Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay)

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – thƣơng tín chi nhánh đống đa (Trang 36 - 80)

Đi đôi với công tác huy động vốn và tạo lập nguồn vốn thì việc sử dụng vốn mà chủ yếu là hoạt động cho vay là yếu tố tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Đây chính là nghiệp vụ có tính chất sống còn của ngân hàng vì phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được là từ cho vay. Nếu sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí cho huy động vốn và gia tăng lợi nhuận, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng tới vốn tự có của ngân hàng. Vì thế Chi nhánh đã và đang thực hiện tốt công tác huy động vốn theo hướng “đi vay để cho vay” đến mọi thành phần kinh tế. Để đảm bảo công tác tăng trưởng tín dụng về chất lượng phải đảm bảo đẩy mạnh công tác huy động vốn thì Chi nhánh mới phát huy được vai trò của mình trong cơ chế thị trường đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Bảng 2.3 Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thƣơng tín chi nhánh Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Năm Năm Năm CL 2012/ 2011 CL 2013/ 2012 2011 2012 2013 Chỉ tiêu Doanh Doanh Doanh Tuyệt Tƣơng Tuyệt Tƣơng số

số số đối đối (%) đối đối (%)

1, Doanh số cho vay 211,66 66,265 474,6 (145) (69) 408 616 a. Doanh nghiệp 139,7 31,81 275,27 (108) (77) 243 765 b. Cá nhân 71,96 34,455 201,38 (38) (52) 167 484 3, Dƣ nợ 55,7 22,85 113 (33) (59) 90 395 a. Doanh nghiệp 10,6 2,806 49,6 (8) (74) 47 1668 b. Cá nhân

45,1 20,05 63 (25) (56) 43 214 4, Nợ xấu 1,6 1,4 0,9 (0,2) (13) (1) (36) 5, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ(%) 2,87 6,12 0,8 6, Nợ quá hạn 7 10 8,5 3 43 (2) (15) 7, Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ (%) 12,57 43,76 7,52

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn- Thương Tín) 27

Theo bảng 2.2 thì trong hoạt động cho vay của ngân hàng, năm 2012 doanh số cho vay năm 2012 giảm 69% so với năm 2011, trong đó doanh số cho vay doanh

nghiệp giảm 77% , doanh số cho vay cá nhân giảm 52%; nguyên nhân của sự giảm sút doanh số là do năm 2012 nền kinh tế khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động (Tại Báo cáo phân tích kinh tế Việt Nam tháng 5/2013, Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) dẫn số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 5, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động là 3.590 doanh nghiệp. Luỹ kế 5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp giải thể phá sản đã lên đến 23.226 doanh nghiệp. Như vậy, 5 tháng song con số doanh nghiệp giải thể phá sản đã bằng một nửa các năm trước: Cả năm 2012 có 53.972 doanh nghiệp; cả năm năm 2011 có 54.198 doanh nghiệp trong diện này), trong khi đó các doanh nghiệp lại là những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn nhất. Chính bởi vậy mà năm 2012 doanh số cho vay giảm mạnh.

Năm 2013 doanh số cho vay đã tăng hơn 600% so với năm 2012, nguyên nhân

là do năm 2012 dư nợ của ngân hàng quá thấp nên doanh số cho vay bị giảm sút, thêm nữa tăng trưởng cao như vậy là do Ban lãnh đạo chi nhánh tập trung nhiều nguồn lực phát triển hệ khách hàng tiền vay, đặc biệt là tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, công ty của nhà nước có quan hệ với ban lãnh đạo chi nhánh (Điển hình như Tổng công ty đầu tư Đường cao tốc Việt Nam). Thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng mạnh theo tốc độ tăng trưởng tín dụng và đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh chung của Sacombank Đống Đa.

Giai đoạn 2011 – 2013 Sacombank Đống Đa đạt khá tốt, các chỉ số không có sự

đột biến mà duy trì và phát huy ở mức ổn định an toàn, thực hiện theo đúng chủ trương của Sacombank là kiểm soát tín dụng đảm bảo tính hiệu quả. Tình hình nợ xấu kiểm soát tốt, trung bình ngành trong giai đoạn này khoảng 3,5%. Nợ quá hạn tương đối cao, tuy nhiên ở các món quá hạn đều thuộc nhóm 2, xuất hiện ở khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là do tình hình kinh tế chung khó khăn dẫn đến thời gian thu hồi công nợ và thời gian dự trữ hàng tồn kho của khách hàng kéo dài. Luồng tiền về chậm hơn dự kiến nên xuất hiện nợ quá hạn, tình hình tài chính của các khách hàng quá hạn đều được chi nhánh nắm bắt kịp thời và có biện pháp xử lý.

