Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thái Phát (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được thì trong công tác quản lý và sử dụng VKD của Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục:

- Thứ nhất là các khoản nợ phải thu: Trong năm 2011 việc thực hiện các khoản nợ phải thu chưa hiệu quả, các khoản thu tăng quá nhanh so với năm 2010. Năm 2010 khoản phải thu là 573.681.674 đồng, năm 2011 các khoản phải thu là 1.739.900.440 đồng, tăng 203.29%. Lượng vốn bị chiếm dụng này đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động bị giảm mạnh và mang lại độ rủi ro khá cao cho Công ty.Trong những năm tiếp theo Công ty nên thực hiện các biện pháp để thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng này.

Nguyên nhân: Do Công ty chưa quản lý vốn chặt chẽ, công tác thu hồi nợ thực hiện chưa tốt, Công ty chưa có biện pháp thích hợp để khuyến khích, tác động mạnh đến khách hàng để họ thanh toán các khoản nợ khiến cho vốn của Công ty bị chiếm dụng khá nhiều, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

-Thứ hai là hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho luôn ở mức cao mặc dù có xu hướng giảm, năm 2010 giá trị hàng tồn kho là 3.280.609.567 đồng (chiếm 54,47% VLĐ), năm 2011 là 3.219.666.133 đồng (chiếm 48.12% VLĐ) , giảm 60.943.434 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1.86%. Điều này dẫn đến ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản, lưu kho làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm và hiệu suất sử dụng VLĐ không hiệu quả.

Nguyên nhân: Do thị trường phôi thép ngày càng đa dạng, không những có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài với những máy móc thiết bị ngày càng tân tiến, hiện đại. Phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt này của thị trường là nguyên nhân vì sao lượng hàng tiêu thụ của Công ty bị giảm sút. Bên cạnh đó việc Công ty chưa chủ động trong việc khai thác, mở rộng địa bàn kinh doanh ra những khu vực xa cũng đã góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho. Công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty thì chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều tồn tại, chưa xác định đúng nhu cầu của thị trường nên đã dự trữ cao hơn mức cần thiết.

- Thứ ba là tỷ trọng VCĐ chưa hợp lý: Công ty là doanh nghiệp sản xuất nhưng tỷ trọng TSLĐ(VLĐ) của doanh nghiệp luôn cao hơn tỷ trọng của

TSCĐ(VCĐ) và TSCĐ lại có xu hướng giảm, năm 2010 TSCĐ chiếm 36,07% tổng tài sản, năm 2011 TSCĐ chiếm 32,21% tổng tài sản . Điều đó làm giảm tốc độ luân chuyển VCĐ và hiệu suất sinh lời của VCĐ.

Nguyên nhân: Do vốn của công ty còn hạn chế nên chưa thật sự chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Công ty cũng không áp dụng thuê tài chính nên giá trị TSCĐ ở mức thấp.

- Thứ tư là trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ công nhân viên: Trình độvà kinh nghiệm quản lý của cán bộ công nhân viên tại công ty còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc tham gia ký kết hợp đồng, cũng như làm cho khả năng quản lý vốn của Công ty thiếu hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí vốn.

Nguyên nhân: Trình độ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ công nhân viên tại Công ty còn nhiều hạn chế , một phần là do trình độ của bản thân họ, một phần là do Công ty chưa tổ chức nhiều các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thái Phát (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w