Tình hình dân sinh, kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 34)

Như Quỳnh.

Sông Đông Côi - Đại Quảng Bình: Là trục sông đào trong hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được xây dựng vào năm 1957, sông dài 23,8 km, sông bắt đầu từ Đại Trạch huyện Thuận Thành và kết thúc tại Ngọc Quan huyện Lương Tài. Sông Đông Côi - Đại Quảng Bình là trục tiêu tự chảy của khu vực Đại Đồng Thành, An Bình (Thuận Thành), Đại Bái - Quảng Phú - Bình Định (Gia Bình và Lương Tài) đổ ra sông Tràng Kỷ.

1.2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực huyện Thuận Thành Thuận Thành

1.2.2.1. Tình hình dân sinh:

Theo số liệu thống kê hiện tại dân số toàn huyện đến hết năm 2010 là 147.538 người trong đó nam giới là 76.655 người, nữ giới là 72.506 người. Dân số ở khu vực thành thị là 11.853 người chiếm 8,03% dân số toàn vùng, ở khu vực nông thôn là 135.685 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện ở mức 1,511%. Mật độ dân cư toàn huyện là 1226 người/km2, chủ yếu tập trung đông ở các khu vực thành thị như thị trấn, thị tứ còn lại sống ở khu vực nông thôn.

Bảng 1.3: Bảng thống kê dân số huyện Thuận Thành

TT Huyện Dân số (người)

Tổng số Thành thị Nông thôn

1 TT Hồ 11853 11853

3 Xã Đại Đồng Thành 11090 11090 4 Xã Mão Điền 11976 11976 5 Xã Song Hồ 5723 5723 6 Xã Đình Tổ 11073 11073 7 Xã An Bình 7521 7521 8 Xã Trí Quả 8128 8128 9 Xã Gia Đông 9061 9061 10 Xã Thanh Khương 6466 6466 11 Xã Trạm Lộ 7844 7844 12 Xã Xuân Lâm 6502 6502 13 Xã Hà Mãn 5547 5547 14 Xã Ngũ Thái 7122 7122 15 Xã Nguyệt Đứ 8072 8072 16 Xã Ninh Xá 8571 8571 17 Xã Nghĩa Đạo 8140 8140 18 Xã Song Liễu 4131 4131 Tổng 147.538 11853 135.685 1.2.2.2. Tình hình kinh tế:

a. Hiện trạng phát triển nông nghiệp

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010 của phòng tài nguyên và môi trường huyện Thuận Thành, tổng diện tích tự nhiên của huyện Thuận Thành 11791,01 ha. Đến nay, hầu hết diện tích đất tự nhiên của huyện đã được sử dụng vào 3 mục đích khác nhau là đất sử dụng cho nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và

đất chưa sử dụng. Trong đó, đất sử dụng cho nông nghiệp là chính với diện tích là 7407,2ha, chiếm 62,8% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 4322,17 ha, chiếm 36,7% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 61,63ha, chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.

Bảng 1.4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua các năm (ha)

STT Mục đích sử dụng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên 11.604,06 11.791,01 11.791,01 11.791,01

1 Đất nông nghiệp 7.996,76 7.803,81 7.535,53 7.407,2

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp: 7.115,79 7.287,97 7.008,47 6.880,5

+ Đất trồng cây hàng năm 7.082,06 7.261,18 6.982,94 6.855,46

+ Đất trồng lúa 6.451 6.545,97 6.291,55 6.199,2

+ Đất trồng cây hàng năm khác 631,06 715,21 691,39 656,3

+ Đất trồng cây lâu năm 33,73 26,79 25,53 25,03

1.2 Đất lâm nghiệp 0 0 0 0

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 482,51 512,18 523,4 423,79

1.4 Đất làm muối 0 0 0 0

1.5 Đất nông nghiệp khác 397,95 3,66 3,66 102,93

2 Đất phi nông nghiệp 3.889,26 4.163,82 4.910,52

3 Đất chưa sử dụng 97,94 91,66 61,6

Ghi chú: Nguồn tài liệu kiểm kê đất huyện Thuận Thành 2010

Nhận xét: Thông qua các năm diện tích đất của huyện có biến động, diện tích đất nông nghiệp giảm, do các nguyên nhân sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuyển sang đất ở dân cư - Đất dành cho mục đích công ích

