5. Ý nghĩa của đề tài
3.5.5.2. Nâng cao đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi ích
- Phối hợp với chương trình phát triển nông thôn mới để xây dựng xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng và kêu gọi đầu tư xây dựng các làng sinh thái điển hình vùng đệm, góp phần giảm thiểu tác động vào rừng.
- Khôi phục các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm măng ớt, làm bánh....
- Tiến hành giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, phục hồi rừng, trồng rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, thu hút người dân vào các hoạt động bảo tồn.
- Thu hút cộng đồng đặc biệt lớp trẻ có trình độ tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật nuôi, cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất, chăn nuôi.
- Xây dựng mô hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong thôn bản vùng đệm thông qua việc thành lập các nhóm hộ gia đình thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.5.5.3. Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng
- Tổ chức tuyên truyền luật pháp về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ môi trường...
- Vận động xây dựng hương ước, quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng giữa các cộng đồng thôn bản, chính quyền địa phương và các cơ quan đóng trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, môi trường và tài nguyên của KBT.
3.5.5.4. Hỗ trợ tích cực phát triển kinh tế xã hội cộng đồng địa phương
- Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người dân.
- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, chú trọng quyền lợi và sự tham gia của người dân, động viên mọi tầng lớp nhân dân, đoàn thể xã hội tham gia công tác bảo vệ rừng.
3.5.5.5. Đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở ban quản lý tại địa điểm mới; - Xây dựng, nâng cấp hệ thống các trạm Kiểm lâm, đường tuần tra; - Tăng cường trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Kiểm lâm;
3.5.6. Giải pháp khoa học công nghệ
Tăng cường hệ thống thông tin, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng.
Lồng ghép các giải pháp kỹ thuật với các kỹ năng tiếp cận xã hội nhằm cùng với chính quyền động viên người dân địa phương tham gia công tác bảo tồn cũng như củng cố và xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể trong vùng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.5.7. Định hướng bảo vệ môi trường
3.5.7.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
Khẩn trương xây dựng kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường KBT, đặc biệt quan tâm giải quyết triệt để hoạt động khai thác vàng và khoáng sản khác trong khu vực nhằm bảo vệ môi trường đất, môi trường nước và sự yên tĩnh đối với động vật.
3.5.7.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên
- Lập kế hoạch “Sử dụng bền vững tài nguyên” Khu bảo tồn.
- Định kỳ 5 năm tổ chức giám sát, đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên,
đặc biệt quan tâm tới sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm, lâm sản ngoài gỗ và các hệ sinh thái quan trọng.
3.5.7.3. Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo và giáo dục môi trường
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là kỹ năng quản lý môi trường, giáo dục môi trường và công nghệ môi trường;
- Chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, xử lý chất thải, cơ chế phát triển sạch, tiết kiệm năng lượng.
3.5.7.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo và giáo dục môi trường
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường gắn với bảo tồn và phát triển rừng bền vững nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức để cộng đồng dân cư tham gia tích cực và có hiệu quả hơn.
- Xây dựng các kế hoạch, nội dung nghiên cứu môi trường và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo công tác bảo tồn và phát triển rừng bền vững đến năm 2020.
- Triển khai các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, trong đó ưu tiên hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái nhằm khai thác tiềm năng có hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững KBT.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo các kỹ năng về công nghệ thông tin, bảo tồn đa dạng sinh học, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái cho đội ngũ cán bộ KBT và cán bộ địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.5.7.5. Đánh giá, kiểm tra và giám sát môi trường
- Xây dựng mạng lưới trạm quan trắc và đưa vào thực hiện việc đánh giá và kiểm tra giám sát việc thực hiện Chiến lược phát triển môi trường rừng KBT Nam Xuân Lạc đến năm 2020.
- Xây dựng hệ thống, tiêu chí kiểm tra giám sát đánh giá môi trường trong đó trọng đặt trọng tâm vào khu vực Phân khu dịch vụ hành chính, du lịch sinh thái.
3.5.8. Tiếp nhận các chương trình dự án ưu tiên
- Chương trình Bảo vệ, Bảo tồn và Phát triển rừng: + Khoán bảo vệ rừng;
+ Truy quét Khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép; + Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ.
