Thuận ý trời:

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN (Trang 41 - 42)

II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬ T:

2. thuận ý trời:

Thiên tử thay trời trị dân. Do đó, ngày xưa có quan niệm rằng trời luôn giám sát ngôi quân chủ để bảo trọng lâu dài cho đế vương. Mỗi khi gặp quốc biến, luật pháp hà khắc, dân tình than oán, thì oán khí sẽ xông lên trời, âm dương bất hoà, tái sinh tai biến như hạn hán, bão lụt, núi lở, dịch khí, sao băng... đó là điềm ứng của trời cho Thiên tử răn mình, tu chỉnh phép nước như xá tội, giảm thuế, bớt việc binh, nhẹ việc hình cho hợp lòng dân mới thuận ý trời. Nếu không vương nghiệp tất phải sụp đổ. Khâm Thiên giám có nhiệm vụ xem xét Thiên tượng để dự báo, có biện pháp làm bình ổn cho ngôi Thiên tử duy trì vương đạo lâu dài.

Sự việc dưới đây cho chúng ta thấy đạo trời của các vua Nguyễn. Năm Minh Mạng mới lên ngôi, tháng 6, ở các tỉnh Hà Tiên, Vĩnh Thanh và Định Tường bệnh dịch tràn lan. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoa (nay là Thanh Hoá) bị đại hạn, Hoàng đế sai các phương cầu đảo.

Minh Mạng bảo triều thần rằng: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay lúc nào cũng nâm nấm, nem nép chỉ sợ chưa hợp ý Trời, nay hạn, dịch làm tai có phải đấng Thượng đế đã khiến trách ta là không có đức vậy ư? Quan Lại Bộ Thượng thư là Nguyễn Hữu Thận tâu rằng "Tai trời lưu hành từ đời xưa thường có. Đấng vương giả mỗi khi gặp tai biến biết sợ mà lo thêm sửa đức chính thời tai lại chuyển nguy làm lành vậy" .

3. Quan niệm "Dân vi quý", "Quân vi khinh":

Từ trong học thuyết trị nước của Trung Quốc đã có ý tưởng "khinh" vua, "trọng" dân. Tuân Tử có nói "Thiên chi sinh dân, phi vi quân dã; Thiên chi lập quân, dĩ vi dân dã", nghĩa là: Trời sinh dân không phải vì vua; trời sinh vua không phải vì dân vậy. Từ quan niệm đó, ở Việt Nam có truyền thống lấy dân làm gốc. Truyền thống này chúng ta tìm gặp trong tư tưởng của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV. Ông viết "Dân như nước, lật thuyền cũng vì nước". Ở thế kỷ XIX, các vua Nguyễn cũng đề cao dân là quý và thể hiện tư tưởng thương dân trong các văn kiện của Hoàng đế.

Trong lịch sử không phải Hoàng đế nào cũng được cung kính; vẫn có những bạo chúa, hôn quân, vua quỷ, vua lợn, ngoạ triều...do đó, dưới thời quân chủ vẫn thừa nhận sự chính đáng các cuộc khởi nghĩa "điếu dân phạt tội" thừa nhận vai trò tích cực của nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa đó.

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN (Trang 41 - 42)