Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Những hạn chế của khu vực FDI có nguyên nhân từ sự yếu kém nội tại của nền kinh tế và cà những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

a/ Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. Trong bao năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng không ngừng được hoàn thiện. Nhưng trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư nước ngoài còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, rõ ràng. Điều này đã làm khó cho doanh nghiệp và ngay cả các nhà quản lý ở cấp địa phương trong quá trình thực hiện.

b/ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn đầu tư nước ngoài phát huy hiệu quả. Mặc dù đã được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp.

c/ Nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu. Nhân lực của Việt Nam dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo lại thấp. Nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp FDI. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trước, nhưng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút FDI các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Trong một nghiên cứu mới đây do Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên

hợp quốc (UNIDO) tiến hành, thì 32% các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thiếu công nhân lành nghề là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho họ không sử dụng hết công suất. Vì vậy, lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp của Việt Nam đang mất dần.

d/ Các ngành công nghiệp hỗ trợ còn thiếu và yếu. Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Do đó, họ phải nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện đầu vào, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu về việc hình thành chuỗi giá trị. Điều này không những bất lợi trong thu hút nhà đầu tư, mà nó còn làm giảm thiểu mục tiêu lan tỏa trong nền kinh tế, mà chúng ta mong đợi khi chủ trương thu hút FDI.

e/ Công tác phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài chưa thực hiện tốt. Việc phân cấp cho các địa phương và các ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất trong quản lý đầu tư nước ngoài là chủ trương đúng đắn, tạo thế chủ động công tác quản lý. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi kèm với luật pháp, chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ; năng lực của các cơ quan được phân cấp phải được nâng cao; công tác báo cáo, cung cấp thông tin của địa phương lên Trung ương phải kịp thời... Nhưng trên thực tế, công tác này chưa được thực hiện tốt trong thời gian qua.

f/ Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả. Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư đã có nhiều cải tiến, được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài bằng các hình thức đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến đầu tư còn giàn trải, phân tán nguồn lực, chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác. Cùng với đó, các địa phương “tranh nhau” mời gọi nhà đầu tư bằng mọi giá với những ưu đãi quá mức về thuế, tiền thuê đất đã ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng,phá vỡ quy hoạch xảy ra khá phổ biến.

g/ Công tác hậu kiểm yếu kém, chưa được quan tâm. Chúng ta đã chú trọng quá nhiều đến việc làm sao giảm bớt những thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, mà không chú ý đến khâu hậu kiểm xem họ làm gì, làm như thế nào, có đúng với cam kết không trong thời gian vừa qua. Có những doanh nghiệp FDI cam kết đầu tư hàng tỷ

USD vào dự án, được cấp hàng trăm héc-ta đất, nhưng trên thực tế lượng vốn chuyển vào đầu tư chẳng được bao nhiêu. Hoặc, có một số nhà đầu tư nước ngoài đã giả danh vào Việt Nam đầu tư, rồi vay nợ làm ăn thua lỗ, bỏ nhà máy, bỏ dự án về nước và không liên hệ truy tìm được manh mối. Vì vậy, công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra là rất quan trọng.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)