Đối Với Nhân Dân:

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN (Trang 33 - 36)

II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬ T:

2. Đối Với Nhân Dân:

Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tài liệu phong phú, bằng phương pháp của sử học và luật học, nắm vững những quan điểm biện chứng và quy luật của sự tiếp biến văn hóa, Tiến sĩ Huỳnh Công Bá trong “Hôn nhân và gia đình trong

pháp luật triều Nguyễn” chỉ rõ: pháp luật về hôn nhân và gia đình dưới triều

Nguyễn mặc dù có tham khảo pháp luật của nhà Thanh (Trung Quốc) nhưng đã thể hiện tinh thần dân tộc, tự chủ và có những giá trị tốt đẹp, đặc biệt là sự khoan dung đối với phụ nữ. Ông khẳng định: “Không thể nói là người phụ nữ đã "bị chà đạp” dưới nền pháp luật của triều Nguyễn. Có thể nói pháp luật triều Nguyễn thể hiện sâu sắc đặc trưng của văn hóa Việt Nam là sự tôn trọng phụ nữ, đề cao “nguyên lý Mẹ”, khác với xã hội gia trưởng phụ quyền của Trung Quốc”.

Bằng phép so sánh với pháp luật triều Lê (Luật Hồng Đức), pháp luật Trung Quốc, pháp luật phương Tây, Tiến sĩ Huỳnh Công Bá đã "phát lộ" những điểm ưu việt của Luật Gia Long và cho rằng: "Trong một số vấn đề nó đã giải quyết một cách gọn ghẽ nhiều điều mà pháp lý Tây phương đã tốn hao không biết bao nhiêu là công sức và giấy mực nhưng cũng chưa thể giải quyết được một cách thỏa đáng”.

Pháp luật xây dựng nhằm mục đích phát triển đất nước, phát triển xã hội, bày trừ những thói hư tật xấu, vua Gia Long đã ban lệnh nghiêm cấm đánh bạc, quy định hình phạt nghiêm khắc và cụ thể như: thu gia tài của chủ chứa sung công quỹ, tịch thu toàn bộ số tiền tại sòng. Mỗi con bạc ngoài hình phạt đánh 100 roi hay đi phu dịch 3 năm... còn phải nộp phạt 10 quan tiền.

Theo luật do Gia Long ban bố, các khoản tiền thu về trong và sau vụ đánh bạc được dùng làm phần thưởng cho những người có công tố giác tội phạm.

Còn năm 1828, dưới triều vua Minh Mạng, Đỗ Bá Thố - đầu mục một trại lính - phạm tội đánh bạc. Vua chỉ dụ: "Mưu làm việc riêng, coi thường phép nước, không gì hơn thế. Nếu chỉ phạt trượng và cách dịch thì chưa đáng tội". Vì lẽ đó, mà Đỗ Bá Thố bị gông

Vào năm 1842, vua Thiệu Trị ngự giá ra Bắc. Những người được thay mặt vua coi giữ việc triều chính là hoàng tử Hoàng Bảo và các đại

thần Tôn Thất Bạch, Tạ Quang Cư, Hà Duy Phiên và Lê Văn Phú. Trong triều có người lính Phạm Công Đạt, một đêm được sai đi tuần đã tự tiện bỏ nhiệm vụ, lẻn về trại ở bên trái hoàng thành mở sòng bạc. Bị phát hiện, Đạt nghênh ngang chống trả người thi hành công vụ. Khi vua trở về kinh đô, biết được sự việc liền lập tức xuống chiếu dụ nghiêm trị hành vi coi thường pháp luật của Phạm Công Đạt, với hình phạt nặng hơn mức bình thường. Đó là đánh 80 côn đỏ, đóng gông, giải tới nhà lao lĩnh án "giảo giam hậu" (tức là treo cổ nhưng chờ lệnh xử sau). Những người liên quan vụ việc bị giáng 2-4 cấp, trong đó quan ngự sử Nguyễn Tuấn Phong và thụ thống chế Lê Văn Thảo do "có chức sắc mà không nghiêm trị" nên bị giáng 1 cấp. Viên đội suất đi tuần đêm xảy ra đánh bạc, có công phát hiện tội phạm được hưởng 5 đồng Phi Long bằng bạc.

Ngoài luật, các sắc chỉ, khẩu dụ cũng được xem là những yếu tố thi hành, tác động và điều chỉnh từng mặt cụ thể của xã hội phù hợp với từng điều kiện thực tế.

3.1 Nho giáo:

Cũng giống như các triều đại phong kiến khác, các vua Nguyễn lấy Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho việc cai trị và giáo dục. Điều này đảm bảo sự thống trị vững chắc về mặt tư tưởng và nhà nước. Tư tưởng chính thống được hàm chứa trong Ngũ kinh: Dịch, Lễ, Thi, Thư, Xuân Thu và sau đó là Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung

Tư tưởng Khổng giám còn được vua Minh Mạng đem áp dụng cho dân gian qua "mười điều huấn dụ". Trong đó đề cao những nguyên tắc của Nho giáo như tam cương ngũ thường cùng khuyên dân chúng sống tiết kiệm, giữ gìn phong tục, làm điều lành... Huấn dụ này được

chuyển đến các làng xã địa phương để từ đấy truyền bá trong dân chúng.

Vua Gia Long cho lập văn miếu tại các trấn để thờ Khổng Tử, lập Quốc Tử giám ở Kinh đô để dạy cho các con quan và sĩ tử. Nhà vua cho mở các khoa thi để chọn người tài ra làm quan. Tất cả mọi thần dân đều được tham dự các

cuộc thi. Khoa thi hương đầu tiên được tổ chức ở Bắc Thành vào năm 1807. Đến đời Minh Mạnh thì khoa thi hội được tổ chức, cứ ba năm một lần. Chương trình học nặng nề tư tưởng Nho giáo, văn chương thơ phú được đề cao mà những vấn đề thực tế ích quốc lợi dân thì không được đề cập.

Các vua của triều Nguyễn tôn trọng đạo Phật. Năm 1815, vua Gia Long cho tu bổ lại chùa Thiên Mụ. Năm 1826 vua Minh Mạng cho dựng lại chùa Thành Duyên. Chùa này ở cửa biển Tư Hiền (Thừa Thiên), được lập nên dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu và bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh. Năm 1830, vua Minh Mạng triệu tập các cao tăng về kinh đô để kiểm tra đạo học. Nhà vua cùng bộ Lễ chọn được 53 vị chân tu rồi cấp cho họ giới đao và độ điệp. Năm 1844, vua Thiệu Trị, theo di chúc của vua Minh Mạng cho dựng một ngôi tháp cao bảy tầng ở chùa Thiên Mụ, đặt tên là Từ Nhân Tháp (sau này đổi thành Phước Duyên Bảo Tháp). Cũng trong năm ấy ngôi chùa Diệu Đế nổi tiếng ở Huế được dựng lên. Vua Tự Đức cũng quan tâm đến đạo Phật. Các chùa công như chùa Thiên Mụ, Giác Hoàng đều có cao tăng trụ trì, được gọi là tăng cương. Vị này có lương bổng của triều đình và có nhiệm vụ dạy cho tăng chúng việc tu học. Nhà vua còn ban ruộng đất cho các chùa lớn để cày cấy tăng gia.

Ngoài ra, các vua triều Nguyễn cũng chú ý tu bổ lại các lăng tẩm đền đài xưa như đền Hùng Vương ở Vĩnh Phú, đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, Lăng và miếu thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình...

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN (Trang 33 - 36)