Về đối tượng cho vay, hiện nay ngân hàng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp

quốc doanh và các hộ sản xuất kinh doanh trong địa bàn hoạt quận Đống Đa. Một phần nhỏ vốn được cho các công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã sản xuất vay vốn.

28

2.2.2 Các hoạt động kinh doanh khác

Bảng 2.4 Kết quả các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thƣơng Tín chi nhánh Đống Đa.

Đon vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thanh toán thẻ Tín

dụng 13,099 15,987 18,980

Thanh toán thẻ ATM 534,810 687,306 876,354 Chuyển tiền 12,980 17,098 17,932

Kinh doanh ngoại tệ

-Doanh số mua 11,655 13,969 15,325 -Doanh số bán 15,085 16,150 173,734

Thanh toán quốc tế

-Thanh toán hàng xuất 12,865 14,809 15,776 khẩu -Thanh toán hàng nhập 15,987 16,480 17,734 khẩu

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín )

Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế được xem là thế mạnh của hệ thống Sacombank và Sacombank Đống Đa cũng không nằm ngoài hệ thống đó. Chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc mua ngoại tệ bằng nhiều nguồn và áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp, thu hút được nhiều doanh nghiệp có nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại địa bàn đến giao dịch với chi nhánh.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Đây được coi như là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và thanh toán

quốc tế, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng. Với sự tăng trưởng của tín dụng và thanh toán quốc tế, hoạt động mua bán cũng có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Tuy nhiên từ năm 2009 trở lại đây, do cơ chế điều hành tỉ giá có những thay đổi làm cho Sacombank Đống Đa gặp phải khó khăn về nguồn cung ngoại tệ, mặc dù khách hàng thanh toán quốc tế nhiều nhưng không đáp ứng đủ cầu ngoại tệ và nhu cầu vay vốn bằng đồng ngoại tệ của khách hàng cũng gặp khó khăn. Hiện nay Ngân hàng nhà nước đã cấm các sản phẩm cho vay bằng ngoại tệ dẫn đến các ngân hàng trong đó có Sacombank phải thực hiện các sản phẩm hoán đổi linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng xuất nhập khẩu.

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Trong những năm qua cũng đã triển khai các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành

cho khách hàng cá nhân (dịch vụ ngân hàng bán lẻ - retail banking) như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM ( Automated Teller Machine), các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều hối.

Sacombank Đống Đa là một trong những đơn vị đi đầu triển khai kịp thời và thành công các ứng dụng công nghệ ngân hàng vào hoạt động nghiệp vụ, nhất là áp dụng công nghệ vào các chương trình thanh toán. Sau nhiều năm phát triển sản phẩm, cơ cấu các sản phẩm thẻ của Sacombank đã đầy đủ, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nội địa và quốc tế, thẻ liên kết; hoạt động thanh toán và phát hành thẻ luôn được song song chú trọng với công tác chăm sóc khách hàng. Hiện tại, Sacombank chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ tín dụng phổ biến nhất trên thế giới (Visa, MasterCard, American Express) và phát hành các loại thẻ tín dụng

Với các tiện ích trong dịch vụ chuyển tiền nhanh ở trong nước cũng như nước ngoài như: thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiền được chuyển nhanh, an toàn chi phí thấp nên doanh số chuyển tiền nhanh tăng mạnh qua các năm .

Kết luận:

Nhìn chung các mặt hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa đều có sự

tăng trưởng với tốc độ tương đối cao trong giai đoạn 2011-2013. Tăng trưởng tín dụng đã kéo theo sự tăng trưởng mạnh của một số hoạt động khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, kinh doanh dịch vụ... Tuy nhiên tổng thu nhập ngày càng tăng cao nhưng lợi nhuận đem lại cho chi nhánh lại tăng ở mức độ chậm hơn do tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt về lãi suất tiền gửi, tiền vay và phí dịch vụ của các Ngân hàng thương, hơn nữa một số hoạt động khác còn chưa được quan tâm đúng mức, trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp và đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng.

