GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh (Trang 109 - 144)

3.2.1. Giải pháp huy động nguồn vốn

Vốn đầu tư thực hiện các giải pháp kỹ thuật của huyện Thuận Thành và tỉnh Bắc Ninh dự tính rất lớn. Giải quyết huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu

đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch. Vì vậy cần phải có giải pháp khả thi, chính sách ổn định huy động mọi nguồn vốn có thể và có cơ cấu huy động vốn phù hợp với khả năng thực tế. Trong đó cần xét tới các nguồn vốn có thể huy động như:

3.2.1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Vốn XDCB tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí thanh toán cho các công trình, dự án hoàn thành, các khoản vốn vay đến hạn thanh toán, bố trí vốn đối ứng cho các dự án cam kết ; bố trí các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành và các dự án khởi công xây mới, tạo khả năng thu hút vốn. Đối với các công trình do cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, quản lý và sử dụng giao cho cấp huyện bố trí từ ngân sách huyện, xã.

+ Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các công trình nhỏ hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay các dự án đầu tư cho thuỷ lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC,..khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.

+ Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.

3.2.1.2. Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh)

Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Huy động các nguồn lực từ dân nhằm xã hội hoá công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp cụ thể:

* Đối với hệ thống công trình lớn.

- Các công trình lớn phục vụ đa mục tiêu trình Chính Phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

- Các công trình đê điều, kè, cống: sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách do các bộ, ngành ở trung ương quản lý.

* Đối với công trình loại vừa và nhỏ.

- Công trình vừa và nhỏ dùng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và đặc biệt tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn các chương trình mục tiêu...

Ngoài các nguồn vốn nói trên các công trình vừa và nhỏ cần huy động từ các nguồn lực và các thành phần kinh tế khác trong xã hội như vốn đầu tư của các hợp tác xã dùng nước, của tư nhân, của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư ngước ngoài.

3.2.2. Giải pháp cơ chế chính sách

Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được huyện tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi.

Chính sách đầu tư cho xây dựng: nâng cấp công trình, huy động các nguồn

vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của dân trong vùng nhất là trong khôi phục nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương.

Chính sách ưu tiên cộng đồng: gắn công tác thủy lợi với các chính sách xã

hội trong việc giải quyết nước tưới, sinh hoạt cho nhân dân.

Chính sách xã hội hoá về thủy lợi nhằm khuyến khích sự tham gia của người dùng nước từ khâu quy hoạch, xây dựng và quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng, phạt khi có hành

vi phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước, nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và hưởng lợi trong lưu vực.

Tạo cơ chế khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong Ngành

3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi

- Căn cứ Luật, Nghị định và nhiệm vụ của các cơ quan kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thống nhất tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

- Các quy phạm tính toán tưới, tiêu, thiết kế hệ thống tưới tiêu, các tài liệu hướng dẫn quản lý vận hành, thiết kế công trình.

- Các chính sách của Tỉnh về quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh.

3.2.3.2. Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Bộ máy quản lý khai thác và phát triển hệ thống thuỷ lợi của Bắc Ninh:

- Về tổ chức: Sở NN và PTNT, công ty khai thác công trình thuỷ lợi, chi cục thuỷ lợi phụ trách theo dõi chung hệ thống công trình thuỷ lợi của Tỉnh. Ở cấp huyện, thị xã, xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, các phòng Nông - lâm nghiệp đều có cán bộ chuyên trách về thuỷ lợi có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công trình trên địa bàn quản lý. Ở cấp xã có HTX dịch vụ NLN hầu hết nông dân đều là xã viên của HTX. Bàn giao công trình cho HTX của xã trên cơ sở củng cố tổ chức thuỷ nông cơ sở của xã đó.

- Về phân cấp quản lý: Các công trình thuỷ có diện tích vừa và lớn và các công trình liên huyện được bàn giao cho công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý, các công trình nhỏ giao cho hợp tác xã các huyện quản lý.

- Về phát triển hệ thống: Hệ thống công thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thuận Thành được đầu tư từ khá nhiều nguồn: Vốn trái phiếu Chính phủ, vốn xây dựng tập trung... và một số tổ chức phi Chính phủ. Với nhiều dạng đầu tư và cấp quản lý khác nhau, công tác quản lý về phát triển hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn nên hoạt động kém hiệu quả, công trình bị xuống cấp không có kinh phí tu sửa công trình.

