Dân số và thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn (Trang 32 - 35)

5. Ý nghĩa của đề tài

1.5.2.1.Dân số và thành phần dân tộc

Trong vùng có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống như Tày, Nùng, Dao, H’Mông và Kinh. Một số thôn bản thuần nhất một dân tộc trong khi đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một số thôn bản khác lại xen lẫn các nhóm dân tộc với nhau. Họ là những cộng đồng của những người nông dân sản xuất tự cung tự cấp, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, dân số ở những khu tái định cư tăng và đó là áp lực lớn đối với khu bảo tồn khi mà vấn đề an toàn lương thực không đảm bảo. Đời sống của người dân phần lớn là những hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, sống chủ yếu bằng nghề nông, phương thức canh tác nhìn chung còn lạc hậu, chủ yếu là quảng canh nên có thu nhập thấp. Cơ sở hạ tầng nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Sức ép dân số đối với Khu bảo tồn là rất lớn, 10 thôn nằm trong khu bảo tồn với tổng số 284 hộ, 1.342 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào Tày, Nùng và Dao sinh sống và 51 thôn bản nằm tiếp giáp với Khu bảo tồn. Tổng số dân tại 7 xã vùng đệm là 10.960 người thuộc 2.430 hộ gia đình và tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,8 %. Thành phần dân tộc ở đây không phức tạp, dân tộc Tày chiếm 61,7%, dân tộc Nùng chiếm 14,1%; dân tộc Dao chiếm 16,4%; dân tộc Mông chiếm 4,5% và dân tộc Kinh chiếm 3,3%. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây dựa chủ yếu vào các hoạt động nông nghiệp (với Lúa và Ngô là các cây trồng chính).

Bảng 1.2: Tình hình dân số các xã vùng khu bảo tồn TT Tên xã Số hộ Số khẩu MĐDS ng/km2 Số hộ nghèo Hộ % 1 Kim Hỷ 342 1.565 21 140 40,9 2 Lương Thượng 363 1.787 47 173 47,7 3 Lạng San 392 1.775 51 149 38,0 4 Ân Tình 231 1.040 47 42 18,2 5 Côn Minh 586 2.459 39 211 36,0 6 Cao Sơn 170 795 13 128 75,3 7 Vũ Muộn 346 1.539 44 71 20,5 Tổng số 2.430 10.960 33 914 39,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.3: Thành phần dân tộc ít ngƣời sống ở các xã quanh KBT Thôn Tổng số

hộ

Tổng dân số

Dân số chia theo dân tộc (ngƣời) Tày Nùng Dao Kinh Mông

Kim Hỷ 9 308 1.357 944 19 346 48 Lương Thượng 5 363 1.787 1.211 89 10 31 446 Lạng San 11 392 1.775 1.143 452 81 99 Ân Tình 4 231 1.040 940 1 93 6 Côn Minh 8 392 1.575 1.239 134 22 180 Cao Sơn 4 114 545 0 244 301 Vũ Muộn 10 346 1.539 981 217 295 46 Tổng cộng 51 2.146 9.618 6458 1.156 1.148 362 494

(Nguồn: Theo dõi thống kê 2013 – KBTTN Kim hỷ)

Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông (chiếm 94,3 %) với tập quán canh tác là làm lúa nước, làm nương rẫy... xâm lấn đất rừng để sản xuất nương rẫy. Thực trạng này đã gây nhiều sức ép khác nhau lên khu bảo tồn. Đồng bào thường quen sống dựa vào tài nguyên rừng, sản phẩm rừng hiện nay vẫn là theo những nhu cầu của xã hội, do vậy những lúc thiếu hụt lương thực (hoặc tiền) hay nông nhàn họ thường vào rừng thu hái lâm sản, săn bắn thú rừng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và buôn bán, những hoạt động này đã đe doạ đến tính bền vững đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

Bảng 1.4: Dân số và thành phần dân tộc sống ở trong Khu bảo tồn Thôn Tổng số

hộ

Tổng dân số

Dân số chia theo dân tộc (ngƣời) Tày Nùng Dao Kinh Mông

Kim Hỷ 1 34 208 208

Côn Minh 6 194 884 302 298 279 5

Cao Sơn 3 56 250 91 159

Tổng cộng 10 284 1.342 302 389 646 5

(Nguồn: Theo dõi thống kê 2013 – KBTTN Kim hỷ)

Tình trạng xâm lấn, khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp vẫn còn xảy ra trong khu bảo tồn như: khai thác khoáng sản trái phép, các hành vi phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ, củi và các sản phẩm phi gỗ, các hành vi này tạo nên mối đe doạ trực tiếp đối với sinh cảnh rừng tự nhiên, đặc biệt là đối với vùng cư trú của động vật hoang dã.

Hệ thống canh tác chưa hợp lý, chăn nuôi phát triển chậm, chưa cân đối với trồng trọt, chăn nuôi còn mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ. Ngành trồng trọt bố trí cây trồng cũng chưa hợp lý giữa các vùng, vốn đầu tư còn hạn chế. Dịch vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, người dân còn phải mua vật tư, phân bón giá cao trong khi lại bán nông sản với giá thấp.

Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội và năng lực của cộng đồng để có những tác động có hiệu quả đến khu bảo tồn và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên thì cần có sự ổn định về sinh kế cho người dân, việc này cần được sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương và sự nỗ lực của chính các hộ dân.

Vai trò của phụ nữ: Phụ nữ ngoài công việc chính là trồng lúa nước họ còn làm nương, trồng các loại rau củ để cải thiện bữa ăn, chăm sóc gia đình và thu hái lâm sản. Phụ nữ tham gia những công việc nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp và việc gia đình, đáng lưu tâm hơn là họ chưa tham gia một cách chính thống vào các hoạt động trong thôn xã tổ chức, đàn ông tham gia nhiều hơn vào các cuộc họp và họ mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến. Quá trình tham vấn cộng đồng đã tỏ chức những cuộc họp riêng với phụ nữ để họ mạnh bạo hơn khi trình bày những ý kiến về các vấn đề sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn.[8]

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn (Trang 32 - 35)