Thừa nhận quyền tự trị của làng xã:

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN (Trang 42 - 44)

II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬ T:

4. Thừa nhận quyền tự trị của làng xã:

Nền văn minh Sông Hồng với việc canh tác lúa nước đã tạo nên cộng đồng làng xã nông nghiệp phát triển sớm. Làng xã có ruộng đất riêng, tập quán riêng cố kết bền chặt thành một ý thức xây dựng và bảo vệ làng xã như chính sự sống còn của mỗi gia đình,, từ đó tạo nên những quy định, những hương ước, lệ làng buộc mọi thành viên phải tuân thủ. Do đó, lắm lúc "phép vua vẫn thua lệ làng".

Nhà nước phong kiến đứng đầu là nhà vua đã quản lý, điều động nhân lực, thuế má của thành viên làng xã gián tiếp qua bộ máy quản lý xã thôn do dân

chúng suy tôn hoặc bầu lên bởi thế trong thực tế Nhà nước vẫn thừa nhận quyền tự trị mức độ của làng xã và quyền sở hữu ruộng đất theo tập quán lâu đời mỗi làng. Mọi cố gắng của triều Nguyễn nhằm can thiệp vào làng xã nhưng cuối cùng cũng phải thừa nhận một "hương thôn tiểu triều đình" có mặt ở khắp mọi nơi.

5. Khai thông luồng "Dân ý":

Chế độ quân chủ không phải lúc nào cũng độc đoán, hà khắc, chỉ biết ngôi vua mà không quan tâm đến thứ dân. Sở dĩ vua tồn tại là nhờ "tâm quy", tâm phục thì chế độ sụp đổ. "Công tâm" là chiến thuật lấy lòng dân của bất cứ triều đại nào cần duy trì sự ổn định bảo vệ và xây dựng vương quyền. Đây là mối quan hệ hữu cơ, sinh tồn của ngôi quân chủ.

Mạnh Tử có nói: "Vua coi bề tôi như chó ngựa, ắt bề tôi coi vua như khách qua đường; Vua coi bề tôi như bùn rác, ắt bề tôi coi vua như cừu thù" (Quân thị thần khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân; quân thị thần như thổ mảng, tắc thần thị quân như khấu thù- Mạnh Tử, Tứ Thư). Nguyễn Ánh lúc xây dựng chính quyền ở Gia Định đã mở hòm thư "dân ý" để thông suốt ý dân. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long cũng ban chiếu "cầu ngôn" để được nghe lời nói thẳng, quy tụ nhân tâm, chiều mộ hiền tài.

Năm 1804, Gia Long ra Bắc, Nguyễn Công Trứ lúc đó còn là một thư sinh nghèo đã đến dâng Thái bình thập sách. Lưu Quý và Ngô Bình Dục dâng biểu xin vua Thiệu Trị bớt điều ham chuộng, tiết kiệm của tiền, cẩn thận dùng người và nghe lời nói thẳng lúc nhà vua mới làm lễ đăng quang năm 1841.

Để được lời nói thẳng hoặc giải lời oan trái, người dân được quyền đón xa giá của vua hoặc đến nơi hành tại để đề đạt nguyện vọng của mình.

Năm 1832, Minh Mạng lập Đô Sát viện với đội ngũ Ngôn quan để có lời nói thẳng, nói thật, khuyên ngăn việc nước. Chức năng của Đô Sát viện là: "Phàm hoàng thân quốc thích, quan viên lớn nhỏ có điều làm bất công, bất pháp, thực

trạng tham nhũng hay liêm khiết, hay hoặc dở của quan chức trong ngoài, cùng các chương tấu có ý kiến không theo công lý đều được tham hặc.

Phàm khi vua ngự triều, các khoa đạo chia làm hai ban tả hữu đứng chầu: Bên hữu sung làm chức khởi, bên tả sung làm người chép việc, viên nào đến ngày trực phải ghi tên rõ ở dưới giấy, cuối tháng làm thành tập viết cẩn thận do Viện trưởng duyệt chữa, đóng ấn của Viện, giao cho Sử quán thu giữ".

Mặc dù triều Nguyễn đã thu tóm mọi quyền hành vào trong tay Hoàng đế và trở thành một thể chế quân chủ tập quyền cực đoan nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam. Nhưng dựa vào tập quán trị nước, truyền thống dân chủ làng xã và kỷ cương phép nước, triều Nguyễn cũng dành sự khoan thứ cho dân, sự quan tâm đến xã hội và điều chỉnh kỷ cương cho thuận chính đạo, hợp ý trời. Chính những điều tiết này đã làm cho triều Nguyễn có cơ sở xã hội để tồn tại khá lâu trong chế độ phong kiến nước ta.

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w