3.2.3.3. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi

- Thống nhất và củng cố hệ thống quản lý từ cấp Sở đến các Phòng của các Huyện.

- Tăng cường tập huấn về pháp lệnh quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, chế độ chính sách, chuyên môn kỹ thuật về quản lý khai thác các công trình thủy lợi cho các HTX quản lý công trình ở cấp xã, lực lượng cán bộ chuyên ngành thủy lợi và lực lượng tham gia làm thủy lợi ở cơ sở và các hộ hưởng lợi.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Tiếp tục giao thêm các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa cho Công ty TNHH một thành viên nhà nước khai thác CTTL tỉnh quản lý.

- Các công trình loại nhỏ nằm trong phạm vi 1 thôn, xã giao cho UBND xã quản lý khai thác.

3.2.4. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch

3.2.4.1. Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý đầu tư xây dựng

Công tác quản lý đầu tư xây dựng CTTL phải thể hiện đúng đường lối xây dựng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất là các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.4.2. Giải pháp chung về quản lý đầu tư xây dựng CTTL

Trong mấy năm qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu kinh tế xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: Vốn ngân sách thuỷ lợi (Trung ương và địa phương), thuỷ lợi nhỏ,…Tuy nhiên công tác quản lý kỹ thuật và đầu tư thuỷ lợi chưa đi vào một đầu mối dẫn đến tìanh trạng xây dựng công trình dở dang vì hết vốn, chất lượng công trình thấp…gây hậu quả về kinh tế, xã hội. Trách nhiệm không rõ ràng.

Để khắc phục tình trạng trên và tăng cường công tác quản lý Nhà nước toàn ngành trên địa bàn tỉnh:

- Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý từ quy hoạch đến khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý khai thác đối với tất cả các CTTL được xây dựng từ bất kỳ nguồn vốn nào đảm bảo đúng mục tiêu kỹ thuật an toàn, đúng trình tự XDCB.

- Đối với các công trình UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư nhưng có quy mô lớn nằm trên địa bàn nhiều huyện hoặc những công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới cần có sự thoả thuận về chủ trương và giải pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua hệ thống công trình thuỷ lợi ở huyện Thuận Thành đã được đầu tư và quan tâm của nhân dân cũng như của Đảng và Nhà nước. Các công trình tiêu đến nay vẫn hoạt động bình thường nhưng thời gian tiêu thoát còn kéo dài, bên cạnh đó các công trình đã và đang xuống cấp nên không phát huy được hết năng lực gây ngập úng kéo dài ở một số điểm trong huyện. Trong tương lai các công trình phục vụ không chỉ cho nông nghiệp mà còn cho nhiều ngành kinh tế khác.

Trong những năm gần đây tình hình diễn biến thời tiết rất phức tạp cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện và tỉnh có những biến động mạnh như: Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng. Sử dụng diện tích nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm, diện tích đồng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

Kinh tế xã hội phát triển, tiêu thoát nước cho các ngành ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống công trình hiện có ở nhiều nơi không đáp ứng được yêu cầu; Mặt khác các khu công nghiệp, khu dân cư ở nhiều địa phương đã đè, lấn hoặc bồi lấp các kênh trục, phá vỡ tính liên hoàn của hệ thống thuỷ lợi, khiến cho các công trình không phát huy hết năng lực thiết kế.

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cơ sở khoa học của giải pháp tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh trong tương lai. Luận văn đã đạt được 1 số kết quả sau:

1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh, kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực huyện Thuận Thành

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống chống lũ, tiêu úng của huyện, đề ra nhiệm vụ tiêu úng và yêu cầu hoàn chỉnh hệ thống tiêu cho huyện.

3. Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn của huyện như: Đặc điểm tự nhiên, phân vùng tiêu, đặc điểm về khu nhận nước tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhu cầu tiêu nước và cân bằng tiêu để xác định vùng úng ngập và hướng tiêu thoát cũng như khả năng xây dựng mới công trình, phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống công trình tiêu của vùng, trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu cho vùng. Qua đó đưa ra hướng giải quyết chung cho vấn đề tiêu úng của vùng như sau:

- Cải tạo, nâng cấp các công trình tiêu đã có để các công trình này đảm bảo được yêu cầu tiêu theo đúng năng lực thiết kế.

- Xây dựng mới các công trình tiêu nước cho những khu vực cònchưa đáp ứng được nhu cầu tiêu.

