Xuất quy trình tổ chức thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn (Trang 91 - 93)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.5.2.3. xuất quy trình tổ chức thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng

Từ các mục tiêu trên kết hợp với kết quả nghiên cứu về thực trạng tại Khu BTTN Kim Hỷ đề tài đề xuất chu trình thực hiện đồng quản lý như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là bước đầu tiên có được thông tin ban đầu về hiện trạng của khu bảo tồn, tiềm năng, khó khan, thách thức và cơ hội thực hiện Đồng quản lý rừng, xác định các bên có khả năng tham gia và hợp tác dựa trên năng lực và khả năng của họ. Đồng thời giúp cho các bên có thêm thông tin, hiểu biết về vai trò trách nhiệm và khả năng của mình cũng như đối tác của mình trong tương lai.

Bƣớc 2: Thiết kế chƣơng trình kế hoạch.

Bước này giúp các bên tham gia phân tích cụ thể hơn về vấn đề và cách giải quyết bằng các hạt động cụ thể, định hướng được mục tiêu và kế quả mà các hoạt động này hướng tới.

Nói cách khác bước này là cụ thể hóa các hoạt động bằng một kế hoạch chi tiết bằng khung chiến lược hành động trong thời gian dài và mục tiêu hoạt động ngắn hạn. Nội dung của kế hoạch bao gồm tên các hoạt động chi tiết, mục tiêu và kết quả đạt được, thời gian hoạt động, kế hoạch giám sát và đánh giá, các chỉ tiêu để đánh giá và khảo sát, nguồn ngân sách, người quản lý và thực hiện các hoạt động cụ thể đó, chỉ rõ phương thức phối hợp giữa các bên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bƣớc 3: Thực hiện các hoạt động và giám sát.

Hai hoạt động này được thực hiện song song với nhau trong quá trình thực hiện mà kế hoạch đã được xây dựng từ bước trên.

Phân công trách nhiệm giữa các bên tham gia trong quá trình hành động, giám sát tiến trình và kết quả đạt được, điều chỉnh khi kế hoạch không phù hợp.

Giám sát các hoạt động cần được thực hiện liên tục và có sự tham gia của các bên liên quan cùng với người chịu trách nhiệm chính.

Bƣớc 4: Đánh giá các hoạt động

Hoạt động đánh giá được thực hiên định kỳ để đánh giá mức độ thành công và hiệu quả của các hoạt động, mức độ ảnh hưởng về mặt kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng - sinh thái đến các bên được hưởng lợi.

Tài liệu hóa các kết quả này bằng văn bản để lưu giữ và phục vụ việc rút kinh nghiệm và điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết.

Bƣớc 5: Rút kinh nghiệm và tái thiết

Hoạt động này nhằm mục tiêu chia sẻ các kết quả của hoạt động mang lại, các bài học trong quá trình triển khai. Nhìn nhận các thành công, những thất bại và các tồn tại, thách thức trong tiến trình thực hiện nhằm điều chỉnh chiến lược và kế hoạch.

Xây dựng năng lực cho các bên tham gia thông qua các mô hình triển khai trong và ngoài khu vực triển khai hoạt động.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)