- Trồng trọt

Những năm gần đây do thực hiện hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng nên diện tích cây trồng hàng năm của huyện có xu hướng mở rộng. Cộng với việc đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, làm tốt công tác phòng, chống úng, hạn, hỗ trợ giá giống cho nông dân, chuyển dịch đồng trũng sang mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi, thả cá, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá (vùng lúa giống, lúa chất lượng cao ở Ninh Xá, Nghĩa Đạo, rau sạch ở Mão Điền…). Tuy nhiên, diện tích trồng 3 vụ còn ít (khoảng 25%), các cây trồng mang lại giá trị sản phẩm hàng hoá và hiệu quả kinh tế cao như rau, hoa cao cấp mặc dù đã được chú trọng phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Các loại cây trồng chính trong vùng: Lúa, ngô, khoai, rau, lạc đậu

Đánh giá diễn biến phát triển sản xuất ngành trồng trọt trong thời kỳ 2000-2010 cho thấy:

+ Các loại cây lương thực có hạt: Lúa là cây có tỷ lệ diện tích lớn nhất trong thành phần cây lương thực có hạt (91%), Trong những năm gần đây, mặc dù bà con nông dân đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về kỹ thuật thâm canh làm tăng năng suất cây trồng nhưng vì diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm từ 12817,4 ha năm 2005 xuống 12455 ha năm 2010 nhưng sản lượng lương thực tăng từ 69.118 tấn lên 73.442 tấn. Sản lượng lương thực đầu người tăng từ 476,4 kg/người năm 2000 lên 507,8 kg/người năm 2010.

+ Cây thực phẩm: Nhóm cây thực phẩm gồm các loại rau, khoai tây, đậu các loại. Năng suất và sản lượng cây thực phẩm từ trước năm 2005 luôn tăng cả về diện tích trồng trọt cũng như năng suất và sản lượng (trừ các loại đậu đỗ) nhưng đến năm 2009 con số này vẫn được duy trì. Tuy nhiên do cải tiến trong sản xuất nên sản lượng tăng năm 2005 từ 192.033 tấn lên 20.218 tấn năm 2010.

+ Cây công nghiệp hàng năm: Cây công nghiệp hàng năm trong tỉnh khá phong phú chủ yếu là lạc, đậu tương. Trong những năm gần đây, diện tích trồng trọt

một số các loại cây công nghiệp hàng năm khác như đay, mía, thuốc lào, thuốc lá giảm do thị trường tiêu thụ khó khăn.

+ Cây lâu năm: Nhóm này chủ yếu là các loại cây ăn quả như: bưởi, vải,

chuối… với diện tích khoảng 25 ha (theo số liệu thống kê năm 2010). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng một số loại cây ăn quả như dứa, bưởi giảm và có xu hướng tăng ở các loại cây dâu tằm, vải và chuối

- Chăn nuôi

Những năm gần đây do yếu tố thời tiết và dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp xong chăn nuôi phát triển khá, giá trị sản xuất hàng năm đều tăng.

Năm 2007: Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2007 là 422,168 tỷ đồng, chiếm 49,06% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Năm 2008: Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2008 là 389,326 tỷ đồng, chiếm 45,14% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Năm 2010: Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2009 là 180,526 tỷ đồng chiếm 42,14 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Quy mô chăn nuôi hàng hoá tập trung tại các trang trại phát triển cả về tổng đàn và sản lượng sản phẩm. Sự tập trung hoá trong chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, song sự rủi ro cũng rất lớn. Bên cạnh đó chăn nuôi hộ gia đình cũng phát triển, số hộ chăn nuôi thường xuyên có quy mô đàn trung bình trở lên vẫn ổn đinh.

