Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu để thi công công trình HONDA – Vĩnh Phúc tại Công ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình (Trang 25 - 37)

1 .Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

2.1.1.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và

2.1. Tổng quan về NVL và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán NVL đểthi công công trình Honda – Vĩnh Phúc tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợpthi công công trình Honda – Vĩnh Phúc tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp thi công công trình Honda – Vĩnh Phúc tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công NghệPhúc Bình Phúc Bình

* Chức năng của Công ty:

Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Và Nông Thôn – Số TK : 1450201021643

Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định của Bộ, Ngành. Ngoài ra chịu sự quản lý hành chính, an ninh… của UBND các cấp nơi đặt trụ sở của Công ty.

* Nhiệm vụ của Công ty:

Công ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình có nhiệm vụ tổ chức SXKD đúng ngành nghề đăng ký, theo quy chế hoạt động của Công ty trả nợ đúng hạn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Mở rộng quan hệ thị trường, đồng thời tìm kiếm thị trường mới, kinh doanh các mặt hàng và các công việc khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty.

Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành.

Hợp tác với các đơn vị trong ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ SXKD. Phát triển đơn vị theo chức năng, quyền hạn được phép. Phối hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc Công ty đang làm tại các địa bàn hoặc các tỉnh lân cận.

* Tổ chức quản lý tại Công Ty

• Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo

Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

• Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ở Công ty:

Ban Giám đốc gồm Giám đốc, Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động KD của Công ty:

- Giám đốc: Là người quản lý cao nhất của Công ty đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý Công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó Giám đốc: là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao.

- Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị.

Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch và đào

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức -hành chính Phòng tài chính-kế toán Phòng kế hoạch- kỹ thuật Phòng vật tư Bộ phận Quảng cáo Bộ phận bán hàng Bộ phận Thi công

tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác, công văn giấy tờ, phương tiện trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc.

- Phòng tài chính - Kế toán chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh

hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả KD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của Công ty.

Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty ban hành các quy chế tài chính phù hợp với nhiệm vụ KD của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế, định mức chi phí, xác định giá thành bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.

- Phòng kế hoạch kỹ thuật chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh

doanh. Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch KD ngắn và dài hạn. Chủ trì và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng kinh tế; đôn đốc; kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế.

- Phòng vật tư chuyên trách về việc cung ứng vật tư cho bộ phận kỹ thuật đi

thi công công trình và các bộ phận khác. Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp đề không bị gián đoạn công việc khác.

Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, thiết bị thi công… của Công ty. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác cung cấp vật tư, công cụ, dụng cụ, điều động xe, thiết bị của Công ty đảm bảo tiến độ thi công đạt hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tổ chức công tác kế toán tại công ty

Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động của DN. Do đó việc tổ chức công tác hạch toán kế toán một cách khoa học hợp

lý có vai trò vô cùng quan trọng. Xuất phát từ đặc điểm SXKD, quản lý, trình độ của cán bộ nhân viên kế toán, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, chức năng và nhiệm vụ được giao công ty tiến hành tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Hầu hết các công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán, việc ghi chép ban đầu do các nhân viên kế toán thực hiện.

Bộ máy kế toán tại Công ty:

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo

Sơ đồ 5. Bộ máy kế toán tại Công Ty

Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình được tổ chức theo bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công việc liên quan đến kế toán được tập trung tại phòng kế toán.

*Tổ chức hệ thống sổ kế toán:

Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Đối với Công TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ:

SVTH: Nguyễn Thị Hà Liên 20 Lớp: K7 – HK1B1 Kế toán NVL Kế toán TSCĐ Kế toán công nợ Thủ quỹ KẾ TOÁN TRƯỞNG Kiêm kế toán tổng hợp Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ Quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Ghi chú : Ghi hằng ngày : Định kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được lập bao gồm những sổ sau đây: + Sổ kế toán tổng hợp gồm có sổ cái và sổ nhật ký

+ Sổ kế toán chi tiết bao gồm: sổ và thẻ kế toán chi tiết Kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ sau: - Chứng từ ghi sổ

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ Cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ

cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ra tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được dùng lập báo cáo tài chính

2.1.1.2 Tổng quan về NVL để thi công công trình Honda – Vĩnh Phúc tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp và Công Nghệ Phúc Bình

a, NVL được sử dụng để thi công công trình Honda – Vĩnh Phúc bao gồm:

- Đầu ghi Panasonic WV-NJ 200K/G - Camera Panasonic WV-SP 105E - Camera Panasonic WV- SF 135E - Camera Fuho IR-915

- Camera Fuho IR-727 - Ổ cứng WD – 3TB - Dây nguồn sino 2x0,75 - Dây mạng cat5e (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết bị chuyển mạch POE

- …………..