- Tăng cường năng lực quản lý vận hành của hệ thống tiêu nước…

4. Đề xuất giải pháp tiêu úng cho khu vực, Sử dụng Mike 11 để lựa chọn giải pháp tiêu úng cho huyện nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành - Tỉnh Bắc Ninh với phương án được lựa chọn là bổ sung thêm công suất cho 1 số công trình trạm bơm như trạm bơm Đại Đồng Thành, Nghi Khúc, Nghĩa Đạo… đồng thời xây dựng thêm các trạm bơm mới đảm khả năng tiêu thoát nước cho vùng như:

- Xây mới trạm bơm Ngọ Xá (TT Hồ), Văn Quan (xã Trí Quả), Nghi An 1… - Nâng cấp trạm bơm Nghi Khúc, Nghi An…

- Nạo vét các trục kênh tiêu: Đông Côi – Đại Quảng Bình, Dâu – Lang Tài, trục sông Khoai…

- Ngoài nâng cấp, xây mới các công trình lớn do nhà nước quản lý cần thiết nâng cấp, xây mới và nạo vét một số công trình nội đồng để đảm bảo tiêu thoát, chủ động tiêu cho 11.791 ha diện tích cần tiêu toàn huyện trong đó tiêu bằng động lực 1951,7 ha, còn lại 3839 ha tiêu tự chảy.

II. KIẾN NGHỊ

Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình tiêu thoát, phòng chống lũ theo quy hoạch nhằm đảm bảo việc tiêu thoát, phòng chống lũ cho vùng từ đó ổn định sản xuất và đời sống người dân tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội vủa huyện theo nghị quyết Đang bộ huyện đề ra.

- Với các công trình đã xây dựng cần có kế hoạch hoàn chỉnh kiên cố hóa kênh mương càng sớm càng tốt.

- Xây dựng hệ thống mốc chỉ giới cho các công trình thuỷ lợi nhằm quản lý, bảo vệ các công trình không bị xâm phạm, lấn chiếm (đặc biệt đối với các tuyến kênh tưới, kênh tiêu).

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản như tăng cường thêm trạm quan trắc thuỷ văn trên các sông để phục vụ công tác đo đạc phòng chống úng, lũ và giảm nhẹ thiên tai, các trạm kiểm soát chất lượng nước để kiểm soát hạn chế chất thải các khu công nghiệp, đô thị làm ảnh hưởng tới môi trường chất lượng nước.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành (Nông nghiệp & PTNT, Xây dựng, Giao thông - vận tải, công nghiệp..) thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã được phê duyệt, nếu có sự thay đổi cần có sự bàn bạc thống nhất.

- Tài liệu địa hình thu thập được chủ yếu là trên các sông trục chính. Trên nhiều nhánh sông, kênh không có tài liệu hoặc chỉ có 1 đến 2 mặt cắt nên kết quả tính toán còn nhiều hạn chế. Kiến nghị trong các nghiên cứu tiếp theo cần đo đạc bổ sung địa hình sông trục nhánh và bình đồ khu tưới, tiêu, để phục vụ công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Phạm Việt Hòa (2007), Quy hoạch và thiết

kế hệ thống thủy lợi, NXB Xây dựng

2. Bùi Nam Sách (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong phân vùng

tiêu nước mặt ở Đồng bằng Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học

Thủy lợi, Hà Nội.

3. Hà Văn Khối (2003), Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước, Tài liệu giảng dạy cao học, Trường Đại học Thủy lợi

4. Lê Thị Thanh Thủy (2009), Hiện trạng và nguyên nhân úng ngập ở Đồng bằng

Bắc Bộ,Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 5-2009.

5. Đặng Anh Tuấn (2001), Nghiên cứu một số biện pháp giảm nhẹ hệ số tiêu nước

mặt ở hệ thống thủy nông Sông Nhuệ, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học

Thủy lợi, Hà Nội.

6. Lê Quang Vinh, Lê Thị Thanh Thủy (2009), Một số kết quả nghiên cứu về phân vùng tiêu và biện pháp tiêu nước mặt ở Đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và

phát triển nông thôn số 7-2009.

7. Trịnh Kim Sinh (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng mô hình phân phối mưa đến chế độ tiêu nước mặt ruộng lúa, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi, số 24/2009.

8. Bộ NN và PTNT (2010): Chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh (Trang 109 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)