Cơ cấu sản phẩm của ngành chăn nuôi phát triển theo hướng thị trường như: Lợn siêu nạc, Vịt siêu thịt, siêu trứng, Ngan Pháp, gà thả vườn.

Vùng chăn nuôi tập trung chủ yếu tại các xã: Nghĩa Đạo, Gia Đông, Ninh Xá, Xuân Lâm, Hoài Thượng.

Theo thống kê của huyện Thuận Thành diễn biến chăn nuôi trong những năm gần đây như sau:

Bảng 1.5: Diễn biến đàn gia súc trong vùng qua các năm Năm Trâu Lợn 2006 312 5470 102.518 2007 204 5646 70.941 2008 186 3949 88.122 2009 265 2908 106.800 2010 217 2581 89.362 - Thuỷ sản

Những năm gần đây diện tích ao trong khu dân cư đã bị thu hẹp. Thực hiện đề án chuyển dịch đồng trũng cấy lúa 2 vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản phát triển kinh tế trang trại.

+ Năm 2005 đã chuyển được 4,6 ha. + Năm 2007 đã chuyển được 33,9ha. + Năm 2008 đã chuyển được 11,7 ha. + Năm 2009 đã chuyển được 54,1 ha

Đưa tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 lên 423,8 ha. Năm 2010 tổng sản lượng thuỷ sản 3.188,8 tấn. Giá trị ngành sản năm 2010 là 24.991 triệu đồng. Nuôi trồng thuỷ sản được tập trung hầu hết các trang trại trong huyện. Năm 2005 có 279 trang trại, năm 2009 vẫn duy trì 298 trang trại. Trang trại có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn tập trung ở các xã: Nghĩa Đạo, Ninh Xá, Gia Đông, An Bình, Trạm Lộ, Mão Điền, Hoài Thượng, Đình Tổ.

Nhận xét chung:

- Sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng hàng hoá. Giá trị sản xuất nông nghiệp thuỷ sản của huyện tăng bình quân trên 5% /năm. Sản lượng lương thực không những đảm bảo đủ tiêu dùng tại chỗ mà còn có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ tại thị trường Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác.

- Cùng với cây lương thực, cây rau màu cũng được chú trọng phát triển đạt kết quả khá.

Về chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá nên đã đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của nhân dân trong huyện và có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trên thị trường.

Về thủy sản đã có bước phát triển khá. Những năm trước kia chỉ tập trung nuôi thả cá tại các ao hồ tự nhiên trong khu dân cư và ngoài đồng ruộng. Đến nay toàn huyện đã quy hoạch và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá.

Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản bình quân/1ha/năm đạt 60 triệu đồng. Phong trào chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản khá mạnh mang lại hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Hiện trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Hiện tại trong vùng có 3.687 cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó nhà nước 1 cơ sở, kinh tế tập thể 3 cơ sở, kinh tế cá thể 3.652 cơ sở, kinh tế tư nhân 30 cơ sở. Tổng giá trị sản phẩn công nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành tính đến năm 2009 là 283,6 triệu đồng.

Các ngành công nghiệp hiện có trên địa bàn:

- Công nghiệp khai thác mỏ gồm: Khai thác than cứng, than non, khai thác đá và khai thác mỏ.

- Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, dày da.

- Các ngành khác: Các ngành công nghiệp khác cũng được phát triển song song với nhu cầu của nhân dân như ngành phân phối điện, phân phối nước và các chất đốt khác.

Ngoài ra hiện nay đã và đang hình thành các cụm và khu công nghiệp tập trung bao gồm:

+ Hoàn thành việc quy hoạch 3 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 2 khu công nghiệp tập trung, 01 khu du lịch sinh thái, 100% diện tích 3 cụm công nghiệp vừa và nhỏ của huyện, các doanh nghiệp đã thuê đất, đầu tư, làm cơ sở sản xuất kinh doanh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 364,927 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 12,29% năm.

