Đánh giá các chiến lược kinh doanh của Honda tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường của honda (Trang 39 - 43)

3.3.1. Thành công

Thành công mà các chiến lược kinh doanh của Honda mang lại khi quyết định đầu tư ở thị trường Việt Nam trước hết phải kể đến là sự ra đời của các dòng xe chất lượng cao, bền bỉ với mức giá phải chăng. Các dòng xe này đã đánh đúng vào tâm lý “nhạy giá” đặc trưng của người tiêu dùng Việt Nam. Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá từ các

dòng xe đến từ Trung Quốc, tuy nhiên với tiêu chí giảm giá nhưng không lơ là chất lượng của mình, Honda đã từng bước chiến thắng đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần và giành vị thế thống trị thị trường xe máy Việt Nam.

Biểu đồ 4: Doanh số bán của Honda Việt Nam qua các năm

Đơn vị: nghìn sản phẩm

Khi nhận thấy sự gia tăng nhu cầu sử dụng xe tay ga của người tiêu dùng Việt Nam, Honda nhanh chóng nghiên cứu và phát triển dòng xe tay ga thuộc phân khúc cao cấp, gồm: SH, Spacy và @. Các dòng xe này luôn được cải tiến theo phản hồi của khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất. Bằng cách phân khúc sản phẩm và định giá khác nhau đối với từng phân khúc sản phẩm, Honda đã tạo dựng được lòng tin và sự yêu thích đối với mọi đối tượng khách hàng tại thị trường Việt Nam.

Một ưu điểm khác của Honda là bắt kịp và dẫn đạo xu hướng “tiết kiệm nhiên liệu”, một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, Honda còn nhanh chóng nhận ra đặc điểm dân số trẻ của thị trường Việt Nam nên đã thực hiện chiến dịch quảng cáo rầm rộ với khẩu hiệu năng động, trẻ trung “Be U with Honda” nhằm tạo ra hình ảnh sản phẩm Honda trẻ trung và phù hợp hơn với giới trẻ. Các thiết kế sản phẩm của Honda vì thế cũng được cải tiến về màu sắc, mẫu mã để bắt kịp thị hiếu của giới trẻ.

Chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” của Honda là chiến lược thành công nhất của hãng do đã đánh trúng tâm lý cộng đồng, khiến hình ảnh Honda trở nên thân thiện hơn với người dùng. Bằng cách tung ra chiến lược này, Honda đã vươn xa hơn khỏi hình ảnh một công ty sản xuất sản phẩm và đạt được đến hình ảnh cộng đồng ấn tượng và có tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với người tiêu dùng.

3.3.2. Hạn chế

Hạn chế lớn nhất mà hãng Honda gặp phải không nằm trong khâu lên ý tưởng và lập kế hoạch cho chiến lược mà chủ yếu nằm trong chính quá trình thực hiện chiến lược. Do áp dụng chiến lược mở rộng kênh phân phối toàn quốc nhưng lại không thực hiện kiểm soát tốt các chi nhánh của mình, Honda đã vấp phải những sai lầm “chết người”, điển hình là tình trạng “loạn giá” diễn ra trong nhiều năm. Ngoài ra, hoạt động giữ bí mật công nghệ của Honda còn chưa thực sự hiệu quả, do đó, công nghệ của Honda thường nhanh chóng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt kịp.

KẾT LUẬN

Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty nói chung và Honda nói riêng thường phải điều chỉnh hoạt động và sản phẩm của họ cho phù hợp với những điều kiện thực tế. Do đó đối với mỗi giai đoạn, mỗi phân đoạn thị trường khác nhau Honda Việt Nam lại có các chiến lược kinh doanh khác nhau.

Thị trường Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng về phương tiện đi lại cá nhân, đặc biệt là xe gắn máy. Với dân số khoảng hơn 90 triệu dân, mức thu nhập trung bình và nhu cầu di chuyển cao, cộng với tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh,… Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế.

Năm 1996, công ty Honda chính thức tham gia vào thị trường xe máy Việt Nam. Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường vĩ mô và thị trường ngành ở Việt Nam, phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức, hãng Honda nhận thấy thời điểm năm 1996 chính là thời cơ để hãng thực sự tham gia vào cuộc chơi ở thị trường này. Sau quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam, hãng Honda tập trung phát triển sản phẩm đa dạng, khác biệt và phù hợp với từng phân khúc thị trường (bình dân, trung lưu, thượng lưu). Ngoài ra, nhận biết được tâm lý “nhạy giá” của người tiêu dùng Việt Nam, Honda thực hiện chiến lược chi phí thấp nhằm giảm giá thành sao cho phù hợp với khả năng và mức sẵn lòng chi trả của khách hàng. Chiến lược phân phối được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh của hãng, nguyên nhân là do Honda đã chú trọng đến việc phát triển hệ thống phân phối, bảo dưỡng (HEAD) trên khắp cả nước. Cuối cùng, Honda tập trung phát triển hình ảnh của sản phẩm và của thương hiệu thông qua hàng loạt các chiến dịch lớn như Tôi Yêu Việt Nam, Be U with Honda,…nhằm tiếp cận khách hàng tốt hơn và hiệu quả hơn.

Nhìn chung, Honda thực sự đã đạt được một số thành công nhất định như: phát triển sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng phù hợp với tâm lý khách hàng; sản phẩm đa dạng và được thiết kế phù hợp với thị hiếu của từng phân khúc thị trường; chi phí thấp tạo lợi thế cạnh tranh về giá cả, hệ thống phân phối rộng khắp, tiếp cận đến từng khách hàng; chiến lược quảng bá sản phẩm quy mô lớn và hiệu quả,…Tuy nhiên, hãng cũng không tránh khỏi những hạn chế về khả năng kiểm soát hệ thống phân phối và công nghệ dễ bị sao chép và bắt kịp bởi các đối thủ cạnh tranh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Sơn (2014), Slide Bài giảng Quản trị kinh doanh toàn cầu, Đại học Kinh Tế TP.HCM.

2. Lê Thị Thu Hiền (2010), Slide Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương.

3. Công ty Honda Việt Nam (2014), Honda Company profile, <http://www.honda.com.vn/files/9714/0866/9331/HondaProfile_VIE_24-4.pdf>.

4. http://vi.wikipedia.org/wiki/Honda.

5. http://honda.com.vn/web/AboutUs_TimeLine.aspx?zoneid=135&lang=vi-VN 6. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-chien-luoc-marketing-cua-cong-ty-xe-may- honda-viet-nam-.280245.html

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường của honda (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w