Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020 khẳng định, khu vực FDI là một thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. FDI tiếp tục là nguồn vốn quốc tế quan trọng nhất đối với
Việt Nam. Tuy vậy, thu hút FDI cũng phải coi trọng hơn tới chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải làm những việc sau:
a/ Chính sách FDI của Việt Nam cần chuyển sang coi trọng cơ cấu và chất lượng
Trước đây, Việt Nam đã chú trọng đến việc thu hút các dự án FDI về lượng. Tuy nhiên, thu hút quá nhiều, mà không hiệu quả có thể dẫn đến các bất ổn xã hội, làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng kinh tế. Vì vậy, định hướng chung trong thu hút FDI là phải nhắm tới những ngành có công nghệ hiện đại, có hàm lượng carbon thấp thân thiện với môi trường, phát triển được nguồn nhân lực cao, lao động có kỹ năng. Thu hút FDI nhằm tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
b/ Thu hút FDI theo vùng, lãnh thổ phải gắn với ngành, lĩnh vực
Xác định cụ thể ngành, lĩnh vực nào thì quy hoạch vào vùng nào để tập trung nguồn lực. Quy hoạch FDI đặt trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước, đảm bảo gắn thu hút FDI với phát triển nội lực và đảm bảo an ninh quốc phòng. Việc lựa chọn đưa vào quy hoạch các lĩnh vực đầu tư, sản phẩm phải được thực hiện trên cơ sở khoa học, vừa phù hợp với đòi hỏi của nhà đầu tư, vừa thích hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
c/ Hoàn thiện khung khổ pháp lý
Nhiều ý kiến nhận xét rằng, nội dung của Luật Đầu tư năm 2005 có nhiều điểm vừa trùng lặp, vừa mâu thuẫn với nhiều luật khác. Vì vậy, cần xử lý các vấn đề chồng chéo giữa Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành khác. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng cần được sửa đổi cơ bản, bởi vì đã bộc lộ nhiều nhược điểm đang cản trở hoạt động FDI. Có ý kiến cho rằng, trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 không chú ý đặc điểm của FDI và doanh nghiệp FDI, nên đã không điều chỉnh được mọi hành vi liên quan đến FDI, làm giảm hiệu năng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế này. Do vậy, Luật Doanh nghiệp mới cần khắc phục nhược điểm đó.
d/ Cần sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng lĩnh vực ưu đãi đầu tư phải phù hợp với định hướng thu hút FDI
Cụ thể, cần xây dựng ưu đãi đầu tư cho từng nhóm doanh nghiệp mục tiêu khác nhau. Đặc biệt, bên cạnh hệ thống ưu đãi tĩnh, cần có hệ thống ưu đãi động (linh hoạt),
hướng vào các nhà đầu tư mục tiêu. Chẳng hạn, những nhà đầu tư thực hiện tốt các mục tiêu kỳ vọng có thể được gia hạn và tăng thêm các điều kiện ưu đãi.
e/ Phải xây dựng chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư
Xây dựng quy chế phối hợp. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư, cũng như nâng cao vai trò điều phối của Trung ương, tránh tình trạng dàn trải, phân tán, cát cứ.
Các cuộc xúc tiến đầu tư cần hướng chủ yếu vào 500 công ty xuyên quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới.Thông tin về điều kiện đảm bảo đầu tư theo yêu cầu của từng TNCs cần được thường xuyên cập nhật, thay cho những cuộc hội thảo đông người kém hiệu quả.
f/ Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực
Đã đến lúc Việt Nam cần phải đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn với các yêu cầu vị trí, công việc của các nhà đầu tư, gắn với thực tiễn để khi ra làm việc thì các nhà đầu tư nước ngoài ít phải đào tạo lại.
KẾT LUẬN
Thu hút vốn FDI luôn là vấn đề rất được quan tâm của rất nhiều các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việc thu hút nguồn vốn này từ các nước lớn đã là một vấn đề khó khăn thì việc sử dụng nguồn vốn này sao cho hợp lý và hiệu quả lại là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết hơn.
Đề tài đã cố gắng trình bày một cách hệ thống hóa về lý luận những vấn đề cơ bản của FDI và ý nghĩa của nó trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam, đồng thời phân tích khái quát cũng như đánh giá được những thành tựu và hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao và đẩy mạnh hiệu quả việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI.
Từ những năm đầu kể từ khi thu hút nguồn vốn FDI đến nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể và đã sử dụng nguồn vốn này một cách rất tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. Song, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, tiêu cực trong việc sử dụng vốn FDI. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu những vấn đề đã được trình bày ở trên. Những mặt còn hạn chế, chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp trong thời gian đến.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính quốc tế - Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng
2. Giáo trình Tài chính công- Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng
3. Bài giảng Tài chính quốc tế- PGS,TS. Nguyễn Ngọc Vũ
4. Bài giảng Tài chính công- PGS,TS. Nguyễn Ngọc Vũ
5. 25 năm thu hút FDI tại Việt Nam- TS. Đỗ Nhất Hoàng (2012)
6. 25 năm thu hút FDI, thành công và vấp váp – GS. Nguyễn Mại (2012)
7. Năm mục tiêu nâng chất dòng vốn FDI – Minh Nhật (2012)
8. Xác định mục tiêu để thiết kế chính sách – Nguyễn Hòa (2012)
9. Đề án đánh giá thực trạng FDI và định hướng đến năm 2020
10. 25 năm thu hút FDI: còn nhiều việc phải làm – Tạp chí điện tử kinh tế và dự báo
11. FDI: kết quả và những vấn đề đặt ra – Báo điện tử chính phủ
12. Các website tham khảo: _ vneconomy.vn
_ fia.mpi.gov.vn
_ baodientu.chinhphu.vn