Các khu, cụm công nghiệp điển hình trong vùng như: cụm công nghiệp Xuân Lâm, Hà Mãn – Trí Quả, Thanh Khương, khu công nghiệp Thuận Thành 2, Thuận Thành 3. Các ngành nghề truyền thống như đúc đồng Đào Viên, tranh Đông Hồ, gốm Luy Lâu, dệt may Hoài Thượng...

c. Hiện trạng phát triển du lịch - dịch vụ của huyện Thuận Thành

- Du lịch

Những năm gần đây, huyện đang chú trọng đến phát triển du lịch. Lợi thế đặc biệt của Thuận Thành trong phát triển du lịch là tiềm năng văn hoá nhân văn phong phú và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Vốn nổi tiếng từ xưa với làng tranh Đông Hồ và hệ thống các di tích lịch sử văn hoá như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, nhất là di tích lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Những địa danh này đang là những địa điểm thu hút ngày càng nhiều du khách khắp nơi đến tham quan, du lịch.

- Dịch vụ

Mạng lưới chợ nông thôn được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới như chợ Chằm, chợ Khám, chợ Dâu, chợ Chẹm, chợ Vàng, chợ Hồ…Nhiều loại hình dịch vụ phát triển nhanh như vận tải, viễn thông, tín dụng, nhà hàng… số cơ sở tư nhân kinh doanh thương mại dịch vụ tăng gấp đôi so với đầu nhiệm kỳ.

Một số tuyến xe buýt, xe tắc xi được hình thành tạo điều kiện thuận lợi giao thông, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, số máy điện thoại cố định trên 100 dân tăng từ 5,1 máy năm 2005 lên đến 23,1 máy năm 2010. Thông tin, phát hành báo chí, dịch vụ internet được mở rộng đến các thôn, xã.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng nhanh, bình quân tăng 25,8%/năm. Giá trị khu vực dịch vụ đạt 314,437 tỷ đồng, tăng bình quân 17,1% .

d. Hiện trạng phát triển giao thông

Về giao thông, huyện có tuyến quốc lộ 38, đi thành phố Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên. Đường tỉnh 282, đi Hà Nội và các huyện lân cận. Đường tỉnh 283 nối liền thị trấn Hồ của huyện Thuận Thành với thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình và thị trấn Thứa, huyện Lương Tài. Ngoài ra tuyến đường thuỷ sông Đuống có thể đi Hà Nội hay Hải Dương. Vốn đầu tư giao thông ước đạt 214,32 tỷ đồng, tập rung cải tạo nâng cấp đường TL 282, 283, các tuyến đường trung tâm huyện lỵ và các tuyến đường giao thông nông thôn.

Mạng lưới giao thông trong vùng phát triển rộng khắp trong vùng. Có đường ô tô đến tận trung tâm xã và thậm chí đến nhiều xóm nhỏ.

Vùng nghiên cứu hiện có 2.747 km đường huyện, đường đô thị, 78,46km đường xã và 371,2 km đường thôn xóm.

Đến nay các đường liên xã, liên thôn cơ bản được cứng hoá bằng bê tông, xi măng, thảm nhựa hoặc lát gạch.

1.2.2.3. Yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực huyện Thuận Thành

Thuận thành là huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cách thủ đô Hà Nội trung tâm văn hoá chính trị của cả nước. Có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi nối với trung tâm thành phố Hà Nội. Là huyện có nhiều làng nghề truyền thống: Tranh đồng hồ, nuôi tằm, dệt vải, sản xuất màn... Đội ngũ cán bộ khoa học về phục vụ cho huyện ngày một đông, trình độ cao. Trình độ dân trí của người dân trong vùng tương đối cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hoá, năng động với cơ chế thị trường. Cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển, giao thông, mạng lưới điện, cơ sở y tế, giáo dục, truyền thanh… được đầu tư nâng cấp, ngày càng đáp ứng tốt hơn đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Một số dự án xây dựng và phát triên công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang được đầu tư xây

dựng. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, đời sống của người dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao.

Trong những năm qua kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành đã có bước phát triển khá nhanh và vững chắc. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ bình quân 13,6%/năm, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được tăng cường, chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực Văn hoá - xã hội có bước chuyển biến tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp tiêu để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 34)