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế. - Trình độ sản xuất nông nghiệp thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác di dân tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang (Trang 52 - 55)