Đánh giá NVL

Xác định trị giá vốn thực tế NVL nhập kho

Công ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình nhập kho chủ yếu là do mua ngoài. Trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho được tính như sau:

Nhập do mua ngoài: Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ do bên bán chịu và tính luôn vào đơn giá mua hàng. Vì thế, khi NVL về nhập kho, kế toán tính ngay được giá thực tế của số vật liệu đó:

Trị giá vốn thực tế

NVL nhập kho =

Số lượng NVL

nhập kho x

Đơn giá mua ghi trên hóa đơn( chưa có

2.1.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán NVL để thi công công trìnhHonda – Vĩnh PhúcHonda – Vĩnh Phúc Honda – Vĩnh Phúc

a , Các nhân tố bên ngoài

Ngoài các NVL có sẵn trong kho thì còn một số các NVL không có sẵn do không còn lượng dự trữ hoặc do chỉ có công trình Honda cần sử dụng hay do sự tương thích của đầu ghi đối với ổ cứng đi kèm. Đối với trường hợp Ổ cứng tương thích hết hàng hoặc hoãn sản xuất thì cũng làm cho quá trình thi công bị ngừng trệ do đặc thù của công ty là lắp đặt camera nên một công trình được gọi là hoàn thành khi hệ thống camera đã được lên hình và có khả năng ghi hình. Trong trường hợp không có Ổ cứng tương thích hoặc có ổ cứng tương thích nhưng phải mua ở nhà cung cấp khác,có giá đắt hơn hoặc phải chờ hàng về quá lâu cũng làm cho chi phí công trình tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

b, Các nhân tố bên trong

NVL của công ty được sắp xếp và bảo quản khá tốt và an toàn. Nguyên vật liệu chính và NVL phụ được sắp xếp ở 2 kho khác nhau với điều kiện bảo quản khác nhau phu hợp với yêu cầu bảo quản của từng loại. Ví dụ như đối với Camera, đầu ghi, các hàng điện tử khác nên được bảo quản ở trên các gía kệ, được để nguyên trong vỏ hộp nhằm tránh rơi, vỡ, ẩm….gây hỏng hóc.

2.2. Thực trạng kế toán NVL để thi công công trình Honda Vĩnh Phúc tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình

2.2.1. Kế toán chi tiết NVL

Hiện nay, việc hạch toán chi tiết NVL của công ty được tiến hành theo phương pháp ghi thẻ song song. Đây là một phương pháp ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp bởi ưu điểm của nó là việc ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.

Hàng ngày khi các nghiệp vụ nhập, xuất thực tế phát sinh, thủ kho thực hiện việc thu phát vật liệu và ghi số lượng thực tế nhập, xuất vào các phiếu nhập, xuất kho và thẻ kho của từng thứ vật liệu. Mỗi loại vật liệu chỉ được theo dõi trên một thẻ kho. Định kỳ, thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng thứ vật tư hàng hoá cho phòng kế toán.

Định kỳ nhận được phiếu xuất kho của thủ kho gửi lên, kế toán vật tư kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hoàn chỉnh chứng từ. Kế toán sử dụng sổ chi tiết NVL để ghi chép tình hình nhập-xuất-tồn kho của từng thứ NVL theo 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. Khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển đến kế toán vào sổ theo từng cột nhập xuất

2.2.2 Kế toán tổng hợp NVL

a. Chứng từ kế toán sử dụng

- Đối với nhập NVL:

+ Hóa đơn mua hàng do bên bán cung cấp + Phiếu nhập kho do bộ phận kế toán lập

Qui trình nhập kho

Sơ đồ 7: Quy trình nhập kho

• Bước 1: Sau khi nhân viên mua vật tư về sẽ yêu cầu nhập kho.

• Bước 2: Kế toán nhận được yêu cầu nhập kho sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho • Bước 3: Sau khi kế toán lập xong Phiếu nhập kho, người nhân viên đó sẽ nhận lại phiếu, ký phiếu đồng thời chuyển hàng, giao cho Thủ kho phiếu Nhập kho. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bước 4: Thủ kho nhận Phiếu nhập kho, đồng thời tiến hành nhập kho vật tư. • Bước 5: Sau khi nhập kho xong Thủ kho sẽ tiến hành ghi thẻ kho, chuyển cho kế toán

- Đối với xuất NVL

+ Phiếu đề nghị xuất hàng + Phiếu xuất kho

 Qui trình xuất kho

Sơ đồ 8 : Quy trình xuất kho

Vật liệu chủ yếu được xuất kho cho các đội trưởng các công trình để quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm vật tư, thủ tục xuất kho của công ty được thực hiện như sau:

• Bước 1: Căn cứ vào khối lượng dự toán công trình được duyệt và định mức vật tư cho từng công trình của cán bộ kỹ thuật , phòng vật tư sẽ kiểm tra kho hàng của công ty để xác định trong kho có đủ hàng và vật tư cho dự án hay không để làm đề xuất nhập cho đủ, đến khi có đủ vật tư, hàng hóa, đội trưởng công trình sẽ lập phiếu đề nghị xuất kho

• Bước 2: Kế toán tiến hành lập Phiếu xuất kho sau đó chuyển cho Thủ kho • Bước 3: Thủ kho nhận Phiếu xuất kho từ kế toán, tiến hành xuất kho cho nhân viên đề nghị xuất

• Bước 4: Nhân viên nhận vật tư, ký vào Phiếu xuất kho và chuyển lại cho Thủ kho hoặc kế toán

• Bước 6: Thủ kho nhận lại Phiếu xuất kho, ghi thẻ kho, chuyển cho Kế toán • Bước 7: Kế toán ghi sổ kế toán vật tư

b. Vận dụng tài khoản kế toán và sổ kế toán

- Công ty áp dụng một số tài khoản sau để tiện cho quá trình hạch toán NVL

TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết cho TK1521, TK1522) TK 153: Công cụ, dụng cụ

TK 621: Chi phí NVL trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu để thi công công trình HONDA – Vĩnh Phúc tại Công ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Và Công Nghệ Phúc Bình (Trang 25 - 37)