7. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở
trƣờng THCS
- Trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nƣớc và tiến trình hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam nhằm đƣa đất nƣớc trở thành một nƣớc phát triển, mở ra những khả năng mới để con ngƣời đƣợc hƣởng cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc trong một đất nƣớc “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vấn đề con ngƣời mà cụ thể là nguồn nhân lực với trình
39
độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trƣờng phổ thông. Do đó, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật giáo dục số 38/2005/QH11 có nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Luật GD 2005 đã xác định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và tính sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân..”
- Theo Điều 5 Luật giáo dục qui định: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản toàn diện, thiết thực, hiện đại có hệ thống; coi trọng giáo dục tƣ tƣởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của ngƣời học” [30,tr9]
- Điều 28 của luật giáo dục (2005) nêu rõ “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hƣớng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học…
Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc điểm với từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[30, tr22-23].
- Để đƣa đất nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản
40
trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa, thì giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định. Trong quan điểm chỉ đạo phát triển chiến lƣợc giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 lại tiếp tục nhấn mạnh: “Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển đƣợc năng lực của cá nhân, đào tạo những ngƣời lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vƣơn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giầu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Theo điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Nhà trƣờng phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trƣờng thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dƣỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lƣu văn hoá, giáo dục môi trƣờng; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”.
Công tác phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trƣờng có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.
Hiện nay, công tác phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp và huy động đƣợc các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn
41
chế, chƣa đáp ứng kịp với nhu cầu về chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng một số trẻ em chƣa đƣợc hƣởng điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hƣởng thụ, vƣớng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Trƣớc tình hình đó, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị Số: 71/2008/CT-BGDĐT về tăng cƣờng phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị chung cho các nhà trƣờng:
Thƣờng xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan để kịp thời xử lý thông tin thƣờng xuyên, đột xuất liên quan đến học sinh, sinh viên.
Phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi lành mạnh trong nhà trƣờng và tại địa phƣơng, đặc biệt vào các dịp khai giảng, kết thúc học kỳ, kết thúc năm học, nghỉ hè hằng năm.
Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến từ phía gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan trong công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.
Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động xã hội; rèn luyện kỹ năng sống và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh; tăng cƣờng giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ học tập chủ động, nghiêm túc.
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn nhƣ Công an, Giao thông, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Giáo chức, Hội Cựu Chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trƣờng.
Nâng cao trách nhiệm, phát huy tiềm năng giáo dục của các tổ chức, đoàn thể trong trƣờng: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
42
Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh.
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm mà ngành giáo dục cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành chỉ thị Số: 4899/CT-BGDĐT, ngày 04 tháng 8 năm 2009 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, Giáo dục thƣờng xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 - 2010. Năm học 2009 - 2010 đƣợc xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục ". Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh.
43
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là “tài” và “đức”; trong đó, “đức” là gốc- nền tảng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời.Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm. Trong đó, nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo.
Để GDĐĐ cho HS THCS đạt hiệu quả cao, nhà quản lý giáo dục trƣớc hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ giữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó Hiệu trƣởng QL công tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, hiệu trƣởng quản lý mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện GDĐĐ. Ngoài ra, hiệu trƣởng phải nắm đƣợc những yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS, công tác GDĐĐ cho HS phải đƣợc hiệu trƣởng kế hoạch hóa, đƣa vào nề nếp, thực hiện một cách thƣờng xuyên, bằng nhiều con đƣờng, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế- xã hội của địa phƣơng.Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, hiệu trƣởng tất yếu phải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS THCS và thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS.
Trên đây là các cơ sở lý luận, pháp lý, từ góc độ lý luận quản lý giáo dục và góc độ lý luận giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng phổ thông. Các khái niệm và các khái quát hóa lý luận đã cố gắng hình thành một khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lý công tác GDĐĐ ở một trƣờng THCS và đảm bảo một cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ HS ở trƣờng THCS Chu Văn An.
44
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS
CHU VĂN AN - QUẬN TÂY HỒ - TP HÀ NỘI
2.1 Khái quát về trƣờng THCS Chu Văn An và Quận Tây Hồ -TP Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm giáo dục ở nhà trƣờng THCS Chu Văn An
Trƣờng đƣợc thành lập vào ngày 18/12/1908 do ngƣời Pháp sáng lập với cái tên “trung học bảo hộ”, mục đích của trƣờng là đào tạo những lớp ngƣời làm tay sai cho thực dân Pháp, vì vậy học sinh trong trƣờng đều phải học tiếng Pháp là chính, Việt văn và tiếng Hán bị coi là môn phụ. Chƣơng trình học gồm hai cấp cao đẳng tiểu học và cao đẳng trung học, học 5 năm, kết thúc bằng thi thành chung. Học sinh của trƣờng bị sỉ nhục, không có quyền dân chủ và phải chịu nhiều những hình phạt khắc nghiệt. Vì không muốn thừa nhận tính mục đích đào tạo của ngƣời Pháp, những học trò làng Bƣởi đã gọi trƣờng mình học là trƣờng Bƣởi, sau này đã trở thành cái tên quen thuộc. Thực ra trƣờng không ở trên đất làng Bƣởi mà trên đất chùa Chân Lâm, làng Thụy Chƣơng(đầu phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ ngày nay).