+ Điều tra xác đánh giá thành phần loài đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ động, thực vật rừng.
+ Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể, mật độ, trữ lượng và phân bố các loài động vật đặc hữu, nguy cấp-quí hiếm: Hươu sạ, Voọc đem má trắng, Gà lôi trắng, Gà tiền mặt vàng; Hồng hoàng.
+ Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể, mật độ, trữ lượng và phân bố các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp-quí hiếm: Du sam đá vôi, Lan một lá, Bảy lá một hoa; các loài cây thuốc.
- Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Xây dựng trụ sở BQL và các công trình phụ trợ. + Các Trạm, chốt bảo vệ rừng.
+ Rà soát ranh giới, cắm thêm mốc ranh giới KBT, vùng đệm bên trong. + Xây dựng Vườn ươm, vườn thực vật.
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm:
+ Hỗ trợ vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách Đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận chính sau đây:
Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Khu BTTN Kim Hỷ, trong đó:
- Đồng quản quản lý dựa trên cơ sở của sự tồn tại tính đa dạng về chủ thể quản lý tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay, kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững, bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập thống nhất.
- Đồng quản lý dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học tiên tiến và kiến thức bản địa, phối hợp với lợi ích quốc gia và cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và hỗ trợ chiến lược xóa đói giảm nghèo, dựa trên pháp luật và chính sách của nhà nước khuyến khích người dân và chủ thể tham gia quản lý tài nguyên rừng.
Đề tài đã đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Khu BTTN Kim Hỷ
- Điều kiện khu vực nghiên cứu thuận lợi cho đồng quản lý như đã có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ban ngành các cấp.
- Các đối tác tiềm năng chính đều nhận thấy xu hướng đồng quản lý là phù hợp và sẵn sàng tự nguyện tham gia.
Áp dụng 5 nguyên tắc thực hiện đồng quản lý đã thành công ở một số mô hình như: Hợp pháp, tự nguyện, bình đẳng tài chính và bền vững.
Đề tài đã xác định một số giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên tại Khu BTTN Kim Hỷ bao gồm các nhóm giải pháp
- Tiến trình đồng quản lý đề xuất theo 6 bước. + Lôi cuốn các đối tác tham gia.
+ Đồng đánh giá các giá trị tài nguyên. + Đồng xây dựng, cơ sở, quy chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Đồng xây dựng quy hoạch, kế hoạch. + Đồng phân tích cơ cấu tổ chức.
+ Đồng quản lý tài nguyên rừng. a. Giải pháp về tổ chức quản lý gồm:
+ Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức bao gồm Ban đồng quản lý rừng độc lập với Ban giám sát đánh giá
+ Nâng cao năng lực quản lý thông qua củng cố bộ máy tổ chức, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và người tham gia.
- Nhóm giải pháp Khoa học – kỹ thuật
+ Đồng đánh giá các giá trị tự nhiên cần được bảo tồn bằng khoa học + Đánh giá xu hướng biến động về đa dạng sinh học trên địa bàn + Quy hoạch sử dụng đất, giao đất, quản lý bảo vệ khoanh nuôi rừng. + Chuyển giao khoa học kỹ thuật về bảo tồn thiên, ứng dụng tin học. + Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm.
- Nhóm giải pháp cơ chế chính sách
+ Ban hành hệ thống các văn bản, quy định về chính sách hỗ trợ đồng quản lý từ cấp tỉnh tới cấp xã, thôn bằng văn bản.
+ Xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng cho từng thôn.
+ Xây dựng quy chế nội bộ quy định về hưởng lợi giữa các đối tác và người dân trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.
b. Nhóm giải pháp kinh tế.
+ Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi hiệu quả kinh tế cao.
+ Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế cao ở đất chưa sử dụng
+ Đầu tư cho phát triển nồng ghép giữa mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế.
c. Nhóm giải pháp về vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
d. Một số giải pháp khác: Giám sát đánh giá, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững cho người dân và các đối tác.
