- Thành phố đã phê duyệt Đề cương và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hà Nội; thực hiện tiếp Đề án xây
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tạ
a. Nguyên nhân khách quan:
Một là, nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn rất hạn
nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp và công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa thực sự gắn kết với mục tiêu bảo vệ môi trường; công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường sau khi các dự án đi vào hoạt động chưa đáp ứng với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp ở các thành phần kinh tế; việc xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng còn nhiều khó khăn do thiếu chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ và chế tài xử lý.
Hai là, hoạt động xã hội hóa về môi trường mới chỉ ở mức thí điểm
chưa có kế hoạch lâu dài, đồng bộ để phát triển, nhân rộng. Các dịch vụ môi trường, chủ yếu là xử lý chất thải mới bắt đầu được mở rộng, tuy vậy đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường hầu hết vẫn sử dụng ngân sách nhà nước.
Ba là, quy hoạch sử dụng nguồn nước đến năm 2020 chưa được Chính
phủ phê duyệt.
Bốn là, một số cơ chế chính sách chưa kịp thời, đồng bộ, còn sự chồng
chéo không thống nhất, hệ thống chính sách pháp luật về nguồn nước chưa thực sự đồng bộ, không thống nhất với các Luật khác; sự phối hợp chưa cụ thể về một số nhiệm vụ chuyên môn giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương.
Năm là, đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cơ sở còn thiếu, đặc biệt cán bộ
chuyên trách về công tác môi trường; năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.
Sáu là, nhiều cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa có
ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường, không đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm mặc dù đã được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm.
Bảy là, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của nhiều công
dân còn hạn chế.
Một là, trong một số lĩnh vực quản lý của ngành đã phân cấp cho các
quận, huyện, thị xã thực hiện nhưng việc kiểm tra, đôn đốc chưa được thường xuyên, kịp thời.
Hai là, một số Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã còn chưa quan
tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường; một số chương trình, dự án thực hiện còn chậm; sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ thành phố tới cơ sở chưa chặt chẽ; phân công, phân cấp trong lĩnh vực quản lý môi trường còn chồng chéo, chưa đưa về một mối.
Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa và xử lý đối với các cơ
sở gây ô nhiễm chưa kịp thời, chưa kiên quyết, chế tài chưa đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm.
CHƯƠNG III