Với tinh thần yêu nƣớc và tinh thần dân tộc các thầy giáo Việt Nam, không chỉ dạy cho học trò những kiến thức giỏi khiến ngƣời Pháp rất vị nể mà còn nhem nhóm, thổi bùng lên lòng tự trọng, tự tôn dân tộc và ý thức phản kháng chế độ thực dân qua các hoạt động: diễn kịch lịch sử Việt Nam đòi ân xá Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh, tổ chức bãi khóa v…v…Vì vậy một số học sinh sớm giác ngộ đã đi làm Cách Mạng và trở thành những nhà Cách Mạng nhƣ Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lƣơng…
Cách Mạng Tháng Tám thành công, nhƣng chẳng bao lâu thực dân Pháp quay trở lại, kháng chiến bùng nổ, những học sinh Chu Văn An yêu nƣớc phải gác
45
bút cầm súng ra sa trƣờng. Chín năm trƣờng kỳ kháng chiến gian khổ, học trò Chu Văn An ngƣời còn ngƣời mất nhƣng tên tuổi của họ vẫn còn sống mãi.
Hòa bình lập lại năm 1954, sau bao thăng trầm thầy trò trƣờng Chu Văn An đã trải qua cùng đất nƣớc và giờ đây đã trở thành một trƣờng trung học lớn nhất, tiến tiến nhất miền Bắc đƣợc Bác Hồ nhiều lần đến thăm với lời chúc ghi trong cuốn sổ vàng truyền thống ngày 31/12/1958. “Chúc các thầy dạy tốt, các trò học tốt”. Đặc biệt thủ tƣớng Pham Văn Đồng-ngƣời học trò cũ của trƣờng Bƣởi đã dành cho trƣờng những tình cảm quý báu với điều mong ƣớc “Trƣờng ra trƣờng. Lớp ra lớp. Thầy ra thầy. Trò ra trò. Dạy ra dạy. Học ra học”.
Thực hiện lời dạy của Bác và mong ƣớc của thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, trƣờng trung học cơ sở Chu Văn An, sau khi tách ra khỏi trƣờng trung học Bƣởi- Chu Văn An(1960) đã tiếp bƣớc cha anh nối dài truyền thống tốt đẹp từ Chu Văn An-một trí sĩ có lòng nồng nàn yêu nƣớc. Chu Văn An (1292-1370), quê tại huyện Thanh Trì (trƣớc là Thanh Đàn). Ông đỗ chức Thái Học đời Trần nhƣng không làm quan mà ông quyết định mở trƣờng học ở quê nhà. Đời Trần Minh Tông(1314- 1320), ông đƣợc mời đến Thăng Long giữ chức Quốc Tử Giám tƣ nghiệp dạy Thái Tử Trần Vƣợng (tức vua Trần Hiếu Tông). Ông biên soạn bộ Tứ Thƣ Thuyết Ƣớc. Đời Trần Dụ Tông (1341-1369) ông từ quan ở ẩn núi Phƣợng Hoàng làng Kiệt Đặc huyện Chí Linh nay thuộc tỉnh Hải Dƣơng. Ở đây ông đã viết nhiều tác phẩm Tiều Ẩn Thi tập, Tiều Ẩn Quốc Ngữ Ân Thi tập…ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, bày tỏ khi tiết thanh cao, cƣơng nghị, thẳng thắn không danh lợi. Ông là ngƣời thầy tiêu biểu có đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục của dân tộc. 78 tuổi, ông dƣợc truy tặng tƣớc Văn Tịch Công, thờ ở Văn Miếu. Đại sử ký toàn thƣ viết” ông thực đáng đƣợc coi là ông tổ của các nhà nho Việt Nam mà thờ vào Văn Miếu”. Tiếp bƣớc truyền thống tốt đẹp đó, hàng lớp lớp các học sinh trƣờng Chu Văn An đã tiếp bƣớc ngƣời thầy lỗi lạc nhƣ Đào Tùng, Nguyễn Xiển, Phan Anh, Phùng Văn Bửu (những cán bộ cao cấp của chính quyền Cách Mạng); Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Tài Thu (Các nhà khoa học); Hoàng Ngọc
46
Phách, Nguyễn Công Hoan, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Thi, Thép Mới (các nhà văn hóa văn nghệ, sử học); Nguyến Lân, Hồ Trúc, Ngô Thúc Lanh, Nguyễn Thạc Cát, Bùi Quang Huy (các nhà giáo dục)…Tên tuổi những ngƣời con Chu Văn An ấy vẫn mãi khắc ghi trong tâm hồn các thế hẹ trẻ mai sau.
Vào năm 1970, những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, trƣờng THCS Chu Văn An vẫn hiên ngang kiên cƣờng bám trụ bên hồ Tây vừa lo bảo toàn tính mạng, vừa lo đảm bảo việc dạy và học, thầy trò Chu Văn An vẫn không ngừng lập nên kỳ tích dƣới sự chỉ đạo của nhà giáo hiệu trƣởng Nguyễn Thị Phƣơng Lân, một ngƣời phụ nữ giản dị, điềm tính mà sắc sảo đanh thép và quyết đoán, trƣờng liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc của thành phố và nhận huân chƣơng lao động hạng ba năm 1983. Nhà giáo Trần Thị Kim Hằng đã tiếp bƣớc trên cƣơng vị hiệu trƣởng vào những năm 1980-1990 để chéo lái con thuyền Chu Văn