2. Tồn tại
Khi nghiên cứu đồng quản lý tại Khu BTTN Kim Hỷ một số vấn đề còn tồn tại là:
Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư còn thấp. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến quá trình đánh giá, hiệp thương xây dựng cơ chế đồng quản lý không? Khi trao quyền ra quyết định thực hiện công tác quản lý tài nguyên có thể mâu thuẫn với chính sách vĩ mô không? Cộng đồng dân cư chưa có một trình độ kiến thức và khoa học kỹ thuật để có thể hợp tác hiệu quả nhất với các bên liên quan chuyên môn. Hiện nay vẫn là hợp tác giúp đỡ và hướng dẫn kỹ thuật thực hiện cho cộng đồng dân cư.
Tính phù hợp với khuôn khổ pháp lý của đồng quản lý tài nguyên. Hội đồng quản lý tài nguyên Khu BTTN Kim Hỷ sẽ được công nhận dưới dạng hình thức nào, đơn vị hành chính sự nghiệp hay doanh nghiệp hoặc là một tổ chức phi chính phủ?
Về chính sách: cho tới nay chưa có hệ thống chính sách chính thức nào từ cấp trung ương đến cấp địa phương hỗ trợ đồng quản lý tài nguyên. Thực tế cho thấy cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên rất hiệu quả nhưng cho tới nay cộng đồng dân cư chưa chính thức được thừa nhận là một đơn vị cơ sở trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng.
3. Kiến nghị
Để tiến trình đồng quản lý được triển khai thực hiện ở Khu BTTN Kim Hỷ, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:
Các xã trong địa bàn và Ban quản lý Khu BTTN Kim Hỷ cần xây dựng một cơ chế cụ thể cho từng hoạt động của tiến trình đồng quản lý tài nguyên để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động ổn định lâu dài.
Tỉnh Bắc Kạn cần nghiên cứu thảo luận và ban hành các quy định chính sách hỗ trợ về đồng quản lý và nguồn tài chính hỗ trợ cho thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng. Nên xây dựng cơ chế thưởng phạt cho các hoạt động bảo vệ rừng. Cần có chế độ hỗ trợ, khuyến khích phát triển, khai thác sử dụng và chế biến một số loại lâm sản ngoài gỗ không ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.
Hỗ trợ về tài chính, kinh phí cho công tác khoanh nuôi bảo vệ cho các hộ dân và cộng đồng thôn được nhận khoán, các cộng đồng thôn vùng đệm sống gần rừng để phát triển thôn bản. Bên cạnh đó gắn liền với các hộ, cộng đồng thôn đó là trách nhiệm và chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Tiếp tục nghiên cứu thực hiện các hoạt động tiếp theo của đồng quản lý tài nguyên như: (1) xác định ranh giới thon, phạm vi sử dụng tài nguyên để hiệp thương về công tác quản lý cũng như sử dụng tài nguyên; (2) Giao đất lâm nghiệp; (3) Khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung; (4) Thực hiện các hoạt động đồng giám sát, đánh giá. Để từ đó xây dựng và trình diễn mô hình đồng quản lý tài nguyên rừng làm cơ sở để nhân rộng ra các nơi khác.
Cần có những nghiên cứu thử nghiệm mô hình đồng quản lý ở các xã vùng đệm của Khu BTTN Kim Hỷ để thu hút tất cả các bên liên quan tham gia đồng quản lý.
Cần có định hướng đóng góp, đầu tư cho công tác bảo tồn đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đặc biệt là du lịch sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Ban quản lý dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn (2013), Báo cáo chuyên đề khảo sát phân bố các loài động thực vật, đánh giá cảnh quan nhằm phát triển du lịch sinh thái của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
2. Báo Kinh tế Việt Nam, Biến đổi khí hậu gây thiệt hại lớn về người và kinh tế, ngày 03/10/2003 trang 18.
3. Bế Thiện Tuân, Luận văn thạc sỹ khoa học (2013), Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1992), sách đỏ Việt Nam, Phần động vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996), sách đỏ Việt Nam, Phần thực vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Bộ NN&PTNT (2002), Các văn bản pháp luật về Lâm nghiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và PNTN, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Báo cáo tổng kết năm 2007.
8. Bộ NN&PTNT, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến