- Nông nghiệp nước ta mang tính tự cung, tự cấp, nông sản tạo ra chủ yếu cung cấp cho gia đình và địa phương.
2.3.1. Đánh giá sự thất thoát sau thu hoạch và nguyên nhân
2.3.1.1. Thất thoát do cắt và gom lúa
Việc cắt và gom lúa thường thực hiện hoàn toàn bằng thủ công.
- Nguyên nhân: do giống, thu hoạch trễ, lúa đổ ngã ở thời điểm thu hoạch, thời tiết xấu, bó và vận chuyển.
- Vụ hè thu: 3,32 %; vụ thu đông: 3,24%; vụ đông xuân: 2,26%.
2.3.1.2. Thất thoát do khâu suốt ra hạt
- Nguyên nhân: do lúa dính với rơm, suốt lúa vào thời tiết xấu. - Vụ hè thu: 2,32%; vụ thu đông: 2,67%; vụ đông xuân: 1,71%.
2.3.1.3. Thất thoát do khâu phơi lúa
Báo Cáo Tiểu Luận Tỷ lệ thất thoát này tùy thuộc vào phương tiện phơi (phơi nắng hoặc sấy lúa)
- Nguyên nhân: thời tiết xấu, hạt rơi vãi, mưa liên tục lúa mọc mầm. - Vụ hè thu: 2,94%; vụ thu đông: 1,31%; vụ đông xuân: 1,36%.
2.3.1.4. Thất thoát do khâu tồn trữ (thường sử dụng bồ hay bao để tồn trữ)
- Nguyên nhân: do côn trùng, chim chuột, hay tổn thất do nấm mốc trong quá trình tồn trữ.
- Vụ hè thu: 1,70%; vụ thu đông: 1,40%; vụ đông xuân: 1,60%.
2.3.1.5. Thất thoát do khâu vận chuyển
- Thất thoát này được tính thông qua ước lượng sự hao hụt trong quá trình vận chuyển từ đồng về nhà, vận chuyển lúa đem phơi, tồn trữ hay đem bán.
- Vụ hè thu: 0,26%; vụ thu đông: 0,57%; vụ đông xuân: 0,37%.
2.3.1.6. Thất thoát do khâu xay chà
- Thất thoát do khâu xay chà được ước lượng thông qua tỷ lệ gạo thu hồi được, tỷ lệ xay chà. Phụ thuộc vào: chất lượng lúa đem xay chà, máy chà.
- Vụ hè thu: 1,9%; vụ thu đông: 2,1%; vụ đông xuân: 2,3%.