6.3.4.1. Ương hai giai đoạn trong bể ximăng và trong giai
- Bể có diện tích 4-10 m2, nước sâu 0,5-0,6 m. mật độ ương khoảng 1000-1500 con/m2.
- Tuần đầu tiên thức ăn cho cá là động vật phù du, sau đó cho ăn kèm giun quế. Từ ngày thứ 10 tập cho cá chuyển sang ăn cá tạp xay nhuyễn.
- Lượng cho căn cứ vào sức ăn của cá để điều chỉnh, không để dư thừa thức ăn.
- Thường xuyên thay nước, vớt thức ăn dư thừa và những cá con bị chết, loại bỏ ngay những cá yếu và nhiễm bệnh.
- Sau 15 ngày, chuyển cá sang ương giai đặt trong ao.
+ Giai được đặt trong ao, kích thước 2-4 m2. Mật độ thả 1000 con/m2. Thức ăn là cá xay, trộn thêm Vitamin A, C, D, E.
- Trong giai có thả một ít rau muống hay bèo lục bình. Nước ao định kỳ thay nước mới giữ cho môi trường sạch.
6.3.4.2. Ương trong ao
- Ao ương có diện tích 300-500 m2, mực nước đạt được 0,8 m.
- Ao được tát cạn và cải tạo vét lại nền đáy, bón lót phân chuồng (gà, heo, v. v…) khối lượng 25-30 kg/100 m2 hoặc bột cá 10 kg/100 m2. Cấp nước từ từ vào ao, khoảng 2-3 ngày sau khi trong ao đã có thức ăn tự nhiên thì thả cá.
- Mật độ thả ương và quản lý chăm sóc:
+ Mật độ thả trung bình 100-150 con/m2, cá đồng cỡ.
+ 10 ngày đầu khi thả cá, ngoài thức ăn tự nhiên, cho ăn thêm lòng đỏ trứng vịt (3 ngày), số lượng 10 trứng/10.000 cá bột.
+ Từ ngày thứ 10, cho cá ăn chủ yếu là cá xay nhuyễn và tạt đều khắp ao.
+ Cá 1 tháng tuổi, cho ăn thêm tép và cá vụn bằm nhuyễn. Tập dần cho cá ăn cho sàn đặt cách mặt nước 0,1-0,2 m.
+ Cho đến 1,5 tháng tuổi thì cho ăn hoàn toàn tép vụn và cá bằm nhỏ. Thức ăn được đưa xuống sàn để để cố định trong ao.
+ Có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến khi cá đạt kích cỡ 5-7 cm (1,5 tháng). Dùng các nguyên liệu như cám, bột cá, cá biển, cá vụn, v. v… trộn và nấu chín, đảm bảo hàm lượng protein từ 25-30%. Ngoài ra để tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh, trộn thêm Vitamin vào thức ăn hoặc tỏi giã nhỏ (200 g/100 kg thức ăn).
Sau 2,5-3 tháng ương đạt cỡ cá giống 8-12 cm có thể chuyển đi nuôi cá thịt
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Phan Thị Yến (2009), Bài giảng nuôi thủy đặc sản. Trường Đại học Hùng Vương
2. Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh (2005), 140 câu hỏi về phòng trị bệnh cho Ba ba, Ếch, tôm,
cá, Lươn, cua. Nhà xuất bản Hải Phòng.
3. Bộ Thuỷ sản - Vụ nghề cá (2001) Kỹ thuật nuôi đặc sản, tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
4. Bộ Thuỷ sản - Vụ nghề cá (2001),. Kỹ thuật nuôi đặc sản, tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG:
1. Trong các loài cá Quả có ở nước ta, loài cá nào nuôi cho hiệu quả cao nhất. 2. Cá quả đực và cá quả cái có sự khác biệt nào điển hình?
3. Sự khác biệt giữa yêu cầu địa điểm nuôi cá quả và yêu cầu địa điểm nuôi tôm càng xanh? 4. Nguyên lý của quá trình sinh sản nhân tạo cá quả, trong sinh sản nhân tạo cá Quả các chất kích thích sinh sản nào thường được dùng.
PHẦN 2. THỰC HÀNHBÀI 1 BÀI 1
Học tập tại cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm Ba Ba
Số tiết:02 tiết
A) MỤC TIÊU - Kiến thức:
Qua việc học tập tại một trại sản xuất giống Ba ba và nghe giới thiệu về hoạt động sản xuất của trại để hiểu thêm về các hoạt động của trại sản xuất giống Ba ba.
Sau khi học tập tại một trang trại nuôi Ba ba thương phẩm ở địa phương sẽ giới thiệu các hình thức nuôi, mức độ đầu tư và kỹ thuật hiện đang áp dụng, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất của cơ sở.
- Kỹ năng:
Vận dụng được các kỹ năng đã học để ứng dụng vào thực tế nuôi đạt hiệu quả
- Thái độ:
Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.
B) NỘI DUNG