2.3 Thực trạng chất lƣợng nguồn tiền gửi tại Ngân hàng Sài Gòn – Thƣơng tín chi nhánh Đống Đa.

2.3.1 Khái quát nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013.

Trong giai đoạn 20011– 2013, vốn đầu tư thông qua kênh trung gian tài chính (hệ thống ngân hàng) vào nền kinh tế chiếm trung bình từ 20-22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bình quân tăng trưởng huy động vốn (và dư nợ cho vay nền kinh tế) giai đoạn

2008 – 2013 đạt mức 20-25% hàng năm. Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, khu vực dân cư và tư nhân, viện trợ phát triển chính thưc ODA ( Official

Development Assistant), đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ( Foreign Direct Investment ) và kiều hối, nguồn vốn qua kênh NHTM thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc tài 30

trợ cho tín dụng đầu tư phát triển nền kinh tế. Trong định hướng phát triểm ngành ngân hàng đã xác định toàn ngành cần duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tín dụng từ 22 – 25%/năm để góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Nhu vậy, chỉ tiêu này tiếp tục cao hơn tốc độ vốn đầu tư toàn xã hội (dự kiến 12 – 13%). Đây được xem là mức phấn đấu khá cao đối với hệ thống ngân hàng trong điều kiện huy động vốn ngày càng gặp nhiều khó khăn, tập trung vào các vấn đề:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người vẫn còn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân cư tuy đã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng, nhu cầu đầu tư cao trong khi khả năng tự tích lũy, tài trợ còn thấp.

- Yếu tố giá cả tăng mạnh trong vài năm trở lại đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền VNĐ dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng.

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy động vốn của

các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính. (Nguồn: www.vneconomy.vn)

2.3.2 Các chỉ tiêu định tính

Chất lượng nguồn vốn tiền gửi của Sacobank được các nhà nhận định kinh tế đánh giá là khá tốt qua khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mức huy động bằng tiền gửi trong giai đoạn từ năm 2011-2013 phần lớn chiếm đến gần 80% tổng lượng cho vay của Ngân hàng Sacombank. Từ đó cho thấy Ngân hàng luôn chú trọng đến việc huy động vốn tiền gửi để nguồn vốn này đảm bảo kịp thời thực hiện các chức năng của mình, đồng thời cân đối được lợi ích cấp tín dụng cũng như chi phí huy động vốn tiền. Bên cạnh đó, Sacombank đã đưa ra những định hướng cụ thể cho việc phát triển và ổn định nguồn vốn huy động của mình như : - Đảo đảm mục tiêu tăng trưởng an toàn – Hiệu quả bền vững;

- Tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn, tập trung huy động phân tán;

- Tái cơ cấu lực lượng cán bộ nhân viên, tăng nguồn lực bán hàng; cũng như chú trọng đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên.

- Nâng cao hơn nữa năng suất và hiệu suất lao động; Quản trị chặt chẽ chi phí điều hành;

- Công tác phân bổ, điều hành, đánh giá KH phải gắn liền với các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoạt động của các đơn vị và áp dụng cụ thể đến từng CBNV; 31

- Nâng tầm quản lý tập trung tại hội sở; các đơn vị nghiệp vụ Hội sở cần phải

hoạt động kinh doanh hiệu quả, theo đúng quan điểm và chủ trương của Ngân hàng. - Dựa vào mục đích huy động vốn thì Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín đã đưa ra những hình thức huy động cụ thể như phân chia ra từng loại dịch vụ, những gói huy động vốn tiền gửi cho từng loại khách hàng. SacomBank đã đưa ra những phương thức cụ thể từ đó giảm thiểu tối đa khả năng rủi ro và chi phí huy động vốn, dần nâng cao chất lượng huy động tiền gửi để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng. (Nguồn: www.vneconomy.vn)

2.3.3 Các chỉ tiêu định lƣợng

2.3.3.1 Lãi suất huy động

Ngày 19/9/2013, Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) có đánh giá tổng quan về cơ chế và việc thực hiện trần lãi suất huy động trong những năm gần đây. Theo đánh giá này, việc Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt trần lãi suất đã giúp giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay; trần lãi suất huy động đã được dỡ bỏ từng phần nhưng mặt bằng lãi suất vẫn ổn định, kỷ luật thị trường được thiết lập. Từ giữa năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện áp trần lãi suất huy động VND và duy trì ở mức 14%/năm. Cơ chế này được giải thích là nhằm nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Đến năm 2012, để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi quý 1%/năm. Và trước xu hướng giảm nhanh của lạm phát, cơ quan này đã điều chỉnh nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành, kết hợp với quy định và điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động tối đa bằng VND với tổng mức giảm trong năm 2012 là 6%/năm (5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng với mức giảm 1 - 2%/lần). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy dư địa giảm trần lãi suất huy động bằng VND không còn nhiều, vì vậy mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm cuối 2012 xuống 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm).

Trong hai năm thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước nới lỏng quy

định trần lãi suất theo diễn biến trên thị trường tiền tệ, tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng, qua đó từng bước giảm quy định hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động vốn với lãi suất thỏa thuận với khách hàng, một phần phù hợp với cơ chế thị trường. Cụ thể, đầu tháng 6/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bỏ quy định 32

trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; đến cuối tháng 6/2013, tiếp

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn – thƣơng tín chi nhánh đống đa (Trang 36 - 80)