TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

- Thành phố đã phê duyệt Đề cương và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hà Nội; thực hiện tiếp Đề án xây

TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong thời gian tới thời gian tới

Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế của cả nước nói chung, của tỉnh Đồng Nai nói riêng, tỉnh Đồng Nai đã có những bước chuyển biến mới trên mọi lĩnh vực theo hướng CNH-HĐH. Việc quy hoạch phát triển mạng lưới VTHK đi trước một bước là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh để góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Năm 2012, năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và kế hoạch 5 năm 2010-2012, thực hiện các nghị quyết, chương trình quan trọng Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV, trên cơ sở kết quả đạt được năm 2010, 2011, Sở Tài nguyên môi trường xây dựng chương trình công tác trọng tâm tới năm 2015 như sau:

3.1.1. Về công tác cải cách hành chính

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh thực hiện giai đoạn 2 Đề án 30 của Chính phủ; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Lãnh đạo các phòng, đơn vị, các chuyên viên của Sở; triển khai, ứng dụng công nghệ mới trong hệ thống tin học, mở rộng phạm vi ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2000 trong việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; tập trung rà soát hệ thống hóa các văn bản của Sở theo từng lĩnh vực, đề nghị loại bỏ những quy định chồng chéo, trùng lặp không còn hiệu lực; xây dựng, hoàn thiện các văn bản chính sách để phù hợp với các Luật, Nghị định mới ban hành; kiện toàn các phòng, ban theo hướng không trùng lặp chức năng; luân chuyển cán bộ để sắp xếp, bố trí cho phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc.

3.1.2. Về các Văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục tập trung rà soát, chủ động tham mưu cho Thành phố ban hành bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nhằm cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư, giữ nghiem kỉ cương

pháp luật, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với các Luật, Nghị định mới ban hành.

3.1.3. Về công tác rà soát các dự án chậm triển khai

Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành và các quận, huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Sau thời gian gia hạn tiến độ nếu chủ đầu tư không có biện pháp hữu hiệu để thực hiện dự án thì lập hồ sơ, báo cáo UBND Thành phố thu hồi theo quy định của pháp luật.

Chủ động cùng các Sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án, đưa đất vào sử dụng theo đúng thời hạn quy định.

3.1.4. Công tác xã hội hóa

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại cuộc họp về công tác xã hội hóa trong 5 năm 2010-2015; trong đó giao Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm tạo quỹ đất sạch và nguồn nước sạch để thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực y tế và giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở danh mục các địa điểm do Sở Quy hoạch kiến trúc giới thiệu, Sở sẽ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố giao cho Trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo quỹ đất sạch và nguồn nước sạch để thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực y tế và giáo dục - đào tạo.

3.1.5. Về công tác bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm cho từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề… trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng quy hoạch tổng thể môi trường thành phố Hà Nội sau khi Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

được Chính phủ phê duyệt; triển khai xây dựng Quy hoạch và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc môi trường.

Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư. Không phê duyệt các dự án đầu tư có tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra ngay từ quá trình xây dựng, thi công đến vận hành, hoạt động của các dự án đầu tư.

Tăng cường hoạt động kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; rà soát lập danh sách và kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh, bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm, xử phạt hành chính hoặc di chuyển đến các khu công nghiệp tập trung.

Tiếp tục triển khai thực hiện xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước hồ trên địa bàn thành phố; đề xuất quy chế bàn giao cho các đơn vị quản lý hồ tiếp tục duy trì sau xử lý; nghiên cứu hoàn chỉnh Đề án cải tạo nâng cấp sông Tô Lịch đảm bảo các yêu cầu về khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa, đảm bảo dòng chảy vào mùa khô, thu gom xử lý nước thải, cải tạo môi trường cảnh quan sinh thái của dòng sông và 2 bên bờ sông.

Triển khai, nhân rộng các phương án, mô hình xử lý rác thải sinh hoạt quy mô nhỏ cấp huyện, xã tại khu vực ngoại thành; khảo sát, phân loại và đánh giá về hiện trạng phát sinh nước thải làng nghề, triển khai nhân rộng mô hình thí điểm xử lý nước thải làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng; đôn đốc, xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại, nước thải của các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện Đề án chống ồn, bụi trên địa bàn thành phố để giải quyết, giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phu phê duyệt. Triển khai tổ chức thực hiện “Đề án quản lý môi trường, sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ” đã được UBND thành phố phê duyệt, tập trung thực

hiện các giải pháp về quản lý đất đai, trật tự xây dựng, các giải pháp bảo vệ môi trường và các dự án ưu tiên. Triển khai tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố.

3.2. Giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w